Người dân thường có thái độ chủ quan trước các bệnh lý ngoài da như bệnh vẩy nến, á sừng, mề đay mẩn ngứa,… Tuy nhiên, việc thờ ơ trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể, không kiêng cữ khi bị bệnh là hành động “tiếp tay” cho bệnh ngày càng trở nên nặng nề và khó điều trị hơn rất nhiều. Hãy trang bị ngay kiến thức cho mình với nội dung: bị bệnh á sừng nên kiêng gì ? mà bài viết sẽ đề cập đến ngay sau đây.
Những phiền toái mà người bệnh á sừng gặp phải
Á sừng là một dạng bệnh viêm da cơ địa mãn tính khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ vị trí da khác nhau trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là vùng tay, chân, gót chân và đầu.
Triệu chứng điển hình của bệnh á sừng là các lớp da bị tổn thương có dấu hiệu thô ráp, nứt nẻ và róc da. Gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu. Mọi sinh hoạt bình thường trong cuộc sống trở nên khó khăn hơn, nhất là khi người bệnh bị vẩy nến ở các vùng da thường hay hoạt động và tiếp xúc như tay, chân.
Những biểu hiện của bệnh vẩy nến trên da không chỉ gây cảm giác đau mà còn làm cho vùng da bị bệnh mất đi tính thẩm mỹ. Người bệnh có thể vì vậy mà cảm thấy xấu hổ, buồn chán khi phải đối diện với một ai đó. Ngoài ra, trên thực tế nhiều người thường nhầm tưởng bệnh á sừng có khả năng lây truyền nên có thái độ xa lánh với người bị mắc phải bệnh á sừng, khiến cho họ có thể rơi vào tình trạng tự kỉ, trầm cảm và nguy cơ khiến cho bệnh nặng thêm trong trường hợp này là rất cao.
Nên kiêng gì khi bị bệnh á sừng ?
1/ Kiêng cữ trong sinh hoạt
Như người xưa có câu “có kiêng có lành”, điều này dễ thấy rõ nhất khi không may chúng ta mắc phải một căn bệnh nào đó. Đặc biệt đối với các bệnh lý về da như bệnh á sừng thì vấn đề kiêng cữ là rất quan trọng. Vậy người bị bệnh á sừng nên kiêng gì trong sinh hoạt hằng ngày ?
- Không gãi ngứa, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương sẽ khiến cho các vết thương thêm nặng nề có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh á sừng, lau khô sau khi làm sạch da vì cảm giác ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có môi trường sinh sống và phát triển.
- Hạn chế tuyệt đối với các chất tẩy rửa, xà phòng, nước lau sàn,… bởi vì đây là những tác nhân có thể khiến cho tình trạng á sừng của bạn thêm nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc với chúng thì tốt nhất nên đeo bao tay dài vào trước khi sử dụng.
- Dùng mỹ phẩm trong giai đoạn đang bị bệnh á sừng là hoàn toàn không nên. Chỉ nên sử dụng các loại kem bôi có tác dụng điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên ngâm vùng da bị bệnh á sừng với nước muối vì do muối có tính chất hút ẩm nên sẽ làm cho tình trạng da càng trở nên khô đi, hoàn toàn bất lợi cho việc điều trị bệnh á sừng.
- Nên thay đổi môi trường sống nếu quá ô nhiễm và bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh,…
- Nên giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng da bị bệnh á sừng khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuyển sang mùa đông.
- Những mệt mỏi, lo âu, căng thẳng quá mức cũng có thể là tác nhân khiến cho bệnh bùng phát trầm trọng hơn. Vì vậy, một tâm lý thư thái, lạc quan là rất cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh vẩy nến.
2/ Kiêng cữ trong ăn uống
Thói quen ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi bệnh á sừng. Lý do là bởi vì, trong trường hợp bạn ăn phải các thức ăn có nguy cơ kích thích bệnh phát triển và lan rộng ra thì đó hoàn toàn là điều lợi bất cập hại.
– Tránh ăn các thức ăn gây dị ứng:
Khi bị bệnh á sừng, có thể lúc này khá nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như thức ăn, đồ uống,… Do đó, một số thực phẩm dễ gây dị ứng nên tránh xa như tôm, cua, cá biển, sữa bò, nấm, măng, trứng, thịt gà, nhộng,…
– Kiêng ăn các gia vị cay nóng:
Những đồ gia vị cay nóng như ớt, cà ri, mù tạt, tiêu, tỏi,… sẽ kích thích các vùng da bị bệnh, khiến cho người bệnh bị á sừng tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
– Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ:
Hàm lượng dầu mỡ nhiều trong thức ăn sẽ làm tăng cholesterol và thúc đẩy các phản ứng viêm tấy, gây bất lợi cho cơ thể, nhất là người bị bệnh á sừng.
– Kiêng dùng thức ăn chứa nhiều đường:
Các loại đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas có thể sản sinh các chất mới trong cơ thể khiến cho tình trạng bệnh á sừng có thể tiên triển nhanh hơn.
– Hạn chế các chất kích thích:
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè,… là những chất kích thích có khả năng tăng cường lão hóa da, viêm da. Vậy nên, tránh sử dụng các loại chất kích thích này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bệnh á sừng tiến triển nặng.
3/ Kiêng cữ trong dùng thuốc:
Dùng thuốc tùy tiện là nguyên nhân rất lớn làm cho bệnh á sừng không những không bớt đi mà còn diễn tiến nặng nề hơn. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc bất cứ loại sản phẩm nào để điều trị bệnh á sừng mà không có toa thuốc và sự chỉ định của bác sĩ.
⇒ Trên đây là những vấn đề cần kiêng cữ đối với người bệnh á sừng. Biết được khi bị bệnh á sừng nên kiêng gì sẽ giúp người bệnh tránh được những tác nhân nguy cơ gây bất lợi cho bệnh. Đồng thời, góp phần rút ngắn thời gian phục hồi bệnh một cách nhanh nhất.
→ BẠN ĐỌC NÊN XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!