Da khô, bong tróc, ngứa dữ dội, màu da biến đổi, nứt nẻ da… là các triệu chứng bệnh á sừng hay gặp phải mà chúng ta không nên bỏ qua. Theo các chuyên gia da liễu chỉ cần phát hiện sớm các dấu hiệu này thì việc điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Bệnh á sừng là một dạng của bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc phải mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các triệu chứng và dấu hiệu á sừng để có cách nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh á sừng và những thông tin thiết yếu
Á sừng – Dermatitis plantaris sicca là một dạng của viêm da cơ địa và thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông. Bệnh á sừng là thuật ngữ chỉ chung cho hiện tượng da bị bong tróc, nứt nẻ do hiện tượng rối loạn chuyển hóa tế bào sừng. Tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng á sừng gây ra không ít phiền toái đến cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh á sừng như do tiếp xúc với hóa chất độc hại, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt,… Để phòng bệnh và sớm điều trị bệnh kịp thời, đúng lúc, bệnh nhân cần nhận biết chính xác các triệu chứng của bệnh á sừng thường gặp.
5 triệu chứng của bệnh á sừng thường gặp
Da khô bong tróc, ngứa ngáy dữ dội, thay đổi sắc tố da, da nứt nẻ, nổi mụn nước là những dấu hiệu bệnh á sừng thường gặp. Tuy chúng có nhiều biểu hiện khá giống với các bệnh da liễu thông thường nhưng nếu không được nhận biết chính xác sẽ dễ dẫn đến việc điều trị bị nhầm lẫn.
1/ Da khô và bị bong tróc
Người bệnh nếu chẳng may mắc phải bệnh á sừng thường dẫn đến hiện tượng lớp tế bào dưới da bị sừng hóa gây ra tình trạng sừng hóa, bong tróc da. Nếu bệnh nhân dùng tay cạy hoặc gỡ bỏ đi lớp da này sẽ xuất hiện lớp da màu hồng tổn thương và gây bỏng rát. Hiện tượng làn da bị khô ráp và bong tróc được xem là một trong những dấu hiệu bệnh á sừng điển hình nhất.

Các hiện tượng này xuất hiện chủ yếu tập trung ở da vùng ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân,… Người bệnh thường bắt gặp các biểu hiện khô da, bong tróc da có thể do chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất hoặc cũng một phần do yếu tố thời tiết gây ra.
Thông thường, vào mùa đông nhiệt độ giảm cộng với không khí lạnh khiến làn da của bạn bị mất cân bằng độ ẩm tự nhiên, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu do các mảng bám trên da thường gãi hay bóc, khiến da chảy máu gây đau rát. Thậm chí tình trạng này dễ khiến bệnh bội nhiễm, lây lan gây khó khăn trong việc chữa trị.
2/ Gây ngứa ngáy dữ dội
Ngứa ngáy là dấu hiệu bệnh á sừng điển hình. Một khi da bị khô và bong tróc thường khiến làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị tác động từ các tác nhân gây bệnh dẫn đến sợi dây thần kinh cảm giác bị kích thích và gây ngứa dữ dội. Cơn ngứa thường tập trung ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân,…

Bên cạnh đó, ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu và thường gãi ngứa để cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng vô hại này lại khiến bệnh ngày càng trở nên phức tạp hơn, gây viêm nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác.
3/ Người bị bệnh á sừng có màu da bị biến đổi

Bình thường, làn da tay và chân của chúng ta có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh á sừng, tay chân bệnh nhân thường có màu vàng và cứng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh quan sát kỹ sẽ thấy vùng da ở đầu ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân,… thường dày lên gấp đôi so với da bình thường và khi sờ thấy nhám và sần sùi.
4/ Hiện tượng nứt nẻ da
Nứt nẻ da là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh á sừng dai dẳng và khó chữa. Biểu hiện này xảy ra chủ yếu do da bị tổn thương nặng. Nếu quan sát bằng mắt người bệnh có thể nhận thấy vùng da ở gót chân là nơi bị nứt nẻ nặng nhất, do bệnh á sừng khiến lớp da tại nơi đây kém săn chắc và đàn hồi.

Bên cạnh đó, cơ thể tạo một áp lực nâng lớn khiến các tế bào da ở vùng gót chân bị đè nén và vỡ ra, gây nức nẻ. Thay vào đó, bệnh nhân lại chăm sóc không tốt khiến tình trạng này càng thêm nặng. Ngoài ra, vào mùa đông biểu hiện đau nhức do nứt nẻ gây ra càng tăng cao, có thể gây chảy máu, đau rát, nếu người bệnh không biết cách điều trị tốt.
5/ Da bị sưng đỏ, nổi mụn nước

Dấu hiệu bệnh á sừng dễ nhận biết khi bệnh mới khởi phát đó là tình trạng da bị sưng đỏ, nổi những nốt mụn nước ẩn sâu dưới da rất giống bệnh tổ đỉa. Thông thường các biểu hiện này thường xuất hiện vào mùa hè và gây ngứa. Sau đó khoảng thời gian có thể làm móng tay, móng chân bị lỗ chỗ, xù xì hoặc có thể lây nhiễm cho vùng da không bị bệnh. Ở một số trường hợp những nốt mụn nước này xuất hiện trong thời gian ngắn và tự lặn xuống ngay sau đó và để lại làn da căng bóng, có thể gây mỏng da.
Một số cách phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả
- Đối với một số người thường có làn da nhạy cảm hoặc do hệ miễn dịch yếu, dễ mắc phải bệnh á sừng, các bạn nên đề phòng bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Người bệnh nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, trung bình mỗi ngày nên uống 2 lít nước, giúp cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế hiện tượng khô ráp và bong tróc da.
- Bệnh á sừng có thể do người bệnh tiếp xúc với hóa chất. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc do yếu tố nghề nghiệp, người bệnh nên mang bao tay, đồ bảo hộ lao động.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bệnh, giúp da chắc khỏe, bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh xâm nhập.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần tập thể dục thể thao đều đặn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Trên đây là các triệu chứng và dấu hiệu bệnh á sừng thường gặp mọi người không nên xem nhẹ. Khi thấy một trong những dấu hiệu nêu trên đây, người bệnh nên tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Bác sĩ viết dài quá chẳng hiểu gì cả. Mình đang bị vẩy nến hoang mang quá
Mình có đọc được 1 bài chia sẻ chữa khỏi bệnh á sừng ở http://www.chuatribenhvaynen.com/hanh-trinh-thoat-khoi-benh-sung-day-gian-nan-cua-toi.html, minh đag chữa bằng đông y của nhà thuốc dòng họ nguyễn này, thấy chuyển biến tốt lắm, được 2 tháng thì đã đỡ được 80% rồi. Chia sẻ cùng mọi người địa chỉ này tham khảo nhé