Bạn đã từng nghe về việc chữa bệnh á sừng bằng lá lốt chưa? Hãy cùng chuyên mục bacsivaynen.com khám phá phương pháp đã được nhiều người truyền tai nhau này nhé!
“Chào bác sĩ!
Cách đây 2 tháng, da tay tôi bỗng nhiên trở nên khô đi, kèm theo đó là các mảng vẩy tróc ra và đôi lúc lại xuất hiện mụn nước khiến tôi rất ngứa ngáy. Đi khám da liễu thì bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh á sừng. Tôi có nghe một số người hàng xóm nói rằng lá lốt có thể chữa được bệnh á sừng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, chữa bệnh á sừng bằng lá lốt có hiệu quả không ạ? Tôi cảm ơn!”
(Tú Uyên, 34 tuổi, ở Xuân Lộc – Đồng Nai)
Có nhiều người cho rằng các triệu chứng bệnh á sừng có thể thuyên giảm đi sau khi họ dùng lá lốt. Tuy vậy, không phải là tất cả các trường hợp đều có kết quả như vậy, hiệu quả của việc chữa bệnh á sừng bằng lá lốt còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của mỗi người. Dưới đây là những gì bạn cần biết về cách chữa bệnh từ dân gian này.
I/ Thực hư việc chữa bệnh á sừng bằng lá lốt “hiệu quả”
Chữa á sừng bằng lá lốt là hình thức chữa bệnh dựa trên kinh nghiệm của dân gian. Lá lốt là một loại cây khá phổ biến ở nước ta được sử dụng làm thành các món ăn và chữa trị một số bệnh thường gặp như đầy hơi khó tiêu, đổ mồ hôi tay chân, chống nhiễm khuẩn và một số bệnh ngoài da như vẩy nến, tổ đỉa,…
Theo Đông y thì lá lốt là vị thuốc có tính ấm, cay nồng, giảm đau, liền vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cho thấy lá lốt có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt, mang lại công dụng chữa trị bệnh.
Trên thực tế, chữa bệnh á sừng bằng lá lốt chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, vừa mới xuất hiện. Mặt khác, cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không can thiệp điều trị nguyên nhân gây bệnh nên tỉ lệ tái phát có thể vẫn xảy ra. Mặc dù, ưu điểm của cách chữa á sừng bằng lá lốt là đơn giản, an toàn cho làn da. Tuy vậy, cũng giống như hầu hết các cách chữa từ dân gian đều mang lại tác dụng chậm đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì trong quá trình áp dụng.
Bên cạnh đó, việc dùng lá lốt để chữa bệnh á sừng phải kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp, giữ gìn vệ sinh vùng da bị bệnh luôn được sạch sẽ, chế độ sinh hoạt lành mạnh, giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi mới có thể mang lại kết quả. Trong trường hợp bệnh á sừng ở mức độ nặng gây tổn thương nhiều lên vùng da bị bệnh và có xu hướng lan rộng, người bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp nhất.
II/ Học dân gian cách chữa á sừng bằng lá lốt
Chúng ta rõ ràng không phủ nhận những kết quả tích cực trong việc chữa bệnh bằng dân gian. Với bệnh á sừng cũng không ngoại lệ, bạn có thể áp dụng cách chữa á sừng bằng lá lốt theo 3 cách sau đây:
1/ Đắp lá lốt chữa bệnh á sừng
+ Nguyên liệu: 50g lá lốt.
+ Phương pháp: Giã nát lá lốt và dùng để đắp lên vùng da bị bệnh á sừng. Mỗi ngày bạn dành ra một tiếng đồng hồ để thực hiện cách này và duy trì trong vòng 1 tháng. Các triệu chứng trên da do bệnh vẩy nến sẽ có xu hướng thuyên giảm đáng kể.
2/ Ngâm nước lá lốt chữa bệnh á sừng
+ Nguyên liệu: 100g lá lốt.
+ Phương pháp: Vò nát lượng lá lốt đã chuẩn bị rồi cho vào nồi nước. Đun sôi trong khoảng thời gian là 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu và dùng để ngâm tay, chân hoặc vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng. Thực hiện mỗi lần 5 phút và lau khô bằng khăn mềm.
→ Như đã đề cập trước đó, hiệu quả từ cách chữa á sừng bằng lá lốt là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, hãy kiên trì thực hiện nếu cách chữa này mang lại tín hiệu tích cực cho bạn.
3/ Uống nước lá lốt chữa bệnh á sừng
+ Nguyên liệu: 20 lá lốt tươi
+ Phương pháp: Rửa sạch lá lốt, sau đó cho vào cối giã nát ra (hoặc có thể xay trong máy xay sinh tố). Cho tất cả lá lốt cả bã và nước vào khăn mùng và bóp mạng để lấy nước. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống 1 lần vào buổi tối, sau 1 tuần sẽ thấy bệnh á sừng bớt đi nhiều.
Những lưu ý nhỏ khi dùng lá lốt chữa á sừng
- Không nên ăn quá nhiều lá lốt. Đối với thể trạng khác nhau thì lượng lá lốt có thể ăn vào cũng không giống nhau. Tốt nhất mỗi ngày ăn 50-100gr lá lốt là vừa đủ với người bình thường.
- Người bị đau dạ dày, bị nhiệt miệng, táo bón không nên ăn lá lốt.
- Hiệu quả của việc dùng lá lốt trị bệnh á sừng còn phụ thuốc rất nhiều vào cơ địa cũng như mức độ của bệnh.
- Ngưng đắp hoặc ngâm lá lốt ngay nếu có bất cứ dấu hiệu sưng viêm bất thường nào.
Hy vọng sau bài viết này, chị đã hiểu rõ hơn về tính hiệu quả của cách chữa á sừng bằng lá lốt và có thể áp dụng thử nếu trường hợp bệnh của mình ở mức độ nhẹ. Chúc chị sớm bình phục và luôn khỏe mạnh, tươi trẻ.
Biên tập: An An.
Đừng bỏ lỡ những thông tin này:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!