Bệnh á sừng liệu có thể chữa khỏi được hay không? Câu hỏi này, chuyên mục bacsivaynen.com không ít lần đã nhận được từ bạn đọc. Vì vậy, bác sĩ cộng tác với chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi ấy trong kỳ này.
Thắc mắc từ độc giả:
“Khoảng 1 tháng trở lại đây, đầu ngón tay tôi bỗng dưng bị bong tróc liên tục, tôi lấy kềm cắt da cắt hoài mà không khỏi. Hết lớp da này đến lớp da khác cứ lởm chởm tróc trên ngón tay tôi, đi khám thì mới biết là bị á sừng ở tay. Thế nhưng mặc dù đã uống thuốc nhưng tôi hơi lo lắng khi cảm nhận thấy bệnh hình như chưa giảm là bao. Sắp tới tôi phải dự một lớp tập huấn rất quan trọng, nên tôi mong chuyên mục giải đáp giúp tôi. Bệnh á sừng có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Có để lại di chứng gì không ạ? Xin cảm ơn.”
(Cô Mỹ Hạnh, giáo viên trường THCS Phú Mỹ, Tp.HCM).
Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được hay không?
Theo bác sĩ Lê Thị Hà Giang (khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Tp.HCM) thì á sừng là một loại bệnh khá phổ biển và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây là một dạng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau nhưng thông thường là ở đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay. Vùng da bị á sừng sẽ có cảm giác thô ráp, nứt nẻ, ngứa và đau rát. Da bong ra thành từng lớp mỏng không đều nhau.
Những biểu hiện của bệnh á sừng sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn vào mùa đông (hoặc mùa khô). Lúc này, da bị mất nước, rớm máu, bong tróc, nứt nẻ sâu hơn và có thể xì mủ, chảy máu nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân đừng quá lo lắng vì bệnh á sừng có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ theo 4 điều sau đây:
1. Sử dụng thuốc đúng cách
Thực tế các bệnh về da như vẩy nến, viêm da, á sừng v.v…chỉ đe dọa đến tính mạng nếu như bệnh để quá lâu mà không hề có bất cứ sự can thiệp chữa trị nào (hoặc chữa trị sai cách, lạc hậu). Hiện nay, y học hiện đại đã có thể phát minh ra các loại thuốc có thể tiêu diệt á sừng gần như là dứt điểm.
Bạn có thể bôi trực tiếp thuốc bôi bạt sừng như Salixilic, Betnoval…lên vùng da bệnh. Các loại thuốc này giá khá mềm và không gây kích ứng da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp uống với thuốc kháng sinh hay thuốc chống nấm được bày bán rộng rãi trong các nhà thuốc Tây. Đối với người có cơ địa nóng, dễ sinh nhiệt thì song song với việc dùng thuốc Tây nên uống thêm nước mát, thuốc bổ gan để trung hòa nhiệt trong cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể phải dùng thêm thuốc có chứa chất Corticoid và thuốc kháng Hstamin. Tuy nhiên, đây là 2 loại thuốc có tác dụng phụ rất đáng kể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tức thì của người bệnh. Vì vậy tuyệt đối không được tùy tiện mua và dùng các tên thuốc này mà chưa có sự cho phép của bác sĩ da liễu.
Và nếu như người bệnh dị ứng với một số thành phần trong thuốc Tây, hoặc đơn giản là muốn được điều trị từ nguyên liệu thiên nhiên thì cũng có cách. Bệnh á sừng cũng có thể được chữa khỏi nhờ các bài thuốc Đông y được lưu truyền và tin dùng trong dân gian như bài thuốc với đu đủ, trà xanh, lá trầu không v.v…
Chia sẻ thêm cho bạn: 10 cách chữa bệnh á sừng tận gốc không lo tái phát
2. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tốt cho da
Người bị á sừng cũng nên lưu ý đến việc ăn uống hằng ngày của bản thân, bởi vì làn da chính là sự biểu hiện bên ngoài của những gì mà chúng ta ăn vào. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tăng cường rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt và đặc biệt là vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của da. Lúc này, bệnh sẽ được điều trị một cách dễ dàng hơn và ngăn sự viêm nhiễm trên vùng da bị á sừng.
Ngược lại, bệnh nhân á sừng không nên nạp vào cơ thể các thức ăn giàu Protein và dễ ngay dị ứng như cua ghẹ, măng, xúc xích hun khói, trứng, đồ ăn đóng hộp. Các thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng được các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên ăn. Bột mì, bột nếp cũng là món sẽ khiến vết thương bị sưng, làm độc.
Trong trường hợp bệnh đang ở dạng phù nề, có mủ nước thì bệnh nhân không nên ăn nhiều các món có nhiều nước loãng như súp, canh hầm. Thay vào đó, người bệnh á sừng có thể ăn các món cháo (nấu từ gạo) cùng các loại rau củ có màu cam đỏ như dâu, bí đỏ, cà rốt, cà chua v.v…
3. Tránh căng thẳng
Không phải chỉ riêng bệnh á sừng mà tất cả các bệnh khác đều sẽ diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn nếu như người bệnh cứ mãi chìm trong tâm trạng lo âu. Một khi cơ thể không ở trạng thái tâm lý tốt nhât, các loại bệnh sẽ khó mà được điều trị dứt điểm. Căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, bực dọc…sẽ chỉ khiến cho cảm giác đau nhức ở vùng da bệnh càng rõ rệt hơn, kéo theo việc điều trị khó khăn hơn. Hãy giữ cho tâm trạng được thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý và bệnh á sừng sẽ sớm biến mất.
4. Chăm sóc làn da đúng cách
Đối với bệnh này, cơ quan bị tổn thương là da, vì vậy người bệnh cần có sự chăm sóc đặc biệt để giúp quá trình điều trị nhanh chóng hơn cũng như ngăn bệnh á sừng tái phát.
Đầu tiên, bệnh nhân nhất thiết phải hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất. Nếu yêu cầu của công việc không cho phép thì người bệnh phải trang bị cho mình đầy đủ đồ bảo hộ lao động để bảo vệ da. Và sau khi tiếp xúc với hóa chất phải rửa lại da thật sạch với xà phòng dịu nhẹ.
Bị á sừng, chị em phụ nữ hãy cố gắng hạn chế tối đa việc dùng các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là các sản phẩm có chứa thành phần hóa học. Việc trang điểm thường xuyên khi bị á sừng có thể khiến bệnh lây lan rất nhanh. Bên cạnh đó, móng tay của chị em cần được làm sạch và cắt ngắn (đủ để bảo vệ đầu ngón tay) và lưu ý không sơn móng tay. Vì các chất hóa học có trong sơn móng tay sẽ khiến cho bệnh á sừng trầm trọng thêm.
Và điều cơ bản nhất đối với bệnh nhân á sừng là không được gãi. Dẫu biết vùng da bệnh mang lại cảm giác vô cùng ngứa ngáy thì việc gãi sẽ càng khiến cho da bong tróc nhanh hơn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và nặng hơn có thể là nhiễm trùng cấp. Bên cạnh việc không gãi, người bệnh cũng không được dùng móng tay cậy phần da đã bị tróc ra.
Vào mùa đông hoặc mùa khô, tiết trời trở lạnh, độ ẩm của da càng bị hao hụt. Vì vậy bên cạnh việc lưu ý uống đủ nước, đeo găng tay, tất chân thì bệnh á sừng cũng sẽ được cải thiện nếu bề mặt da luôn được giữ ẩm. Bạn có thể làm mềm và tăng độ ẩm cho da bằng cách bôi các loại kem dưỡng ẩm an toàn hoặc đắp các thảo dược đến từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu v.v…
Tóm lại, bệnh á sừng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bệnh nhân ý thức và thực hiện theo những hướng dẫn như bác sĩ Giang đã trình bày ở trên. Đó là các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc đầu tiên và cần thiết nhất mà người bệnh á sừng cần làm đó là đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán để điều trị bệnh tốt nhất.
Tư vấn chuyên môn: Bs. Lê Thị Hà Giang.
Bạn nên tham khảo thêm về:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!