Không nên chủ quan trước các triệu chứng bệnh vẩy nến như xuất hiện vẩy như vẩy cá, da có dấu hiệu dày lên và tổn thương có xu hướng lan rộng… Nhận biết sớm các triệu chứng này giúp cho việc điều trị đơn giản và khả năng khỏi hẳn bệnh sẽ cao hơn.
Bệnh vẩy nến (Psoriasis) là một tình trạng da liễu khá nghiêm trọng làm tăng tốc độ vòng đời của tế bào da. Tình trạng này kéo dài làm cho các tế bào thừa tích tụ trên bề mặt da thành vẩy hoặc các mảng đỏ bị ngứa và đôi khi gây đau.
Các chuyên gia đầu ngành cho rằng bệnh vẩy nến thường phát hiện chủ yếu do di truyền. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như môi trường, hóa chất cũng là tác nhân gây tác động rất lớn. Những người ở độ tuổi từ 16 – 22 có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì điều này, các bạn có thể dựa trên 3 dấu hiệu bệnh vẩy nến dễ nhận biết dưới đây để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời và điều trị bệnh nhanh chóng!
Nội dung bài viết bao gồm:
I/ 3 dấu hiệu bệnh vẩy nến ở giai đoạn đầu
3 dấu hiệu bệnh vẩy nến ở giai đoạn đầu
Bệnh vẩy nến thường gây ra những tổn thương trên bề mặt da rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều người nhầm lẫn bệnh vẩy nến với các bệnh da liễu khác như khô da, viêm da cơ địa. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Hãy nắm vững 3 dấu hiệu bệnh vẩy nến rất đặc trưng, không thể nhầm lẫn mà chúng tôi sắp giới thiệu ngay dưới đây.
1- Xuất hiện mảng đỏ, vẩy trắng
Ban đầu, những vùng da thường có dấu hiệu vẩy nến như khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng sẽ xuất hiện những mảng đỏ, da dày lên, hơi cộm do được bao phủ bởi lớp vẩy màu trắng. Các lớp vẩy trắng này có màu trắng đục, hơi sáng và không tự bong tróc.
Không chỉ xuất hiện bên ngoài da, các lớp vẩy nến bám trên bề mặt da còn kéo theo một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, sưng viêm, đau nhức,…Đây là một trong số những triệu chứng thường gặp ở vẩy nến toàn thân và tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì nó có thể làm gián đoạn đến khả năng điều chỉnh thân nhiệt và hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi chúng ta chủ quan trong việc ngăn chặn, điều trị vẩy nến không đúng cách có thể làm ảnh hưởng và gây nên các bệnh liên quan đến khớp, trong đó có bệnh viêm khớp vẩy nến.
2- Da có dấu hiệu dày lên
Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn được biểu hiện với hiện tượng da dày sừng, sần lên do các tế bào bị thoái hóa nhanh nhưng không tự bong ra mà xếp chồng lên nhau và tạo thành lớp vẩy trắng dày, xếp chồng lên nhau. Các lớp vẩy bên dưới thường có màu hồng, bị bong tróc khi bị cào gãi mạnh. Khi những dấu hiệu ngày càng trầm trọng hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính, da có thể bị nhiễm trùng tại vị trí bị tổn thương, sau đó còn xuất hiện mủ và gây đau nhức. Trong nhiều trường hợp nặng hơn thì có dấu hiệu rướm máu và gây đau nhức nghiêm trọng.
3- Những tổn thương có xu hướng lan rộng
Khi mắc bệnh vẩy nến, bệnh nhân thường hay bị ngứa, những cơn ngứa xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt vào mùa lạnh và ban đêm thì càng ngứa vì lúc này độ ẩm bị giảm xuống. Bệnh nhân khi không chịu được thường có xu hướng gãi, điều này không làm giảm cảm giác ngứa mà ngược lại làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Việc dùng tay gãi dễ làm da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho những tổn thương ngày càng lan rộng. Cụ thể dấu hiệu bệnh có xu hướng lan rộng ra vùng da đầu, vùng đầu gối và khuỷu tay. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn bệnh có thể lan ra toàn thân. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, dấu hiệu bệnh vẩy nến rõ rệt nhất thường tập trung ở vùng móng tay, móng chân mà chúng ta có thể gọi là bệnh vẩy nến móng tay và vẩy nến móng chân.
Có thể bạn chưa biết: 8 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cần nên tránh xa
Phân biệt các triệu chứng bệnh vẩy nến qua các thể
Các lớp vẩy nến thường dao động từ một vài điểm như gàu sau đó phun trào thành các lớp bao phủ và lan rộng. Và hầu như, các loại vẩy nến đều đi qua chu kỳ, bùng phát trong một vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó bệnh giảm bớt một thời gian hoặc thậm chí thuyên giảm và sau đó tái phát trở lại nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên phân biệt các triệu chứng bệnh vẩy nến rõ ràng, thông qua các thể sau đây:
1. Vẩy nến thể Guttate (Vẩy nến thể giọt)
Vẩy nến Guttate hay còn được gọi là vẩy nến thể giọt với các dấu hiệu trên da giống như giọt nước. Hay nói cách khác, thì người bệnh vẩy nến Guttate thường không có triệu chứng phát triển mảng bám, vẩy dính mà thường biểu hiện bằng những nốt đỏ trên da.
Một trong số những nguyên nhân gây ra hiện tượng vẩy nến được gọi là viêm họng do strep hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Các chuyên gia da liễu cho rằng, có thể chúng ta mất hơn 3 tuần bị viêm họng strep trước khi phát hiện vẩy nến biểu hiện trên da. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân khác khiến cho vẩy nến guttate để tấn công như do căng thẳng, mệt mỏi hoặc chế độ ăn uống không hợp lý có thể kích hoạt một chứng viêm bên trong, có thể dẫn đến chứng bệnh vẩy nến.
Một số triệu chứng vẩy nến Guttate thường gặp đó là:
- Vẩy nến có hình như giọt nước, tổn thương da có màu đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục.
- Tại vị trí tổn thương thường xuất hiện bóng nước hoặc mủ bên trong.
- Ở những người mắc bệnh vẩy nến guttate nặng, sẽ có sự biến đổi thân nhiệt, gây rối loạn thân nhiệt và làm mất chất điện giải của cơ thể.
- Vẩy nến thể giọt rất nguy hiểm, vì nó có ảnh hưởng đến các vùng xương khớp và tim mạch.
- Vảy nến guttate thường được gặp phải trên da đầu, vành tai, khuỷu tay, cơ quan sinh dục, hông và đầu gối.
- Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 30-50.
2. Vẩy nến thể khớp
Vẩy nến thể khớp làm tổn thương đến các khớp và có độ nghiêm trọng đứng thứ hai sau vẩy nến thể giọt. Các triệu chứng của vẩy nến thể khớp được biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Ngoài triệu chứng viêm da, thì vẩy nến thể khớp cũng được biểu hiện dưới một số hình thức:
- Các tổn thương thường xuất hiện trên các đầu móng chân, móng tay.
- Móng có biểu hiện suy yếu dần, đổi màu, các khớp có triệu chứng đau nhức dữ dội.
- Nghiêm trọng hơn, vẩy nến thể khớp còn làm dính khớp, co cứng khớp và ảnh hưởng đến chức năng vận động.
3. Vẩy nến thể mủ
Vẩy nến thể mủ là một hình thức phá vỡ liên kết da khá phổ biến và có thể xảy ra ở các phiên bản vá lỗi. Ban đầu, bệnh được phát hiện ở rìa bàn tay, bàn chân hoặc trong kẽ các ngón tay, ngón chân. Các biểu hiện của vẩy nến thể mủ phát triển rất nhanh, các mụn nước xuất hiện sau vài giờ có thể khiến cho làn da trở nên đỏ, ngứa ngáy. Thông thường các triệu chứng vẩy nến thể mủ thường tái phát rất nhiều lần và gây ra biến chứng. Ngoài ra, bệnh vẩy nến thể mủ còn kèm theo một số biểu hiện như gây sốt, ớn lạnh, ngứa dữ dội, tiêu chảy, tổn thương da nghiêm trọng.
4. Vẩy nến thể móng
Hiện nay, vẩy nến thể móng nói riêng và bệnh vẩy nến nói chung vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, bệnh được khởi phát bởi sự tác động của một số yếu tố như do căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích hoặc sử dụng bia rượu, rối loạn nội tiết,… Tính đến nay, có khoảng 78% bệnh nhân vẩy nến thể móng với các biểu hiện cụ thể như:
- Bệnh vẩy nến thể móng được biểu hiện với triệu chứng móng tay móng chân bị yếu, rỗ, sần sùi, móng thay đổi bất thường và có sự thay đổi màu rõ rệt.
- Móng tay, móng chân khi bị vẩy nến có thể trở nên lỏng lẻo và tách rời, rất dễ bị bong móng.
- Trong nhiều trường hợp, do chịu nhiều áp lực, các móng có thể bị gãy ra, vỡ vụn.
5. Vẩy nến thể mảng
Vẩy nến thể mảng còn có tên khoa học là psoriasis en plaques – một dạng vẩy nến đặc trưng, thuộc nhóm các thể vẩy nến thường gặp. Bệnh thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có tác động không nhỏ đến thẩm mỹ của làn da. Thông thường, các triệu chứng vẩy nến thể mảng thường tiến triển khi bệnh đã khởi phát từ các dạng vẩy nến khác. Bệnh có tính chất dai dẳng, tái phát thành nhiều đợt và thường tái phát hoặc tăng sinh theo mùa.
Vậy bệnh vẩy nến thể mảng thường có những đặc trưng gì?
- Vẩy nến thể mảng gây ra các tổn thương lớn trên da có đường kính từ 5-10 cm hoặc lớn hơn
- Vị trí xuất hiện chủ yếu của vẩy nến thể mảng đó là vùng lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối,.. với các đám mảng đỏ được giới hạn rõ ràng kèm theo triệu chứng ngứa, rát, khó chịu.
- Da xuất hiện các mảng phấn màu hồng, có ranh giới rõ ràng so với các vùng da không tổn thương.
- Kích thước các mảng da tổn thương thường khác nhau và có thể lan rộng sau một thời gian nhất định.
- Vùng da bị vẩy nến khu trú thường xuất hiện tình trạng dày sừng với những mảng vẩy khô như da rắn, nhưng rất khó bong tróc.
6. Vẩy nến thể da đầu
Đặc trưng của vẩy nến da đầu đó chính là tình trạng vẩy nến thường chỉ xuất hiện ở vùng da đầu, trán, rìa tai và gáy. Chúng được biểu hiện với một số dấu hiệu cụ thể như:
- Da đầu khô, đóng vẩy, vùng da tổn thương có màu đỏ thường gây ra triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức thậm chí gây mất ngủ và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.
- Các triệu chứng vẩy nến da đầu thường không gây rụng tóc, nhưng nếu bệnh nhân căng thẳng hoặc cào gãi quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc tạm thời.
- Đối với trường hợp cào, gãi mạnh có thể gây nhiễm trùng da đầu và làm viêm sưng, da đầu có hiện tượng sưng hạch bạch huyết, nguy hiểm đối với người bệnh.
Cách xử lý khi có triệu chứng bệnh vẩy nến
Việc nắm được 3 dấu hiệu bệnh vẩy nến mà chúng tôi giới thiệu ở phần trên sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành các biện pháp kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với các trang thiết bị, các bác sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán được tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị hữu hiệu nhất.
Bệnh cũng có thể xuất hiện và tái phát vào bất cứ thời điểm nào, vì vậy bạn cần áp dụng các biện pháp phòng chống sau:
- Luôn vệ sinh da thật sạch sẽ để hạn chế các loại vi khuẩn, vi trùng có thể gây nên các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa… Trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc thì cần phải áp dụng các biện pháp phòng hộ.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da, nhất là vào mùa lạnh. Vì khi da khô có thể gây nứt nẻ, bong tróc nhiều hơn. Da khô cũng là lúc da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, rất dễ bị xâm nhập bởi các tác nhân bên ngoài gây nên các bệnh ngoài da.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học với tình trạng vẩy nến. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho làn da. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, loại bỏ bớt các chất độc hại và giúp da luôn được cấp ẩm.
- Sắp xếp công việc một cách khoa học, không để quá căng thẳng, stress. Đồng thời cần phải thường xuyên vận động, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Sống “hòa bình” với bệnh vẩy nến
“Hiện nay, chưa có bất cứ một loại thuốc nào đặc trị bệnh vẩy nến dứt điểm. Chính vì thế, việc làm giảm triệu chứng và sống “hòa bình” với bệnh vẩy nến là điều hết sức cần thiết.” – Bác sĩ Huỳnh Diệu Hoa, Chuyên khoa D2, bệnh viện Da liễu trung ương chia sẻ. Tuy nhiên, cuộc sống với bệnh vẩy nến được xem là một thách thức lớn. Ở một phương diện khác, nếu người bệnh tiếp cận đúng nguyên nhân gây bệnh có thể giảm bùng phát. Bạn cần lưu ý 3 lĩnh vực này để đối phó với bệnh vẩy nến trong thời gian ngắn hạn và dài hạn:
# Cân bằng chế độ dinh dưỡng:
Duy trì chế độ dinh dưỡng một cách khoa học và lành mạnh sẽ giúp cho cơ thể loại bỏ một số triệu chứng của vẩy nến. Trong đó bao gồm: Một chế độ ăn giàu axit béo omega-3, ngũ cốc nguyên hạt và thực vật. Bên cạnh đó, nên hạn chế các thực phẩm giàu đạm động vật, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thức ăn chế biến sẵn,… Bởi các thực phẩm này có thể làm cho tình trạng viêm da chuyển biến nghiêm trọng. Ngoài ra, hãy thường xuyên uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để cho quá trình chuyển hóa hoạt động hiệu quả.
# Cân bằng yếu tố tâm lý:
Như chúng ta đã biết, căng thẳng, mệt mỏi là một dạng kích hoạt khiến cho vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy kiểm soát tình trạng căng thẳng của cơ thể giúp cho bệnh vẩy nến hạn chế bùng phát. Hãy thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập, thoải mái tâm lý để giải quyết nhanh tình trạng vẩy nến trên da.
# Chia sẻ vấn đề của bạn
Đa phần bệnh nhân vẩy nến đều có tâm lý tự ti và đây là nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Vì thế hãy chia sẻ điều này với người bạn cảm thấy tin tưởng. Điều quan trọng là từ những chia sẻ này có thể giúp cho bạn tìm thấy sự thoải mái và có hướng giải quyết phù hợp. Các bạn có thể nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe, chuyên gia Da liễu hoặc tham gia một nhóm cho những người bị bệnh vẩy nến.
Chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh vẩy nến để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, căn bệnh này tương đối khó chịu và khó điều trị, nhưng lại dễ bùng phát và thường tái đi tái lại do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, bạn cần thường xuyên áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng chống và giữ gìn cho mình một làn da khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và nhanh chóng điều trị dứt điểm căn bệnh này.
➢ Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!