Vẩy nến phấn hồng Gibert là bệnh gì? Những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng của bệnh, bạn đã tự tin rằng mình nắm rõ hết chưa? Nếu chưa, đừng ngần ngại theo dõi bài viết sau.
Vẩy nến phấn hồng Gibert là một dạng bệnh ngoại ban cấp tính được Gibert mô tả năm 1860 (cũng chính vì vậy mà vẩy nến phấn hồng còn được gọi là bệnh Gibert). Bệnh lành tính, không truyền nhiễm và có thể tự khỏi sau 6 đến 8 tuần điều trị. Tuy vậy bệnh lại có xu hướng tái đi tái lại, gây ngứa và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho chất lượng cuộc sống của người mắc phải giảm đi rất nhiều.
Bệnh có phạm vi đối tượng mắc bệnh rất rộng, từ trẻ em đến người trưởng thành, từ nam giới đến nữ giới (nhưng thường thì nữ giới và trẻ em là dễ mắc bệnh nhất). Khi bị vẩy nến phấn hồng, trên da sẽ xuất hiện các tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh lại dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác. Do đó chúng ta cần có một hiểu biết nhất định về vẩy nến phấn hồng để sớm phát hiện và điều trị nhanh chóng.
I. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phấn hồng
Trải qua rất nhiều năm nghiên cứu, nhưng cho đến nay thì các nhà khoa học và các y bác sĩ vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẩy nến phấn hồng Gibert. Họ chỉ đưa ra được những yếu tố, những nguyên nhân có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như sau:
- Sử dụng quá liều một số thuốc như Barbioturiques, Beta bloquant, Isotretinoin, Ketotifen, Metronidazon, Omeprazon, Griseofulvin, Terbinafin…Các loại thuốc này được cho là có liên quan đến bệnh Gibert.
- Virus HHP6 và HHP7 cũng là những virus được các nhà nghiên cứu cho là đã gây ra bệnh vẩy nến phấn hồng.
- Những bệnh nhân có quá khứ từng bị bệnh lao, nấm mốc, nhiễm trùng da, nhiễm virus truyền nhiễm, nhiễm trùng da do côn trùng cắn v.v…sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vẩy nến phấn hồng cao hơn.
- Thời tiết cũng được cho là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh Gibert. Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho tế bào da không kịp thích nghi, trở nên yếu hơn bình thường do đó dễ bị biến đổi hoặc bị vi khuẩn xâm nhập. Và có một thực tế là vào 2 mùa thu – đông, những ca bị vẩy nến phấn hồng lại tăng lên và có tiến triển nặng hơn 2 mùa còn lại. Đôi khi bệnh sẽ phát thành những dịch nhỏ vào mùa thu và đông.
II. Dấu hiệu nhận biết vẩy nến phấn hồng Gibert
Bệnh vẩy nến phấn hồng thoạt nhìn thì rất dễ nhẫm lẫn vào các bệnh ngoài da khác như phát ban, nổi mề đay (đôi khi còn bị lầm với bệnh giang mai). Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phân biệt được vẩy nến phần hồng dựa vào các dấu hiệu chi tiết qua từng giai đoạn sau đây:
Giai đoạn khởi phát:
- Bệnh Gibert sẽ bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy trên bề mặt và hơi nhô cao lên trên bề mặt da.
- Vị trí thường xuất hiện của nốt hồng ban ấy là ở những vùng da rộng như ngực , bụng, lưng.
- Đặc trưng của vẩy nến phấn hồng là có hình vẩy cá, màu hồng. Nếu bệnh nhân có làn da sậm màu thì đốm phấn hồng Gibert có thể có màu xám, màu nâu sậm hoặc hiếm hơn là màu trắng.
- Đường kính lan rộng dần từ 2 – 6cm.
- Triệu chứng kèm theo nổi ban hồng là ngứa và đôi khi mệt mỏi. Có khoảng 50% bệnh nhân cho rằng vẩy nến phấn hồng khiến họ gặp các vấn đề về đường hô hấp như: nghẹt mũi, đau cổ, rát họng, ho khan.
Giai đoạn phát triển:
Sau vài ngày đến vài tuần, bệnh sẽ phát triển trên diện rộng với nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, có đường kính khoảng 0,5- 2cm và xuất hiện tình trạng bong tróc vẩy nhiều. Các đốm hồng ban li ti xuất hiện rộng khắp ngực, lưng, bụng (phân bố theo dạng hình cây thông). Lúc này, vẩy nến phấn hồng Gibert sẽ biểu hiện thành 2 loại lâm sàng với những đặc điểm như sau:
- Thương tổn không đặc trưng: Chỉ những thương tổn lan rộng từ cổ đến chân, với các mảng màu hồng nhạt (hoặc đỏ hồng) có giới hạn không rõ ràng và có nhiều vẩy phấn ở phía trên bề mặt.
- Thương tổn đặc trưng: Chỉ những thương tổn hình dát, mảng hình tròn hoặc hình bầu dục có đường kính khoảng 1-3cm. Vùng rìa vùng trung tâm của vẩy Gibert phân chia rất rõ rệt: Rìa có màu hồng, gờ cao, có vẩy phấn nhỏ; vùng trung tâm có màu vàng nhạt, hơi lõm, da nhăn nheo.
Đến giai đoạn này, bạn có thể biết được thêm một đặc trưng của vẩy nến phấn hồng. Đó là bệnh rất hiếm xuất hiện ở các vị trí sau: mặt, bàn tay/chân, da đầu.
Giai đoạn khỏi bệnh:
Khoảng 6-8 tuần, nếu bạn tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ giảm và từ từ khỏi. Để lại trên da các vết sẫm màu hơn tone da, nhưng vài tuần sau sẽ mờ dần và tệp màu lại.
III. Biến chứng của bệnh vẩy nến phấn hồng
Theo các bác sĩ tại bệnh viện Da liễu Tp.Hcm thì đã rất lâu rồi cũng không có trường hợp nào phải gặp các biến chứng do bệnh vẩy nến phấn hồng Gibert. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ việc bệnh sẽ có thể sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được hoặc điều trị sai cách. Những biến chứng có thể kể đến như:
- Da xuất hiện những mảng hồng ban rộng lớn, lan khắp vùng bụng, lưng, ngực và tróc vẩy nhiều. Có hiện tượng vẩy dày lên thành nhiều lớp như bệnh vẩy nến, gây ngứa ngáy kèm đau rát rất khó chịu.
- Những đốm hồng ban do vẩy nến phấn hồng gây ra đến lúc này có thể lan rộng ra khỏi khu vực thông thường để tràn lên da mặt, da mặt và tứ chi. Những vùng ấy sẽ khó điều trị vô cùng.
- Người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó thở, đau cổ họng thường xuyên và mệt mỏi nhiều.
Do đó, khi bạn đã xác định mình bị mắc bệnh vẩy nến phấn hồng Gibert đã gần 3 tháng mà không khỏi. Chúng tôi khuyên bạn cần đến bệnh viện Da liễu, tránh để bệnh tiến tới các biến chứng thì sẽ rất khó điều trị sau này.
Như vậy, vẩy nến phấn hồng Gibert là một bệnh về da lành tính, được nhận biết chủ yếu bằng các dấu hiệu lâm sàng. Chúng tôi tin chắc rằng sau bài viết này, bạn đã có thể tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh Gibert, từ đó chủ động trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh. Và nếu thấy bản thân hoặc những người xung quanh có bất cứ dấu hiệu nào ở trên, hãy tìm bác sĩ ngay bạn nhé!
Trần Thị Vân
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!