Bạn đã biết về việc tắm nắng chữa bệnh vẩy nến chưa? Nếu chưa, bạn hãy cùng chuyên mục bacsivaynen.com tìm hiểu về phương pháp trị bệnh thú vị này nhé!
Vẩy nến là một căn bệnh ngoài da do sự rối loạn trong quá trình sản sinh của tế bào da, khiến cho da trở nên dày hơn, tấy đỏ và có vẩy mà trắng gây bong tróc, khô ngứa. Có nhiều cách để điều trị vẩy nến. Trong đó, thuốc bôi có thể làm dịu và giảm đi tình trạng viêm nhiễm trên da, thuốc uống làm chậm quá trình sản sinh tế bào chết từ bên trong.
Mỗi phương pháp điều có ưu điểm và công dụng riêng. Và có một cách điều trị rất khác lạ nữa, không tốn tiền từ nguồn nguyên liệu vĩnh cửu của tự nhiên: ánh sáng mặt trời. Vậy, vì sao tắm nắng lại giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến và tắm nắng như thế nào cho đúng? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
I/ Vì sao tắm nắng có thể chữa bệnh vẩy nến?
Trao đổi với chuyên mục của chúng tôi về vấn đề này, bác sĩ Đỗ Duy Lâm (bệnh viện Da liễu Hà Nội) cho biết, trong tất cả Vitamin mà cơ thể chúng ta cần thì Vitamin D là cần thiết nhất cho xương khớp cũng như hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra là những bệnh nhân bị vẩy nến sẽ thường có nồng độ Vitamin D thấp hơn những người không mắc bệnh.
Tuy nhiên, đây lại là một loại Vitamin ít hoặc không có sẵn trong các loại thực phẩm tự nhiên. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy các chất tiền Vitamin D trong sữa tươi, một số loại cá biển, phô mai, nước cam v.v…và ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể chuyển hóa thành Vitamin D.
Bên cạnh đó, theo như Tạp chí Da liễu Anh quốc công bố hồi đầu năm 2000 thì các tia UV từ ánh sáng mặt trời có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt các mảng vẩy nến rất hiệu quả. Nguyên nhân là do nguồn ánh sáng ấy kích thích cơ thể sản sinh ra các chất có lợi cho da và hệ miễn dịch của da. Và như bạn cũng đã biết, da bị suy giảm hệ miễn dịch cũng là một trong các yếu tố dẫn đến bệnh vẩy nến.
II/ Hướng dẫn cách tắm nắng chữa vẩy nến
Y học hiện đại đã cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trong việc điều trị vẩy nến bằng ánh sáng mặt trời. Bệnh nhân có thể chọn biện pháp quang liệu hoặc tắm trực tiếp ánh sáng tự nhiên.
1. Quang liệu pháp
Quang liệu pháp là một thuật ngữ dùng để mô tả việc điều trị vẩy nến bằng ánh sáng tổng hợp. Tia cực tím của ánh sáng mặt trời chia thành tia UVA và tia UVB, trong đó, tia UVB được các nhà nghiên cứu cho rằng có hiệu quả tốt hơn trong việc giảm thiểu các triệu chứng bong tróc của bệnh vẩy nến. Tia UVA tuy có bước sóng ngắn hơn nhưng lại ít hoặc không có tác dụng gì đối với các bệnh ngoài da của cơ thể.
Vì vậy, khi bạn chọn áp dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ chiếu tia UVB từ nguồn phát ánh sáng đặc biệt lên vùng da cần điều trị. Trước khi chiếu tia, bạn sẽ được thoa một loại thuốc tên Psoralen để tăng sự nhạy cảm của da với các tia sáng mặt trời, giúp da dễ thẩm thấu tia hơn và các tế bào da được tái tạo nhanh hơn. Phương pháp điều trị theo hướng kết hợp này được gọi tắt là PUVA.
3. Tắm nắng với ánh sáng mặt trời
Nếu như không muốn tốn nhiều chi phí trị liệu cũng như thời gian lui tới thì người bệnh vẩy nến cũng có thể tự tắm nắng tại nhà. Nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Luôn nhớ bôi kem chống nắng trước khi tắm nắng 30 phút (bôi sớm quá da sẽ ra mồ hôi làm trôi một phần kem, bôi trễ quá kem chưa kịp thấm vào để bảo vệ da). Có lẽ bạn thắc mắc rằng đã muốn tắm nắng mà sao còn bôi kem? Câu trả lời cũng đơn giản thôi, lớp kem chống nắng ấy chỉ ngăn chặn các tia sáng gây hại có trong ánh sáng mặt trời chứ không hề ảnh hưởng hay cản trở gì trong việc hấp thu vitamin D của làn da.
- Mỗi lần phơi nắng chỉ nên kéo dài liên tục trong 15-20 phút, để giảm thiểu nguy cơ da bị tổn thương da. Khi mới bắt đầu, bạn có thể tắm nắng tầm vài phút thôi cũng không sao, tùy theo khả năng chịu đựng của da. Sau khi quen rồi thì bạn hãy tăng dần thời gian tắm lên mỗi lần 30 giây đến 1 phút.
- Lưu ý bôi kem chống nắng lên khắp cơ thể, kể cả vùng da khuất nắng và da khỏe mạnh.
- Thời điểm tốt nhất để bệnh nhân vẩy nến có thể tắm nắng là tầm 7h đến 9h sáng. Lúc này tia nắng đã đủ ấm áp nhưng không gắt gỏng và chứa nhiều tia gây hại như nứng trưa và nắng ráng chiều.
- Luôn nhớ đeo kính mát để bảo vệ mắt, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp vào mắt khá nguy hiểm.
- Trong quá trình tắm nắng chữa bệnh vẩy nến, bệnh nhân nên bổ sung lượng tiền Vitamin từ bên trong bằng cá hồi, cá ngừ, sữa chua, sữa tươi, phomat cam v.v…
- Cuối cùng, dù ánh sáng mặt trời có lợi cho người bệnh vẩy nến nhưng điều cần thiết nhất bạn có thể làm là chăm sóc, dưỡng ẩm da kỹ càng hơn. Bởi vì da bạn có thể bị cháy nắng vì phơi nắng lâu ngayd và phơi không đúng cách.
Tóm lại, tắm nắng chữa bệnh vẩy nến là một cách khá hay để “đẩy lùi” các triệu chứng của bệnh, nhưng cũng có những lưu ý và hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ ở đó chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Chúc bạn mau chóng nói lời chào mãi mãi với căn bệnh vẩy nến đáng ghét này.
Chuyên viên tư vấn: Thư Dung Lê.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!