Chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Tôi có người anh bị vẫy nến đã rất nhiều năm nay, cũng đã dùng rất nhiều loại thuốc Tây Y, Đông Y nhưng không thể khỏi hẵn bệnh. Vẩy nến lây lang khắp người khiến anh tôi vô cùng khó chịu, ngại ngùng và xấu hổ không dám đi làm hay thậm chí là ra đường. Tôi nghe nhiều người mách rằng bệnh vẩy nến có thể chữa khỏi nhưng đến khi anh tôi chữa bệnh thì chỉ ở mức độ giảm bệnh chứ không hề hết. Vậy bệnh vẩy nên có chữa khỏi được không? Rất mong nhận được ý kiến từ bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ!
(Anh Trần Mạnh Hùng, 27 tuổi, Huế)
Góc giải đáp: Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn anh Trần Mạnh Hùng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho hộp thư của chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về “Bệnh vẩy nến có chữa được không?” bác sĩ Nguyễn Xuân Phúc (bệnh viện Da Liễu Trung Ương) sẽ có đôi lời chia sẻ về vấn đề này như sau:
I. Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Bệnh vẩy nến thường gặp ở những người có độ tuổi từ 20 đến 50 hoặc có khi ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do yếu tố gen di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, số còn lại là xuất phát từ việc ảnh hưởng môi trường như nhiễm khuẩn, chấn thương, lạm dụng thuốc, thức ăn, nhiễm trùng liên cầu,…. Khi mắc bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, vùng da bị khô ráp và bắt đầu bong tróc khó chịu. Kèm theo đó là sự xuất hiện những vẩy trắng bạc tạo thành nhiều mảng và có sẩn màu đỏ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng về mặt thẩm mĩ của người bệnh.
Ngoài ra, bệnh vẩy nến là một bệnh toàn thân chứ không chỉ đơn thuần là một bệnh ngoài da. Bệnh vẩy nến có mối quan hệ mật thiết với nhiều bệnh khác như các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ không do rượu, béo phì và các bệnh lí khác chuyển hóa. Bên cạnh đó bệnh vẩy nến còn ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp làm người bệnh có cảm giác xơ cứng, đau đớn, các khớp sưng to dẫn đến biến dạng và mất chức năng vĩnh viễn.
Bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính, có dấu hiệu xuất hiện lâu dài. Khi điều trị, có nhiều trường hợp vẩy nến sẽ khỏi trong một thời gian, nhiều trường hợp sẽ tái đi tái lại rất nhiều lần và liên tục. Việc điều trị vẩy nến phải có sự kết hợp rất kiên trì và chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp về cơ thể người cả về hoàn cảnh kinh tế thì may ra mới có cơ hội chữa được..
Anh Bùi Văn Hên (45 tuổi, Nghệ An) cho biết: “ Tôi bị bệnh vẩy nến đã lâu. Ban đầu cơ thể tôi xuất hiện các nốt sẩn đỏ rồi tới các mảng vẩy màu trắng bạc gây khó chịu, ngứa ngáy trong một thời gian. Khi thăm khám tại bệnh viện Da Liễu TPHCM, tôi được chuẩn đoán là bị bệnh vẩy nến và được tư vấn cách điều trị bệnh. Tuy nhiên một lần tình cờ nghe một vị thầy lang trong xóm bảo rằng có thể chữa khỏi được bệnh vẩy nến nên tôi quyết nghe lời ông và điều trị bằng cách uống 6 thìa thuốc sắc trong một ngày. Sau nửa tháng uống thuốc theo lời thầy lang, tôi nhập viện và phải điều trị gấp khi có dấu hiệu nhiễm trùng, toàn thân chảy mủ. Sau khi được chăm sóc và điều trị tích cực, tôi đã thoát khỏi cơn nguy kịch, da không còn chảy mũ nữa.”
Cho đến hiện tại, bệnh vẩy nến vẫn chưa chữa khỏi được hoàn toàn. Người bệnh sẽ vẫn bị tái phát trong một thời gian nhất định. Khi điều trị bệnh vẫy nến cần phải có sự chăm sóc và sự hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ. Rất nhiều trường hợp người bệnh tự ý điều trị tại nhà hoặc tìm đến thuốc điều trị qua những lời đồn hoặc nghe theo lời quảng cáo có cánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ không chữa khỏi bệnh mà còn gây ra những hiểm họa khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạnh của người bệnh.
II. Những lưu ý khi bị bệnh vẩy nến
Tuy không thể chữa khỏi bệnh vẩy nến hoàn toàn nhưng có thể hạn chế được các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. sau đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh vẩy nến mà bạn nên biết:

- Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu của bệnh vẩy nến thì tuyệt đối không nên buồn mà phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì khi tâm trạng lo âu, căng thẳng chỉ khiến cho bệnh ngày càng thêm trầm trọng hơn.
- Người bệnh vẩy nến nên hạn chế ăn thức ăn cay, thực phẩm có tính chất cay nóng. Song song đó, cũng không được ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như thịt bò, hải sản, thịt gà, cá chép, vịt, ngỗng…
- Khi mắc bệnh vẩy nến tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích. Vì khi đó, cơ thể sẽ có dấu hiệu mở rộng mao mạch trên da, khiến làn da chuyển hóa bất thường làm cho bệnh tình càng thêm nặng hơn.
- Người bệnh vẩy nến nên bổ sung nhiều nước tối thiểu 2 lít nước mổi ngày, ngoài ra cũng nên ăn nhiều trái cây hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo cơ thể có đầy đủ các dưỡng chất, vitamin thiết yếu, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc chứa corticosteroid, lithium, interferon, các loại thuốc chống sốt rét…Vì các loại hoạt chất này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Qua những thông tin trên có thể nói bệnh vẩy nến không thể điều trị dứt điểm. Việc quan trọng bây giờ là người bệnh nên có lối sống lạc quan, vui vẻ và tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc thường xuyên tái khám tại cơ sở y tế giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình trạng vẩy nến.
Kim Linh
Chia sẻ những kiến thức hữu ích về bệnh vẩy nến:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!