Các chuyên gia đầu ngành khuyên rằng, cần phải điều trị bệnh vẩy nến móng tay, móng chân kịp thời và đúng cách nếu không muốn làm ảnh hưởng đến khớp và chức năng hoạt động của cơ thể.
Mới đây BS.CKI. Hà Nguyên Hào, nguyên Giám đốc bệnh viện Da liễu Đà Nẵng đã có cuộc trả lời phỏng vấn của các bạn sinh viên về tình trạng vẩy nến móng chân, móng tay như sau: “Vẩy nến thể móng là một dạng rối loạn chuyển hóa lành tính của các tế bào thượng bì. Bệnh được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân, mà trong đó vẩy nến móng tay, móng chân là một thể thường gặp nhất. Hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này đó chính là gây nên hiện tượng dính khớp và gây đau đớn. Mặc dù hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị căn bệnh này, nhưng việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm được những biến chứng nặng nề.”

Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến ở móng tay, móng chân trong bài viết dưới đây để từ đó tìm thấy giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến móng tay, móng chân
Đa số bệnh nhân vẩy nến thường không biết được nguyên nhân gây bệnh từ đâu. Điều này dẫn đến tình trạng nhận biết bệnh sai và điều trị không đúng phương pháp. Chính vì thế, mỗi người nên tự bổ sung kiến thức về căn bệnh vẩy nến thông qua bài viết dưới đây.
– Rối loạn hệ miễn dịch: Khi cơ chế rối loạn xảy ra, các tế bào miễn dịch tự chống đối lẫn nhau và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tấn công vào bên trong. Quá trình rối loạn hệ miễn dịch này làm cho biểu bì da lão hóa nhanh và bị đào thải ra ngoài bằng những lớp vảy.
– Môi trường bị ô nhiễm: Không khí, bụi bẩn, thức ăn, nguồn nước chính là những nguyên nhân khởi đầu của căn bệnh vẩy nến. Theo thống kê của tổ chức Vẩy nến thế giới, có hơn 2% tỷ lệ bệnh nhân mắc vẩy nến được phát hiện là do vấn đề ô nhiễm.
Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh vẩy nến cùng với BS. Liêu Vĩnh Bình và những chia sẻ bổ ích về bệnh:
– Sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp: Những thói quen sử dụng kem trộn, chất tẩy rửa mạnh sẽ góp phần làm cho bệnh vẩy nến phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu vẩy nến thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da.
– Căng thẳng trong thời gian dài: Là nguyên nhân khởi phát bệnh vẩy nến và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng. Bởi lúc này, các nội tiết tố trong cơ thể bị đảo lộn và khiến cho quá trình tăng tiết ngoài da trở nên nhanh chóng hơn.
Thắc mắc bạn đọc: Móng tay ngả màu vàng, dễ bị gãy có phải do bệnh vẩy nến?
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến móng tay, móng chân
Bệnh vẩy nến móng tay, móng chân thường được nhận biết bằng những biểu hiện trên da hoặc móng bằng những triệu chứng phổ biến như:
1. Bệnh vẩy nến thể móng thường được biểu hiện qua sự thay đổi về màu sắc của móng. Móng có thể xuất hiện với màu vàng, nâu hoặc xanh và hơi đục, nếu quan sát kỹ, có thể thấy móng có những chấm trắng hoặc đỏ bên dưới.
2. Móng trở nên yếu và dễ gãy hơn so với thông thường. Bề mặt móng xuất hiện những rỗ li ti khá mất thẩm mỹ.
3. Dưới móng tay, xuất hiện các vẩy trắng bạc và có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Các vẩy này làm cho móng tay dễ bị bong ra khỏi da và để lại cảm giác đau đớn.
4. Bệnh vẩy nến thể móng làm cho móng trở nên dày và khó chịu hơn bởi vì lớp tế bào chết dưới da dễ bị đẩy lên và và không tự bong tróc.

Những dấu hiệu bệnh vẩy nến thể móng thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh nấm móng. Hãy thận trọng thăm khám để tìm được phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất.
3 Cách điều trị bệnh vẩy nến ở móng tay, móng chân
Cũng như các dạng vẩy nến khác, thì vẩy nến thể móng hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị. Vì vậy, để điều trị vẩy nến hiệu quả thì tốt nhất nên phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các phương pháp điều trị sau.
# Sử dụng thuốc tây
Đối với bệnh nhân bị vẩy nến thể móng thì việc điều trị bằng thuốc tây gồm có thuốc uống, tiêm tĩnh mạch, sử dụng thuốc hoặc kem bôi ngoài da,… Các loại tân dược có chứa một số kháng sinh giúp khống chế vẩy nến tại chỗ và ngăn chặn tình trạng tổn thương da lan rộng.
- Thuốc uống trong: methotrexate, acitretin, cyclosporine, Humira (adalimumab), methotrexate…
- Thuốc bôi ngoài: Thuốc/kem chữa vẩy nến thể móng có chứa thành phần vitamin D, corticosteroid như clobetasol, retinoid,… Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại kem này trong thời gian dài có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng làn da.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: Phương pháp này được chỉ định sử dụng tại các cơ sở y tế uy tín giúp làm giảm triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân. Phải kể đến một số loại thuốc tiêm như Enbrel (etanercept), corticosteroid, Otezla (apremilast), methotrexate,… Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cách này khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, trong thời gian bệnh vẩy nến thể móng bùng phát, nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm hoặc các loại sơn móng để tránh làm cho tình trạng vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
# Vật lý trị liệu
Biện pháp vật lý trị liệu điều trị vẩy nến ở móng tay, móng chân giai đoạn đầu hoặc giai đoạn mới phát sẽ hiệu quả hơn. Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến này được gọi soi da bằng tia cực tím. Phương pháp này giúp tiêu diệt được ổ bệnh và kích thích tái sinh tình trạng da nhanh hơn so với các phương pháp trên. Đặc biệt, ở phương pháp này có thể dùng để điều trị phục hồi da sau tổn thương và làm tăng tính thẩm mỹ cho làn da.
Mặt khác, phương pháp này cũng để lại một số tác dụng phụ không mong muốn như làm teo da, làm cho da lão hóa nhanh, tăng cường hắc sắc tố và thậm chí là gây ung thư da.
# Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bệnh vẩy nến thể móng không chỉ làm tổn thương các đầu móng trong thời gian dài mà có thể khiến cho móng mất đi tính thẩm mỹ và khó để phục hồi như ban đầu. Không thể điều trị dứt điểm bệnh nên chỉ có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng đau nhức do vẩy nến bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhất. Khi bệnh có dấu hiệu biến chứng, thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
– Sử dụng thực phẩm tươi, xanh: Rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm chứa nhiều vitamin tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp cải thiện làn da. Nên hỗ trợ bổ sung các thực phẩm như bưởi, cam, xoài, mơ, rau có màu xanh đậm,…
– Thực phẩm chứa acid folate: Các acid folate giúp phân chia tế bào và ngăn ngừa các tế bào bị bệnh tiếp tục tấn công sang những vùng da khỏe mạnh. Thực phẩm giàu acid folate được tìm thấy trong các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, đậu hà lan,…
– Thực phẩm chứa kẽm: Giúp khống chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và kích thích các tế bào da tái sinh từ bên trong. Vì vậy, hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm trong thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng vẩy nến tốt hơn.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Việc duy trì lượng nước thiết yếu sẽ giúp cho hệ tuần hoàn của cơ thể diễn ra đều đặn và nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cân bằng độ ẩm và giúp làn da, móng bớt khô ráp.
– Thoải mái tinh thần: Căng thẳng, stress lâu có thể khiến cho căn bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia đầu ngành khuyên rằng, mỗi người nên tự giác trong việc cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp.

➢ Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Dù sao thì việc điều trị bệnh vẩy nến móng tay, móng chân cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không nên tự ý điều trị theo cảm xúc. Tác dụng phụ, nhờn thuốc là những biến chứng thường gặp trong quá trình điều trị bệnh vẩy nến mà bệnh nhân cần phải chú ý nhiều. Hãy thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Huệ Mỹ biên soạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!