Bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà đó chính là kết hợp với các thảo dược thiên nhiên. Vậy đâu là những dược liệu cần thiết cho việc điều trị vẩy nến?.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có hơn 2% dân số trên thế giới đang mắc căn bệnh ngoài da này nhưng vẫn chưa có cách giải quyết dứt điểm. Hiện nay, vẫn có nhiều bệnh nhân âm thầm “sống chung” với bệnh và chịu đựng những cơn đau đớn do vẩy nến gây ra. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thời nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến để kịp thời ngăn chặn và điều trị nếu không muốn để lại biến chứng dính khớp nguy hiểm.
8 cách chữa bệnh vẩy nến bằng thuốc dân gian
Vẩy nến là căn bệnh da liễu mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Hiện nay, chưa có bất kỳ một loại tân dược nào có tác dụng đặc trị. Thay vì phải “đầu hàng” trước những triệu chứng bệnh thì hãy tham khảo ngay bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến vô cùng hiệu nghiệm được gợi ý dưới đây.
1/ Lá trầu không – Bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến đơn giản
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong lá trầu không có chứa hợp chất alcaloid, tanin – thành phần này có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm lành nhanh vết thương hở. Bên cạnh đó, lá trầu không còn giúp ngăn chặn các phản ứng ngoài da, hạn chế viêm nhiễm lây lan. Để sử dụng lá trầu không làm bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:
– Nguyên liệu: 8-10 lá trầu không loại bánh tẻ, 2 cây bèo hoa dâu, 1 thìa muối tinh.
– Thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi vò nát và cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
- Để nước sôi mạnh thì cho muối vào và tắt bếp.
- Chờ nước nguội thì chắt lấy nước chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.
- Sau đó, dùng phần bã đắp lên vết thương bị vẩy nến khoảng 30 phút thì vệ sinh và để da khô thoáng.
- Uống nước này khoảng 3 lần/tuần để hạn chế vẩy nến từ bên trong.
2/ Bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến chỉ bằng lá muồng trâu
Theo các nghiên cứu y học cổ truyền thì muồng trâu có mùi hăng, vị đắng, tính mát và có tác dụng tiêu viêm, giải độc, làm mát gan rất tốt. Đặc biệt là đối với các chủng bệnh da liễu như ghẻ, nấm, lang ben, hắc lào, vẩy nến,… Tham khảo ngay cách thực hiện đơn giản ngay sau đây.
– Nguyên liệu: 100g lá muồng trâu non.
– Thực hiện:
- Rửa sạch và để lá muồng trâu ráo nước.
- Giã nhuyễn lá muồng trâu cùng với vài hạt muối biển rồi ép lấy nước cốt.
- Vệ sinh vùng da bị vẩy nến rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp nước lá muồng trâu và thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Để hỗn hợp trên da khoảng 30 phút thì rửa nhẹ nhàng với nước mát và thấm khô da.
- Thực hiện cách này khoảng 2 lần/tuần để giúp cho làn da khỏe mạnh hơn.
3/ Bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến chỉ với lá ớt
Một cách khác để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả hơn đó chính là sử dụng lá ớt làm nguyên liệu chính. Ngoài ra, cần có sự kết hợp thuần thục với các nguyên liệu khác để tăng tính hiệu quả hơn.
– Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá ớt, 3 lá sống đời, 50g thiên niên kiện, vỏ ngoài của tre xanh (dùng dao cạo lấy lớp vỏ xanh bên ngoài).
– Thực hiện:
- Rửa sạch lá ớt, thiên niên kiện và lá sống đời, sau đó đem lá ớt đi sao vàng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm và nấu với 2 lít nước cho đến khi nước đặc.
- Dùng nước này để uống hàng ngày.
- Kiên trì thực hiện cách này khoảng 3 tháng để khắc phục nhanh các triệu chứng của vẩy nến.
4/ Áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến với lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà rất giàu vitamin A, D, protein với vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo làn da mới và đào thải những vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B với khả năng kháng khuẩn nhẹ, nên nó có thể giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
– Nguyên liệu cần có: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa dầu dừa nguyên chất.
– Thực hiện:
- Tách lấy phần lòng đỏ trứng gà và cho vào bát sạch.
- Tiếp theo cho các nguyên liệu như nước cốt chanh, dầu dừa vào và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bôi hỗn hợp này lên da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Để hỗn hợp này trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước và để cho da khô thoáng.
Bạn muốn tham khảo thêm: Chữa bệnh vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà– Lương y chia sẻ
5/ Cách chữa bệnh vẩy nến bằng muối hột
Với khả năng sát khuẩn mạnh, muối hột được xem như “vị cứu tinh” trong những trường hợp vẩy nến gây ngứa ngáy và làm sạch mảng bám trên da. Nhưng mặt khác, muối hột có tính thấm hút mạnh nên có thể khiến cho da dễ bị khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, đừng nên quá lạm dụng phương pháp này nếu không muốn bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
– Thực hiện như sau:
- Rửa sạch và thấm khô da, sau đó dùng khoảng 1 thìa muối hạt to massage nhẹ nhàng lên vùng da bị vẩy nến.
- Để muối hạt trên da khoảng 15 phút thì rửa sạch.
- Lưu ý là chỉ massage nhẹ nhàng, tránh làm cho da tổn thương nghiêm trọng.
6/ Có thể bạn chưa biết cách chữa bệnh vẩy nến bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa lượng lớn axit béo no, có tác dụng bổ sung độ ẩm cho vùng da vẩy nến và đồng thời giúp làm sạch bã nhờn, bụi bẩn trên da tốt hơn. Nếu như người bệnh không phù hợp với muối hột thì có thể thử qua với cách này để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Các bạn có thể thực hiện đơn giản như sau:
- Sau khi vệ sinh da vẩy nến thì dùng dầu dừa để thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Để dầu dừa trên da khoảng 30 phút thì rửa sạch bằng nước ấm.
- Không nên để dầu dừa trên da quá lâu vì nó có thể khiến cho quá trình đào thải bị gián đoạn.
7/ Cây lược vàng – “Giải pháp vàng” cho bệnh nhân vẩy nến
Quercetin, flavonoid, vitamin C và các khoáng chất có trong lược vàng có rất nhiều tác dụng có lợi cho bệnh nhân vẩy nến như là làm chậm quá trình da lão hóa, cân bằng hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ gây kích ứng trên da. Bạn đã biết cách sử dụng bài thuốc chữa bệnh vẩy nến đơn giản này hay chưa?
– Các bước thực hiện cơ bản:
- Dùng khoảng 9 lá lược vàng càng già càng tốt, 100ml nước ấm, 1/2 thìa muối tinh.
- Rửa sạch lá lược vàng rồi cắt nhỏ, giã nát để vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt lược vàng với muối và nước ấm đã chuẩn bị trên để uống, mỗi ngày 1 lần, uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
- Bã của lá lược vàng thì dùng để đắp lên vùng da bị vẩy nến khoảng 20 phút.
- Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày để đẩy lùi vẩy nến nhanh hơn.
8/ Bài thuốc ngâm toàn thân chữa vẩy nến
Ngoài các phương pháp được kể trên thì giải pháp ngâm rửa toàn thân sẽ giúp cho tình trạng vẩy nến thuyên giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ điều trị vẩy nến tạm thời và cần được hướng dẫn điều trị đúng cách theo chỉ định của lương y.
– Thành phần tham khảo: 23g thổ phục linh, 220g bồ công anh, 16g kim ngân hoa, 15g xích đồng, 14g đơn đỏ, 14g ké đầu ngựa, 12g hạ khô thảo, 12g bạc sau.
– Hướng dẫn cách dùng:
- Cho các vị thuốc trên vào nồi và nấu cùng với 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị vẩy nến và loại bỏ lớp tế bào chết trên da.
- Ngâm khoảng 15 phút thì thấm khô da và có thể sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau đó để hạn chế tình trạng da bong tróc.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh vẩy nến
Đối với bệnh vẩy nến mà nói, ngoài việc kiên trì đối với các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị thì người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề liên quan để hạn chế biến chứng nghiêm trọng. Một số vấn đề cần phải hết sức chú trọng đó chính là:
– Chăm sóc da phù hợp: Bệnh nhân vẩy nến có cấu trúc da mỏng manh và khá nhạy cảm, do đó việc chăm sóc da được xem là mối quan tâm hàng đầu.
- Thường xuyên giữ cho da khô thoáng, sạch sẽ, không nên cào gãi, chà xát mạnh khi có phản ứng tại vùng da bị vẩy nến.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị vẩy nến chuyên biệt, không nên sử dụng mỹ phẩm có tính kích ứng mạnh tránh làm tổn thương da.
- Hãy dưỡng ẩm cho da đúng cách, tốt nhất nên sử dụng các loại kem dưỡng có nguồn gốc tự nhiên hoặc chiết xuất từ thiên nhiên.
- Không nên tắm hoặc rửa với nước quá nóng vì nó có thể khiến cho da tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Điều trị bệnh đúng cách: Việc phát hiện và điều trị bệnh vẩy nến cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị mà các chuyên gia đã đưa ra. Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị vẩy nến phù hợp.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống và điều trị vẩy nến tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Việc áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến thực chất là phương pháp hỗ trợ điều trị tạm thời và không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh như mong muốn. Vì thế, hãy thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.
– Chế độ sinh hoạt phù hợp: Thực chất, chế độ sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh vẩy nến. Chính vì thế mà các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân vẩy nến nên cải thiện chế độ sinh hoạt khoa học hơn, bằng cách:
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ bởi vì khi căng thẳng kéo dài, vẩy nến sẽ nhanh chóng lan rộng, tổn thương sâu hơn.
- Không nên thức khuya, ngủ không đủ giấc vì nó làm cho cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
- Giữ thói quen luyện tập cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng, linh hoạt, hạn chế bệnh nhanh chóng hơn.
– Ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cân bằng tình trạng vẩy nến và cải thiện mọi hoạt động của da. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn trong việc sử dụng thực phẩm.
Thông tin tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh vẩy nến
- Bệnh nhân vẩy nến nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả để tăng cường vitamin từ tự nhiên.
- Không nên ăn nhiều thức ăn cay, nóng, thức ăn có tính kích ứng mạnh,… Đặc biệt là không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất chứa cafein trong thời gian vẩy nến bùng phát.
Như vậy, các bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến được gợi ý trên đây chỉ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Để mang lại tác dụng điều trị vẩy nến tốt hơn, người bệnh nên điều trị tại cơ sở y tế. Vì bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây lan và không gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy bệnh nhân hãy lạc quan để kết quả điều trị khả quan hơn.
Kim Oanh (Biên soạn)
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: 5 cách chữa bệnh vẩy nến da đầu Vượt Trội nhiều người đã khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!