Theo các chuyên gia da liễu, bạn có thể áp dụng cách chữa vẩy nến da đầu bằng các nguyên liệu đơn giản như: kem dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu, vitamin E, muối biển… Đọc ngay các thông tin sau để biết cách tận dụng hiệu quả tác dụng của các nguyên liệu này và có giải pháp điều trị vảy nến da đầu hoàn chỉnh bằng thảo dược hiệu quả, an toàn nhất.
Để khắc phục và chữa bệnh vẩy nến da đầu hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên tự chăm sóc cho tình trạng bệnh của mình ngay tại nhà thường xuyên. Dưới đây là 5 cách chữa bệnh vẩy nến da đầu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng, để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh mãn tính khó ưa này.
Nội dung chính của bài viết bao gồm:
Tìm hiểu về bệnh vẩy nến da đầu
Vẩy nến da đầu thường rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng gàu và gây khó khăn cho người bệnh trong việc điều trị. Để hiểu hơn về căn bệnh da liễu này, các chuyên gia Da liễu hàng đầu đã đưa ra một số dẫn chứng về bệnh cụ thể bằng các nguyên nhân, triệu chứng đặc trưng nhất.
Bệnh vẩy nến da đầu là gì?
Theo bác sĩ da liễu David M. Pariser, MD, FAAD thì vẩy nến da đầu là một bệnh da liễu mãn tính, kéo dài. Bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát ra các tín hiệu lỗi và kết quả là hình thành quá trình sản xuất da tăng tốc. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu trong da và từ từ tăng lên bề mặt và sau đó bắt đầu rơi xuống với chu kỳ từ 28-30 ngày. Nhưng đối với bệnh vẩy nến thì chu kỳ này chỉ kéo dài từ khoảng 3-5 ngày, làm cho các tế bào này bắt đầu chồng chất lên nhau trên bề mặt da và có thể gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
Cũng theo nguồn Quỹ bệnh vẩy nến Quốc gia (NFF), tình trạng vẩy nến da đầu gây ảnh hưởng rất lớn đến hơn 1/2 số bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Bởi vì ngoài việc gây ra sự khó chịu, tình trạng này có thể kích thích cảm giác căng thẳng, áp lực do nhìn thấy các mảng bám trên quần áo hoặc da đầu bị tổn thương do ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu
Dựa trên số liệu được công bố vào tháng 2 năm 2016 trên tạp chí Cochrane Database of Systematic Reviews, bệnh vẩy nến do sự rối loạn chuyển hóa da. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cụ thể. Các nguyên nhân bên ngoài tác động như là:
- Thời tiết, khí hậu
- Môi trường làm việc
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Vi khuẩn xâm nhập
- Mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch,…
- Căng thẳng
- Do di truyền
- Thượng bì bị tổn thương,…
Triệu chứng vẩy nến da đầu không thể bỏ qua
Bác sĩ da liễu Steve Daveluy, MD , một trợ lý giáo sư tại Đại học Y Wayne State University ở Detroit cho biết, có 4 dấu hiệu vẩy nến đặc trưng, đó chính là:
– Xuất hiện các mảng đỏ trên da đầu: Ở giai đoạn khởi phát, các mảng đỏ chỉ xuất hiện với cự li rộng hẹp khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn cố thủ ở một số vị trí cố định, có giới hạn rõ ràng. Thông thường các mảng da đầu bị tổn thương thường cộm cứng, gồ cao, thâm nhiễm và tách biệt so với da bình thường. Kèm theo đó là các lớp vẩy trắng xuất hiện dần dần chiếm hết vùng da bị đỏ.
– Vảy trắng xuất hiện: Lớp vẩy trắng có màu đục, hơi bóng như xà cừ, xếp thành nhiều tầng lớp khác nhau và rất dễ bong tróc. Khi cào gãi, lớp vẩy trắng bị bong tróc như bột phấn, rơi lả tả. Tuy nhiên số lượng vẩy này nhanh chóng tăng tiết và đùn thành nhiều lớp khác.
– Tổn thương Koebner: Tình trạng này thường gặp phải trong thời kỳ vẩy nến bùng phát. Chúng thường hình thành ngay trên vết sẹo hay những tổn thương trực tiếp bên ngoài da.
– Ngứa ngáy, khó chịu: Bởi vì da đầu là vị trí rất khó để phát hiện và rất dễ nhầm lẫn. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn trong phương pháp điều trị cũng như là liệu pháp giảm thiểu triệu chứng. Thói quen gãi ngứa cũng hình thành từ đây và khiến cho vết thương bị vẩy nến ngày càng lan tỏa.
5 cách điều trị vẩy nến da đầu tốt nhất
Hiện nay, bệnh vẩy nến chưa có cách điều trị triệt để, nhưng tôi luôn nhắc nhở bệnh nhân của tôi rằng họ sẽ cần phải tiếp tục điều trị nó để giữ cho nó ở trong “tầm kiểm soát”, bác sĩ da liễu David M. Pariser, MD, FAAD cho biết. Nhưng cũng theo bác sĩ, vẫn còn rất nhiều cách hỗ trợ điều trị vẩy nến da đầu rất tốt, vì thế người bệnh cũng đừng vì thế mà bi quan.
1. Mẹo dân gian chữa bệnh vẩy nến da đầu tại nhà
Bệnh vẩy nến da đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng quá trình bùng phát bệnh thường xuyên khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
Trong một số trường hợp, bệnh vẩy nến da đầu gây ra hiện tượng mất ngủ, suy nhược thần kinh khiến hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Mặt khác, bệnh vẩy nến khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại tiếp xúc với người ngoài kể cả những người thân yêu trong gia đình, dẫn đến hội chứng trầm cảm. Vì vậy, khi mắc phải bệnh vẩy nến, người bệnh nên sử dụng các cách sau đây để đẩy lùi bệnh, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tâm lý.
# Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng dầu ô liu và dầu dừa
Cả dầu dừa và dầu oliu đều là nguyên liệu khá phổ biến với tác dụng chữa trị bệnh vẩy nến da đầu. Ngoài tác dụng dưỡng ẩm cho da đầu thì cả 2 nguyên liệu này còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng bệnh. Với khả năng làm mềm da, kháng khuẩn tốt nên chúng ngày càng được ưa chuộng hơn.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Mỗi ngày, bạn dùng 1 lượng vừa đủ dầu dừa kết hợp với dầu oliu để thoa lên vùng da đầu bị vẩy nến. Massage nhẹ nhàng thư giãn khoảng 20 phút thì gội đầu thật sạch.
Các tinh dầu có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho da đầu, đồng thời giúp ngăn chặn vẩy nến tái phát và lan rộng. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại tác dụng điều trị dứt điểm, vì thế cần kết hợp chúng với các phương pháp điều trị nội khoa để mang lại tác dụng tốt hơn.
# Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng vitamin E
Vitamin E luôn có tác dụng dưỡng ẩm đặc biệt đối với da. Chính vì vậy, đây là giải pháp hữu hiệu đối với các trường hợp gặp phải các vấn đề về da có triệu chứng khô, bong tróc. Ngoài việc khắc phục và ngăn chặn tình trạng bong tróc da, vitamin E còn có tác dụng cân bằng độ ẩm và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Đồng thời kích thích tế bào collagen phát triển và nhanh chóng tái tạo làn da mới. Chính vì thế, các bạn hãy thường xuyên sử dụng vitamin E. Bằng cách bôi trực tiếp lên da đầu và bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
Cách thực hiện: Bạn thoa đều dung dịch vitamin E lên tóc đồng thời massage nhẹ nhàng, chú ý massage kỹ vùng da bị vẩy nến. Để dung dịch trên da khoảng 20 phút thì gội đầu lại với nước và để da đầu khô thoáng.
Muối có tác dụng sát khuẩn mạnh, rất tốt với người mắc bệnh ngoài da. Do vậy đây là giải pháp rất hữu hiệu và đơn giản để chữa bệnh vẩy nến da đầu. Ngoài ra, cách này còn khá an toàn và giúp tiết kiệm nhiều chi phí.
- Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng muối biển pha với nước để thoa lên da đầu bị bệnh.
- Rồi gội sạch lại bằng nước sạch.
- Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/tuần sẽ có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh vẩy nến da đầu và giúp ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển nặng.
# Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng giấm táo
Giấm có tác dụng chống viêm hiệu quả. Các acid lactic tự nhiên trong giấm táo có tác dụng kháng khuẩn, sạch sâu và làm thông thoáng vết thương, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do vẩy nến gây ra.
- Để chữa trị bệnh vẩy nến da đầu, bạn hãy trộn 1 phần giấm táo với 1 phần nước.
- Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng da đầu bị vẩy nến tấn công, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Rồi rửa sạch bằng nước sau 20 phút.
→ Có thể bạn quan tâm: Cách chữa bệnh vẩy nến bằng giấm táo đơn giản, hiệu quả
2. Các loại thuốc tân dược điều trị vẩy nến da đầu
Để điều trị vẩy nến bằng các loại tân dược, các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, không tự ý sử dụng thuốc, tránh để lại biến chứng ngoài da không mong muốn.
+ Điều trị tại chỗ bằng corticoid: Thường được chỉ định sử dụng đối với những trường hợp vẩy nến nhẹ, bệnh trong thời kỳ bùng phát, sử dụng trong thời gian ngắn. Tác dụng chính là giảm triệu chứng viêm ngứa, tổn thương nhẹ ngoài da. Chống chỉ định trong những trường hợp da nhạy cảm, nếp gấp, một số vùng da bị tổn thương rộng…
+ Vitamin D tương tự: Hình thức tổng hợp vitamin D giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào da. Các loại kem bôi ngoài như Calcipotriene (Dovonex), Calcitriol (Vectical) có chứa một số chất tương tự vitamin D. Tuy nhiên, 2 loại thuốc này có khả năng gây kích ứng da, nên thường ít được sử dụng.
+ Retinoids tại chỗ là một dạng dẫn xuất vitamin A có tác dụng làm giảm viêm, ngứa. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng da và làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Vì vậy trong khi sử dụng thuốc thì nên bảo vệ da khi gặp phải ánh nắng mặt trời. Nguy cơ dị tật bẩm sinh thấp hơn nhiều so với retinoid uống. Thuốc không được khuyên dùng đối với những trường hợp có ý định mang thai.
+ Thuốc ức chế Calcineurin: Có tác dụng giảm viêm, hạn chế tích tụ mảng bám. Thuốc không được khuyến cáo sử dụng lâu dài hoặc liên tục vì có nguy cơ gia tăng ung thư da và ung thư hạch. Chúng có tác dụng hữu hiệu đối với những vùng da mỏng, vùng da quanh mắt,…
+ Axit salicylic: Có tác dụng thúc đẩy làm quá trình tái tạo da mới và hạn chế vết thương lan tỏa ra bên ngoài. Nó thường được dùng kết hợp với corticoid hoặc than đá để tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên, chúng còn được dẫn xuất trong một số loại dầu gội để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến da đầu hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến có thể tham khảo thêm một số loại thuốc uống hoặc tiêm, trong trường hợp kích ứng với các loại thuốc trên hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng.
– Thuốc làm thay đổi hệ thống miễn dịch: Một số loại thuốc làm thay đổi hệ sinh học như etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade), adalimumab (Humira), ustekinumab (Stelara), golimumab (Simponi), apremilast (Otezla), secukinumab (Cosentyx) và ixekizumab (Taltz),… Hầu hết các loại thuốc này được đáp ứng bằng đường tiêm hoặc uống, nhất là khi cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống hoặc những người có viêm khớp vẩy nến liên quan.
Còn đối với Biologics thì cần phải sử dụng thận trọng vì chúng diễn ra khá mạnh mẽ trên hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho sự tấn công khác làm nhiễm trùng ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt phải được sàng lọc bệnh lao trước khi áp dụng.
– Cyclosporine: Có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, tương tự như methotrexate. Mặt khác, cyclosporin làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác, trong đó bao gồm cả ung thư, vấn đề về thận, huyết áp khi sử dụng trong thời gian dài.
– Một số loại thuốc khác: Thioguanine (Tabloid) và hydroxyurea (Droxia, Hydrea) là các loại thuốc có thể được sử dụng khi các loại thuốc khác không thể dùng được. Tuy nhiên, chúng cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Điều trị bệnh vẩy nến da đầu bằng liệu pháp ánh sáng
Việc sử dụng các tia cực tím hoặc ánh sáng nhân tạo để kiểm soát tình trạng bệnh vẩy nến cũng như giúp triệt tiêu một số nhân tố gây bệnh. Nhưng ở thời điểm hiện tại, các hình thức trị liệu ánh sáng bao gồm việc sử dụng tia cực tím nhân tạo A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB), hoặc đơn độc hoặc kết hợp với thuốc đặc trị.
– UVB quang trị liệu: Việc kiểm soát liều lượng UVB ánh sáng từ một nguồn ánh sáng nhân tạo có thể cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến ở giai đoạn trung bình hoặc giai đoạn nhẹ. Chúng được sử dụng để điều trị các bản vá lỗi duy nhất trên da, hạn chế vẩy nến lan rộng trên những vùng da khác. Tác dụng phụ của tia UVB là chỉ sử dụng ngắn hạn, có thể làm khô da, ngứa, đỏ da. Vì vậy, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng để làm giảm các triệu chứng này.
– Ánh sáng mặt trời: Giúp làm giảm tăng tiết tế bào da và hạn chế sự co giãn, gây viêm. Yếu tố phơi nhiễm hàng ngày với một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời có thể cải thiện bệnh vẩy nến, nhưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc gây tổn thương da. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
– Băng tần UVB hẹp: Nếu như UVB phototherapy (băng thông rộng) có khả năng điều trị các bản vá lỗi ngắn hạn thì hẹp UVB dải quang trị liệu có thể có hiệu quả hơn. Nó thường được quản lý hai hoặc ba lần một tuần cho đến khi da cải thiện, và sau đó bảo trì có thể chỉ yêu cầu các phiên hàng tuần. Tuy nhiên, quang phổ UVB hẹp có thể gây bỏng nặng hơn và kéo dài lâu hơn.
– Điều trị Goeckerman: Là sự kết hợp điều trị UVB và xử lý tar than đá. Bởi vì, biện pháp này có thể giúp cho da dễ tiếp nhận ánh sáng UVB hơn so với bình thường.
– Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Là hiện tượng phơi nhiễm UVA kết hợp hóa trị liệu liên quan đến việc dùng một loại thuốc nhạy cảm ánh sáng (psoralen) theo chiều đảo ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do UVA thâm nhập sâu vào da hơn so với ánh sáng UVB và psoralen làm cho da nhạy cảm hơn với phơi nhiễm UVA.
– Phương pháp Excimer laser: Là một dạng điều trị vẩy nến da đầu bằng ánh sáng, bằng cách dùng một chùm tia UVB được điều khiển được hướng tới các mảng vẩy nến để kiểm soát tình trạng tổn thương và gây viêm. Phương pháp này có tác dụng mạnh mẽ hơn so với trị liệu truyền thống, tuy nhiên chúng rất dễ khiến cho da bị tổn thương và phồng rộp.
Mặc dù liệu pháp ánh sáng có khả năng đẩy lùi nhanh bệnh vẩy nến, nhưng tác dụng phụ của chúng để lại trên da rất lâu. Thường khiến cho da bị nhăn nheo, tàn nhang, tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và tăng nguy cơ ung thư da, bao gồm u ác tính. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị vẩy nến phù hợp.
4. Dùng thuốc đông y chữa bệnh vẩy nến da đầu
Tuy không có tác dụng điều trị vẩy nến tức thì nhưng Đông y là giải pháp giúp người bệnh có nhiều cơ hội làm giảm triệu chứng vẩy nến da đầu hiệu quả. Mặt khác chúng không gây ra nhiều tác dụng phụ nên thường được sử dụng trong thời gian dài.
Đông y gọi vảy nến là bệnh Tùng Bì Tiễn, Tùng Hoa Tiễn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là phần huyết bị rối loạn, huyết táo, huyết ứ, huyết nhiệt xảy ra khi ngoại tà uất tích ở bì phu kinh. Để điều trị vảy nến hiệu quả, Đông y đồng thời tập trung giải quyết căn nguyên và loại bỏ triệu chứng. Một số bài thuốc Đông y được áp dụng bao gồm:
# Bài thuốc uống:
Nguyên liệu: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ. Mỗi vị khoảng 12g
Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào trong một nồi đất với một lượng nước vừa đủ rồi mang đi sắc lấy nước. Chia thành 4 lần uống và sử dụng hết trong 2 ngày.
Phần bã thuốc có thể nấu lại với nước và dùng để gội đầu để làm sạch lớp vẩy bong tróc.
# Bài thuốc ngâm, rửa:
Nguyên liệu: Khô phàn 120g, Xuyên tiêu mỗi vị 120g, Mang tiêu 500g, Cúc hoa dại 240g
Thực hiện: Rửa qua nguyên liệu rồi dùng để nấu nước ngâm, gội vùng da đầu bị tổn thương. Kiên trì áp dụng cách này cũng giúp cho bệnh thuyên giảm đáng kể.
5. Giải pháp “3 trong 1” điều trị bệnh vảy nến tối ưu từ thảo dược Đông y
Với mong muốn tìm ra phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ cho người bệnh, đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng cang thang. Bài thuốc nằm trong dự án ứng dụng hoàn toàn thảo dược Đông y vào trị liệu và chăm sóc da của Trung tâm.
Kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền, nguyên tắc chữa vảy nến toàn diện theo Đông y, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc duy nhất kết hợp công thức thuốc trong 3 chế phẩm: Thuốc uống điều trị bên trong, thuốc ngâm rửa điều trị triệu chứng bên ngoài và tinh chất bôi chăm sóc. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả toàn diện, lâu dài và hạn chế thấp nhất khả năng tái phát. Những ưu điểm vượt trội của bài thuốc như sau:
Đẩy lùi căn nguyên bệnh vảy nến từ gốc, ngăn tái phát
Bài thuốc uống kết hợp các thảo dược: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa… có tác dụng giải độc, tăng cường chức năng tạng phủ, bồi bổ và lưu thông khí huyết, khắc phục tình trạng rối loạn phần huyết. Nhờ vậy, thuốc uống đánh bật gốc vảy nến cho hiệu quả cao, toàn diện và ngăn tái phát.
Làm sạch da, bong vảy nến tự nhiên
Bài thuốc ngâm rửa với chiết suất Lá trầu không, Mò trắng, Ô liên rô, Ích nhĩ tử… Tác dụng làm sạch sâu dưới da, sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu cảm giác khô, ngứa rát do vảy nến, loại bỏ triệu chứng bệnh. Đồng thời, thuốc ngâm rửa giúp làm mềm da, bong vảy nến 1 cách tự nhiên, giúp da thông thoáng để tăng cường thẩm thấu tinh chất bôi.
Lành tổn thương, dưỡng da từ thảo dược
Tinh chất thảo dược Tang bạch bì, Bì đao, Thiên mã hồ, Mật ong… được kết hợp theo tỷ lệ vàng trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang bôi. Bài thuốc giúp làm lành tổn thương, liền sẹo, dưỡng da, tái tạo và chăm sóc da tự nhiên, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
Thanh bì Dưỡng can thang đặc biệt an toàn cho bệnh nhân vảy nến
Với thành phần 100 thảo dược tự nhiên. Dược liệu sạch và chuẩn hóa theo khuyến cáo trồng, thu hái dược liệu của tổ chức Y tế thế giới GACP – WHO. Toàn bộ dược liệu được cung ứng từ dự án phát triển dược liệu sạch của Trung tâm. Từng vị thuốc được chọn lọc, kiểm định đầu vào kỹ lưỡng tại Công ty CP Dược phẩm Trung ương Mediplantex. Nhờ vậy, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, không gây hại cho da. Thanh bì Dưỡng can thang phù hợp với phụ nữ cho con bú, trẻ em, người mắc đồng thời các bệnh về chức năng gan, thận…
Bài thuốc đến từ đơn vị hàng đầu về Y học cổ truyền
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế và phân phối độc quyền từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Trung tâm hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng YHCT. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành, giỏi y thuật và giàu y đức. Gần 1 thập kỷ nỗ lực nâng tầm giá trị YHCT, vì sức khỏe cộng đồng, Trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, mang đến cho người bệnh các giải pháp, bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí và thời gian trị liệu.
Vảy nến da đầu kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân vẩy nến
Tháng 6/2014, PGS.TS Trần Lan Anh – Nguyên Trưởng phòng Đào tạo bệnh viện Da liễu Trung ương – Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội đã công bố nghiên cứu về chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân vẩy nến.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ở nhóm bệnh nhân có chế độ sinh hoạt lành mạnh, không tiếp xúc với bia rượu, chất kích thích có tỷ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh rõ rệt. Sau 8 tuần tỉ lệ tốt đạt 56,7% cao hơn nhóm đối chứng. Điều này cho thấy, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng có tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của vẩy nến. Vậy bệnh nhân vẩy nến nên sử dụng thực phẩm nào?
– Thực phẩm giàu vitamin: Có trong các loại rau xanh, trái cây như nho và bưởi, các loại đậu, quả hạch, mơ, nho khô, mận, ngũ cốc, cây đinh hương, cây quế. Chúng có tác dụng sản sinh lượng lớn chất chống oxy hóa, vitamin thiết yếu để ngăn cản sự hình thành leukotriene, đây là thủ phạm chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, đặc biệt là vẩy nến da đầu.
– Thực phẩm giàu Beta carotene: Đây là yếu tố rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa vitamin A đưa vào cơ thể và ngăn chặn quá trình lão hóa da. Phải kể đến một số thực phẩm giàu beta caroten như cà chua, cà rốt, bông cải, rau lá xanh,…
– Nhóm thực phẩm giàu Folate: Phải kể đến các thực phẩm như ngũ cốc, lúa mì, đậu Hà Lan, bông cải xanh, giá, nước cam,.. Tác dụng của Folate chính là phân chia tế bào và nhanh chóng sản sinh tế bào khỏe mạnh.
– Các Axit béo Omega-3: Với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo làn da và giúp cho tình trạng vẩy nến diễn biến chậm. Axit omega-3 có nhiều trong cá như cá mòi, cá thu và cá hồi, hạt lanh, hạt hướng dương và hạt mè,…
Ngoài các thực phẩm nên sử dụng, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân vẩy nến không nên sử dụng các thực phẩm thuộc họ cam, quýt, thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn chế biến sẵn, có nhiều gia vị,…
- Trứng là thực phẩm không hề có lợi cho bệnh nhân bị vẩy nến.
- Thức ăn giàu Gluten: Có khả năng gây kích ứng, nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số thành phần trong đó.
- Bia, rượu, thuốc lá: Có thể khiến cho vẩy nến bùng phát nhanh hơn do chúng kích thích sự phóng thích histamine làm nặng thương tổn da. Bệnh nhân vẩy nến nên tránh sử dụng rượu bia hay chỉ uống ở mức vừa phải.
- Hạn chế thịt đỏ hoặc thay thế chúng bằng các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, sò ít nhất 3 lần/tuần.
- Cân bằng trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người bệnh vẩy nến béo phì có nguy cơ mắc khiến cho bệnh trở nên trầm trọng và dẫn đến các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường.
Vì vậy, ngoài những thực phẩm được kể trên, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị mà bác sĩ đã đề ra, không tự ý ngưng thuốc hoặc kết hợp thuốc điều trị khi chưa được sự đồng ý.
Trên đây là 5 cách chữa bệnh vẩy nến da đầu phổ biến đang được nhiều bác sĩ hướng dẫn áp dụng. Ngoài những phương pháp điều trị trên, các bạn cũng nên kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp giúp thúc đẩy hiệu quả trị bệnh cao hơn. Cũng đừng quên thăm khám và điều trị kịp thời để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
→Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!