Chúng ta sẽ phòng bệnh hiệu quả hơn nếu nắm được các nguyên nhân bệnh vẩy nến. Thông thường hay mắc bệnh là do rối loạn hệ miễn dịch, di truyền, chấn thương thượng bì, nhiễm khuẩn, môi trường bị ô nhiễm, sử dụng thuốc bừa bãi…
Vẩy nến hay còn có tên gọi khác là Psoriasis, là một dạng bệnh tự miễn kéo dài với những mảng da bất thường hay gặp phải ở vùng khuỷu tay, đầu gối, móng tay và rất nhiều vị trí khác. Bệnh có xu hướng thay đổi nghiêm trọng từ các vết thương nhỏ và có nguy cơ lây lan toàn thân, đây còn được gọi là hiện tượng Koebner của vẩy nến.

Bệnh vẩy nến – một căn bệnh ngoài da tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dấu hiệu bệnh vẩy nến đặc trưng là các mảng da khô xếp chồng lên nhau, ngứa ngáy và có thể lây lan ở vùng tay chân, khiến người bệnh đau nhức và khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại.
Bên cạnh đó, căn bệnh này gây ngứa ngáy dẫn đến tình trạng người bệnh mất ngủ. Nếu vấn đề này kéo dài, bệnh nhân có thể bị suy nhược thần kinh và ốm yếu. Do đó, nếu lỡ mắc phải bệnh, người bệnh nhanh chóng thăm khám và tiến hành điều trị sớm, tránh những tác động xấu của bệnh gây ra. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, cho nên, người bệnh cần xác định chính xác để việc chữa trị mang lại kết quả tốt nhất.
9 Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến – Không thể coi thường
Để điều trị dứt điểm và tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh vẩy nến gây ra, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân bệnh vẩy nến. Đây cũng là cách giúp người bệnh có thể phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả. Sau đây là 9 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến cần nên ghi nhớ.
1/ Bệnh vẩy nến do rối loạn hệ miễn dịch
Rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến hàng đầu. Hiện tượng này xảy ra là do có sự nhầm lẫn của tế bào máu trắng lympho T bình thường thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại từ ngoài.

Thay vào làm nhiệm vụ bảo vệ chúng lại quay ngược và tấn công tế bào biểu bì. Lúc này, tế bào biểu bì bị kích thích sản sinh ra tế bào mới trong khi tế bào cũ chưa kịp đào thải ra ngoài. Do đó, các lớp da này không kịp bong tróc, lớp nối lớp chồng lên nhau, dày khít và gây ra bệnh vẩy nến.
2/ Bệnh vẩy nến do yếu tố di truyền
Theo nhiều nghiên cứu về bệnh vẩy nến đã chỉ ra yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vẩy nến.. Nếu như trong gia đình có cả cha và mẹ đều mắc bệnh vẩy nến thì khả năng các con của họ mắc phải căn bệnh này là rất cao chiếm 50%.

Tỷ lệ mắc bệnh này có thể giảm xuống 16% khi gia đình chỉ có mỗi mẹ hoặc bố mắc bệnh và giảm xuống còn 8% nếu bố và mẹ không ai mắc bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh giữa những cặp sinh đôi cùng trứng chiếm 70% cao hơn những cặp sinh đôi khác trứng 20%.
3/ Bệnh vẩy nến do chấn thương thượng bì

Da có vai trò đảm nhận chức năng và nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tránh khỏi các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập và tấn công. Chúng được xem là lớp rào chắn phòng vệ đầu tiên, do đó, da thường rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ ngoài. Khi đã bị tổn thương nếu không được điều trị kịp thời, chức năng bảo vệ, phòng thủ của da mất hiệu lực là nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến.
4/ Bệnh vẩy nến do nhiễm khuẩn

Da bị nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Người bệnh thường xuyên sử dụng các hóa chất, mỹ phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại. Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh không sạch chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công. Nếu tình trạng này kéo dài làn da của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến bệnh lây lan, phát triển trên diện rộng.
5/ Vẩy nến do môi trường ô nhiễm

Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là vấn nạn môi trường ô nhiễm. Chính vì vậy, các yếu tố bụi bẩn, vi khuẩn, chất độc hại,… tích tụ khá nhiều trong môi trường, đây cũng là điều kiện thuận lợi khiến cho bệnh vẩy nến bùng phát. Bên cạnh đó, môi trường cũng chính là yếu tố khiến bệnh tái phát và phát triển nặng thêm.
6/ Bệnh vẩy nến do dùng thuốc bừa bãi

Hiện nay, việc sử dụng thuốc không còn quá xa lạ với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đã tự ý mua thuốc và sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là một thói quen hết sức tai hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cũng chính là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến. Có một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp,… đặc biệt có các loại thuốc có chứa thành phần corticoid làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến khá cao.
7/ Vẩy nến do ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D giúp chuyển hóa và hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, trong ánh nắng mặt trời lại ẩn chứa lượng lớn tia UVA gây hại cho da. Chúng khiến làn da của bạn trở nên nhăn nheo, các tế bào da bị thương tổn, gây nám da, tàng nhang và cũng được xem là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Thông thường, vào những khung giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, lúc này ánh nắng mặt trời được xem là độc vì chứa nhiều tia UVA, khiến làn da bạn bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh
8/ Bệnh vẩy nến do tâm lý

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến mà còn khiến cho bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Cũng chính vì thế mà các chuyên gia khuyên người bệnh vẩy nến trong khi điều trị cần thiết tạo tâm lý thoải mái là rất quan trọng.
9. Do thời tiết
Khí hậu nóng, ẩm là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây tổn thương dễ dàng trên da. Nhất là đối với những người thường xuyên làm trong môi trường khắc nghiệt. Theo thống kê của Tổ chức Da liễu toàn cầu, thời tiết, khí hậu chiếm khoảng 23% tỷ lệ bệnh nhân và chiếm hơn 1/3 lượng bệnh nhân trên toàn thế giới.

Ngoài các nguyên nhân gây bệnh vẩy nến nêu trên, căn bệnh này xảy ra có thể do một số yếu tố khác như do người bệnh thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất cồn như rượu, bia, cà phê,… Bên cạnh đó, có thể bệnh nhân ăn những loại thực phẩm quá cay nóng hoặc cũng có thể do yếu tố thời tiết, khiến bệnh vẩy nến khởi phát.
Những lưu ý khi mắc bệnh vẩy nến
Theo bác sĩ Võ Thị Ngọc Diệu, chuyên khoa DII, bệnh viện Da liễu TP. HCM, vẩy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến nhưng rất khó để điều trị. Bệnh có biểu hiện ban đầu rất giống với tình trạng khô da, nhưng những biến chứng về sau thì rất khó để lường trước. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh vẩy nến, tốt nhất các bạn nên khám và xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, cũng cần phải hết sức lưu ý một số vấn đề:
+ Không cào gãi, chà xát mạnh khiến cho vùng da vẩy nến bị tổn thương. Tốt nhất nên cắt ngắn móng tay và làm dịu những khó chịu do vẩy nến bằng các loại kem bôi đặc trị.
+ Bệnh nhân vẩy nến không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
+ Hạn chế căng thẳng, âu lo bởi vì chúng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng. Hãy thường xuyên thư giãn cơ thể và nghỉ ngơi phù hợp.
+ Cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung vitamin, thực phẩm giàu omega-3,… Bên cạnh đó, những thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà hay thức ăn cay, nóng không được dùng cho người mắc bệnh vẩy nến.
+ Khám và điều trị vẩy nến kịp thời để hạn chế biến chứng không mong muốn.
Trên đây là 9 nguyên nhân bệnh vẩy nến không thể xem thường, bạn đọc cần phải biết. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong cách phòng ngừa và góp phần điều trị bệnh hiệu quả không lo tái phát. Bên cạnh đó, các bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh da sạch sẽ, tránh trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong việc kiểm soát.
Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!