Việc chăm sóc vùng da bị vẩy nến đúng cách cũng tương đương như việc điều trị vẩy nến. Nếu chăm sóc da không đúng cách, thì việc điều trị cũng không mang lại hiệu quả cao.
Bệnh viện Auburn vừa thống kê và chỉ ra số bệnh nhân thăm khám, điều trị vẩy nến tái phát hàng năm tăng đều khoảng 1,1% so với cùng kỳ. Những số liệu này cần được cải thiện trực tiếp ngay từ việc điều trị tốt và khuyến khích bệnh nhân chăm sóc da đúng cách ngay tại nhà.
8 lời khuyên về cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến
Căn bệnh vẩy nến thường gây ra những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu kèm theo những di chứng về sau như làm tổn thương da, ảnh hưởng đến xương khớp cùng một số biến chứng nghiêm trọng. Ngoài việc điều trị vẩy nến đúng cách thì việc chăm sóc vùng da bị vẩy nến cũng là vấn đề cần phải hết sức lưu tâm.
Theo BS. Vũ Bình Minh, chuyên khoa DII, bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết: “Vẩy nến thuộc một dạng tổn thương cấp tính ngoài da với những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu kèm theo đau nhức và bong tróc. Về lâu dài, vẩy nến phát triển lan tỏa sang những vùng da khác và gây cảm giác khó chịu tăng dần. Bên cạnh việc điều trị thì cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến cũng là vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi hiện nay.”
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm: 3 phương pháp điều trị bệnh vẩy nến được nhiều người áp dụng
Đa số bệnh nhân bị lầm tưởng rằng, việc điều trị vẩy nến sẽ hiệu quả hơn, nhưng thực tế cho thấy, khi kết hợp song song điều trị với chăm sóc đúng cách sẽ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị cao hơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây.
1. Cân bằng độ ẩm cho da – Cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến đơn giản nhất
Bong tróc, sần sùi, khô da là những biểu hiện đặc trưng của căn bệnh vẩy nến. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh thường được chỉ định sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng để cân bằng độ ẩm cho những vùng da bị tổn thương. Việc dưỡng ẩm này thường được tiến hành ngay sau khi tắm xong để làm giảm hiện tượng kích ứng.
Việc lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da còn dựa trên mức độ thích hợp của cơ địa và tình trạng vẩy nến ngoài da. Tốt nhất, nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên hoặc chiết xuất từ tự nhiên sẽ giúp da thích ứng tốt và giảm khô, ngứa, mẩn đỏ, đau nhức ngoài da. Tuyệt nhiên, không phải sản phẩm đắt tiền là tốt mà hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với da và tốt nhất là không nên có mùi.
Hãy luôn nhớ rằng, việc giữ ẩm cho da cần được tăng cường vào những ngày trời lạnh bằng cách tạo độ ẩm ngay trong nhà giúp cho bệnh vẩy nến dễ chịu hơn. Học ngay Cách dưỡng ẩm cho da bị vẩy nến để cải thiện làn da tốt hơn ngay từ bây giờ.
2. Xoa dịu cơn đau bằng cách ngâm mình bằng nước ấm
Ngâm cơ thể bằng nước ấm sẽ giúp cho các tĩnh mạch giãn ra và lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp loại bỏ những mảng da chết bám ngoài da, giúp tăng cường khả năng da tăng sinh. Vì vậy, mỗi ngày nên dành khoảng 15 phút để ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm khoảng 27 độ C.
Lưu ý là nên ngâm mình ở nước ấm ở mức vừa phải và có thể kết hợp ngâm mình bằng thảo dược thiên nhiên như trà xanh hoặc sữa tắm dịu nhẹ. Khi ngâm mình bằng nước ấm, hãy kết hợp massage nhẹ nhàng để làm sạch những mảng bám ngoài da. Một điều cần phải ghi nhớ là không được cọ xát mạnh, tránh làm cho vết thương ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Sau khi thấm khô da bằng khăn bông mềm, lập tức dưỡng ẩm cho da, vì đây là thời điểm da thẩm thấu tốt nhất.
3. Tổng hợp vitamin D bằng cách tắm nắng sáng
Ánh sáng mặt trời buổi sáng có tác dụng rất tốt với làn da, đặc biệt là làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào da gốc tự do và hạn chế tác nhân vẩy nến lây lan rộng. Một điều rất thú vị nữa là, một lượng nhỏ ánh sáng mặt trời có thể xoa dịu được cảm giác khó chịu do vẩy nến đồng thời kích thích tế bào da tăng cường phục hồi sau tổn thương.
Chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng từ 5h30 – 8h và đừng quên sử dụng kem chống nắng để cho làn da luôn khỏe mạnh. Các chuyên gia cho rằng, việc tắm nắng khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng vẩy nến tốt hơn. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư da và làm cho vẩy nến bùng phát nghiêm trọng.
4. Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh trong giai đoạn vẩy nến bùng phát
Một trong số những cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến cần được lưu ý cao nhất đó chính là hiện tượng cào gãi theo bản năng. Khi mắc bệnh vẩy nến, người bệnh luôn trong tâm thế ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu vô cùng, chính vì vậy, việc chà xát là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây là việc làm không hề có lợi cho làn da mà còn giúp tạo môi trường tốt hơn cho vi khuẩn xâm nhập.
Các chuyên gia khuyên rằng, để giảm thiểu những khó chịu này, người bệnh nên áp dụng một số mẹo dân gian như chườm nước ấm, làm ẩm da hoặc dùng giấm táo pha loãng để bôi lên những vùng da bị thương tổn,… Nói chung, hãy tìm những việc làm khác để tạm thời quên đi cảm giác khó chịu do vẩy nến.
5. Sử dụng quần áo thoáng mát, rộng rãi
Trong thời kỳ vẩy nến bùng phát, việc lựa chọn quần áo cũng cần phải được ưu tiên hàng đầu. Các loại quần áo có chất liệu thô, kiểu dáng bó sát sẽ giúp cho da không thoải mái vì bị cọ xát và dễ kích ứng mạnh. Lời khuyên tốt nhất đó chính là sử dụng quần áo vải mềm, dễ thấm hút, thoáng mát để da thoải mái hơn.
Tuyệt nhiên cũng không nên sử dụng quần áo có chất liệu len, lông động vật trong thời kỳ vẩy nến bùng phát. Thường xuyên vệ sinh giường, gối, chăn mềm để làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
6. Sử dụng sản phẩm dành cho da nhạy cảm
Trong thời kỳ vẩy nến, da thường rất dễ nhạy cảm bởi bất kỳ thành phần hay một tác nhân nào từ bên ngoài. Do đó, lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da cũng cần phải đáp ứng được khả năng thích hợp đối với làn da. Các sản phẩm có chứa cồn, axit ((glycolic, salicylic, và acid lactic) hoặc chất khử mùi sẽ khiến cho tình trạng vẩy nến trở nên trầm trọng.
Một số bệnh nhân trong thời kỳ vẩy nến cho rằng, tốt hơn hết không nên sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào để chăm sóc da, kể cả sữa tắm. Thay vào đó, hãy kiên trì với các loại nước lá để giảm thiểu những triệu chứng bất thường.
Hãy tham khảo ngay: Trị vẩy nến bằng kem bôi EXPLAQ– Tham khảo ý kiến bác sĩ
7. Cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến bằng cách giữ cho tinh thần thoải mái
Các nghiên cứu y khoa cho rằng, tâm lý thoải mái sẽ giúp cho tình trạng vẩy nến được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể kiểm soát được các triệu chứng vẩy nến khi có tâm trạng tốt. Có rất nhiều cách có thể giúp cho tinh thần bệnh nhân luôn lạc quan, hạn chế căng thẳng đó là tập yoga, thiền định, đọc sách, đi bộ hoặc luyện tập cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp cũng giúp cho tinh thần luôn lạc quan và thoải mái. Vậy sao không thử cân bằng tâm lý để cải thiện vẩy nến ngay từ bây giờ?
8. Xây dựng chế độ ăn uống một cách khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là cách hỗ trợ điều trị vẩy nến bằng cách đào thải từ bên trong. Bệnh nhân vẩy nến nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin tự nhiên có trong rau xanh, trái cây và hạn chế những loại đồ ăn được chế biến sẵn hoặc có chứa chất bảo quản.
Ngoài ra, bia rượu, thuốc lá cũng là những tác nhân khiến vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng loại bỏ chúng ngay từ khi bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, hãy xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học hơn.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Vảy nến mãn tính: Bạn không nên lo lắng vì có thể kiểm soát được
Hãy quan tâm nhiều hơn đến cách chăm sóc vùng da bị vẩy nến trong thời kỳ điều trị và cả khi bệnh đã được cải thiện. Đừng quên rằng việc điều trị và chăm sóc da vẩy nến cần phải kết hợp song song thì mới mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nguyễn Tân (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!