Bệnh vẩy nến phấn hồng có lây hay không, đó là một thắc mắc mà chúng tôi nghĩ rất phổ biến. Vì tâm lý các bệnh ngoài da sẽ có khả năng lây cao hơn các bệnh khác. Nhưng riêng về việc lây lan của vấy nến phấn hồng, chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây.
Vẩy nến phấn hồng là một căn bệnh về da có số người mắc bệnh hằng năm khác cao, và có chiều hướng tăng cao. Một trong những yếu tố dẫn đến sự gia tăng ấy là đối tượng chủ yếu mắc bệnh là người nằm trong độ tuổi lao động. Hiện các nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng đã xác định được các nhân tố gây bệnh như nấm mốc, lao phổi, vi khuẩn Herpes, nhiễm khuẩn, virus HHV6 v.v…
Bệnh nhân bị vẩy nến phấn hồng lại thường không nắm rõ những thông tin về bệnh (như trên) nên rất hay xuất hiện tâm lý lo lắng, hoang mang. Chẳng hạn như những dòng dưới đây của độc giả gửi về cho chuyên mụn bacsivaynen.com của chúng tôi:
“Em hỏi này hơi kì, số là bạn thân của em mấy nay tự dưng da nó bị nổi mấy mảng bầu dục màu hồng, bề mặt em thấy có vẻ hơi bong tróc. Nó đi khám thì biết là bị Gibert, còn gọi là bệnh vẩy nến phấn hồng. Thật sự em lo cho nó nhưng cũng lo cho em nữa. Ngày ngày ngồi chung bàn, rồi nhỡ như nó lây cho em thì sao? Em lo lắng lắm, mong bác sĩ chuyên mục giải đáp giúp em ạ”.
(Thùy Lan Nguyễn, đại học Khoa học tự nhiên, Tp.HCM).
![vẩy nến phấn hồng có lây không](https://www.bacsivaynen.com/wp-content/uploads/2016/09/vay-nen-phan-hong-co-lay-ko.jpg)
I. Bệnh vẩy nến phấn hồng có lây từ người này sang người khác không?
Vẩy nến phấn hồng Gibert cũng là một dạng viêm nhẹ cấp tính trên da, được biểu hiện lâm sàng bằng các mảng da đỏ hồng có vẩy phấn. Bệnh thườn kèm theo ngứa vào tiết trời mua thu và mùa xuân.
Nhiều năm về trước, các hình ảnh lâm sàng đã cho thấy có một thời điểm ở vùng Transvaal (Nam Phi), một căn bệnh về da lây lan khá nhanh và hoành hành những 3-4 năm. Các dấu hiệu bề mặt của bệnh đó khá giống với Gibert. Tuy nhiên, do y học lúc đó và ở khu vực châu Phi còn khá lạc hậu nên các bác sĩ không đủ thông tin để khẳng định có phải là bệnh vẩy nến phấn hồng hay không. Nhưng có một thực tế là cho đến tận bây giờ, trên thế giới vẫn chưa ghi nhận được trường hợp tương tự như ở Transvaal năm nào.
Ngày nay, cũng có một số ít nghiên cứu cho rằng Gibert có khả năng lây lan qua tiếp xúc da, mặc chung quần áo hoặc do côn trùng cắn. Tuy nhiên, họ cũng không chứng minh lâm sàng được, nên chúng tôi vẫn nghiêng theo số đông các bác sĩ cho rằng bệnh không lây từ người này sang người khác.
Các chuyên gia có cơ sở để đưa ra nhận định đó, bởi xét từ nguyên nhân thì bệnh vẩy nến phấn hồng tuy không được rõ ràng, nhưng cũng không có nguy cơ lây nhiễm từ các yếu tố đó. Chủ yếu, người ta mắc Gibert là do cơ địa, thời tiết hoặc da bị dị ứng, di truyền (số ít) v.v…Do đó, bạn có thể yên tâm mà “chung sống” với căn bệnh này và những người xung quanh của bệnh nhân cũng không cần phải lo lắng nữa. Vẩy nến phấn hồng có thể được trị khỏi sau 8-9 tuần.
![vẩy nến phấn hồng không lây sang người khác](https://www.bacsivaynen.com/wp-content/uploads/2016/09/benh-vay-nen-phan-hong-Gibert.jpg)
II. Những điều bạn cần làm khi bị bệnh vẩy nến phấn hồng
Vẩy nến phấn hồng tuy là một bệnh lành tính, không lây từ người này sang người khác và có thể khỏi hẳn sau 2 tháng, nhưng không phải vì thế mà bạn có quyền xem thường bệnh. Cũng như các bệnh ngoài da khác, Gibert cũng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc hoặc không điều trị. Tốt nhất, khi phát hiện mình bị vẩy nến phấn hồng thì bạn cần thực hiện những điều sau đây:
- Đầu tiên và cũng quan trọng nhất, bạn cần phải đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị đúng và tốt nhất.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là một điều vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị vẩy nến phấn hồng. Mỗi ngày tắm bằng xà phòng dịu nhẹ 1 lần, và lưu ý lau khô cơ thể sau khi tắm xong. Ẩm ướt sẽ khiến vùng da bị Gibert dễ bị nhiễm trùng.
- Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn dùng móng tay hoặc vật cứng gãi vào vùng da đang bị tổn thương. Tuyệt đối không cạo, lột, cạy lớp da bong ra.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và áp dụng các biện pháp diệt côn trùng. Người bị vẩy nến phấn hồng nên tránh tối đa việc bị côn trùng cắn.
- Không để da phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, nước bẩn, hóa chất.
- Thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt có lợi cho làn da, giúp tăng sức đề kháng và sự phục hồi của tế bào da.
- Luôn giữ một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Stress sẽ không những khiến cho bệnh khó điều trị mà còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh Gibert.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lưu ý tắm với nước mát sau khi cơ thể ra mồ hôi do vận động.
Chúng tôi tin rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Sau khi đọc bài viết này, ắt hẳn bạn sẽ không còn hoang mang về việc bệnh vẩy nến phấn hồng có lây sang người khác hay không. Mà thay vào đó là áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp nhất. Chúc bạn (hoặc người thân của bạn) mau chóng khỏi bệnh.
Bác sĩ tư vấn: Lê Thị Huỳnh Anh (bệnh viện Da liễu Hà Nội).
Bạn cũng nên xem thêm về:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!