Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Vẩy nến IFPA, bệnh vẩy nến phấn hồng đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 3% dân số trên thế giới và cần được điều trị kịp thời.
Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hiện nay có hơn 125 triệu người mắc bệnh vẩy nến trên toàn thế giới. Tuy chưa có thống kê chính xác tại Việt Nam nhưng theo ước tính thì có khoảng 2% dân số bị mắc bệnh vẩy nến, trong đó bệnh nhân bị vẩy nến phấn hồng đang chiếm tỷ lệ khá cao. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến phấn hồng và cách điều trị thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới.

Tổng quan về bệnh vẩy nến phấn hồng
Theo TS. BS Trần Ngọc Ánh, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TPHCM đồng thời là bác sĩ tại bệnh viện da liễu TPHCM cho biết: “Vẩy nến phấn hồng là một thể viêm da cấp tính ở mức độ nhẹ và thường gặp đa số ở nữ giới, chiếm khoảng 60% tỷ lệ bệnh nhân. Đây là một dạng bệnh lý thường phát triển mạnh vào mùa thu và mùa xuân khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến phấn hồng cho biết căn bệnh này thường tái phát rất nhiều lần trong năm và thậm chí có thể chuyển sang thể mãn tính. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể căn nguyên của bệnh vẩy nến phấn hồng, do đó việc điều trị bệnh cũng trở nên rất bất cập.”
Cũng theo BS. Ánh, bệnh vẩy nến phấn hồng thường được biểu hiện thành những mảng da bị tổn thương có màu hồng hoặc đỏ, xếp chồng lên nhau như sáp nến và phát triển thành chiều dọc tự nhiên của cơ thể. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẩy nến phấn hồng khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút đi rất nhiều.
1. Bệnh vẩy nến phấn hồng là gì?
Vẩy nến phấn hồng (Psoriasis Gibert) bắt đầu từ những triệu chứng viêm da thông thường và rất khó để nhận biết chính xác nếu không được thăm khám. Khi mới bắt đầu phát bệnh, chúng thường có biểu hiện tổn thương tại những vùng da có nếp gấp như da đầu, trán, cánh mũi, xung quanh miệng, bẹn,… Bệnh có biểu hiện khá giống với viêm da tiết bã nên cần phải hết sức thận trọng trong quá trình nhận biết.
Cũng giống như các dạng vẩy nến khác thì vẩy nến phấn hồng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến một số bộ phận như làm tổn thương da, móng, xương khớp và tim mạch. Điều khó khăn nhất hiện nay đó chính là chưa có phương pháp điều trị nào đặc hiệu nên bệnh vẫn có nguy cơ gây tái phát cao.
2. Triệu chứng bệnh vẩy nến phấn hồng cần phải nhận biết sớm
Bệnh vẩy nến phấn hồng có nguy cơ gây tổn thương phức tạp. Vì thế, cần phải nhận biết các triệu chứng bệnh ngay từ sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời hơn. Bệnh vẩy nến phấn hồng được biểu hiện cụ thể như sau:
– Giai đoạn khởi phát: Vẩy nến phấn hồng thường được biểu hiện bằng những tổn thương rộng trên da, làm cho da tróc vẩy, dày sừng,… Tại các vị trí này, da sẽ bắt đầu khô lại, cứng hơn so với những vùng da khỏe mạnh khác. Ban đầu, bệnh thường bùng phát tại các vị trí như lưng, bụng, ngực và lan tỏa dần ra.
– Giai đoạn phát triển bệnh: Trong thời gian ngắn, nếu không phát hiện và điều trị ngay bệnh sẽ bắt đầu lan tỏa sang những vùng da khỏe mạnh bằng những nốt ban hồng có kích thước nhỏ hơn. Chúng thường phân bố theo hình cây thông, sau đó chuyển sang trạng thái ngứa dữ dội. Tuy nhiên những biểu hiện này thường hiếm gặp ở vùng mặt và tứ chi.
– Các triệu chứng khác như: Các vẩy hồng thường xếp giống hình vẩy cá, có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Với những người có làn da sạm màu thì những tổn thương này xuất hiện màu xám hoặc nâu sậm. Ngoài những biểu hiện ngoài da, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như đau họng, nghẹt mũi, ho khan và có hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến phấn hồng có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp.

Bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn: 3 dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến sớm nhất
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu trên và không dứt điểm trong vòng 3 tháng thì cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và điều trị.
3. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phấn hồng
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào tìm thấy nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phấn hồng cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên một số biểu hiện của bệnh các chuyên gia đã đưa ra một số tác nhân đặc trưng, trong đó bao gồm:
- Yếu tố di truyền.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Do những tổn thương ngoài da.
- Cơ chế tự miễn suy giảm.
- Căng thẳng trong thời gian dài.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
- Mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa.
- Nhiễm vi khuẩn từ nấm mốc, virus,…
- Cơ thể không tự đề kháng với hệ thống miễn dịch HIV/AIDS.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến phấn hồng
Trong một lần tiếp xúc với bệnh nhân vẩy nến tại bệnh viện Da liễu Trung ương, anh Quách Đăng Toàn, 52 tuổi hiện cư trú tại TP. Vũng Tàu khiến cho nhiều người phải giật thót mình với căn bệnh vẩy nến phấn hồng đã đeo đẳng anh hơn 16 năm qua. Anh cho biết, trước kia anh cũng là một kỹ sư xây dựng có tiếng. Nhưng trong một lần công tác dài ở miền Tây, anh thấy da mình bắt đầu có những nốt sẩn đỏ nhỏ và và dần lan rộng. Từ đó, anh bắt đầu hành trình với những đợt “lột xác” vô cùng đau đớn và khó chịu. Khi chứng kiến những cơn đau ngày càng dữ dội, anh đã đến khám tại chuyên khoa Da liễu và được xác định là bệnh vẩy nến phấn hồng.
Suốt những ngày tháng sau đó, anh dường như không làm được bất cứ điều gì bởi vì bệnh lan rộng toàn thân nên anh cũng ngại ngần khi tiếp xúc với tất cả mọi người. Công việc của anh cũng từ đó mà ngày càng trở nên đình trệ hơn. Đỉnh điểm nhất là khi vợ anh đưa đơn ra tòa và ngăn cấm anh tiếp xúc với con chỉ vì anh có cơ thể “bệnh hoạn”. Từ ngày nghỉ việc, anh xin được làm thợ phụ trong một tiệm cà phê gần nhà, nhưng vì bệnh ngày càng tái phát và diễn biến theo mùa, vảy tróc, ngứa ngáy rất kinh nên chủ quán cũng cho anh nghỉ việc.
Từ đó, anh bắt đầu tự ti với bản thân mình và ngày càng sống khép kín hơn, ngay cả với bố mẹ ruột. Nói đến đây, anh nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần tìm đến cái chết nhưng lại không thành. Bệnh này người ta còn kì thị hơn cả si-đa nữa cô ạ.” Hiện tại, cuộc sống của anh Toàn đã phần nào thoải mái hơn khi anh được các Tổ chức quan tâm và thăm hỏi. Nhưng hiện tại, nỗi đau vẫn còn đó, mất mát vẫn chưa nguôi, chỉ chúc cho những người bệnh có thật nhiều sức khỏe và niềm tin để chống chọi với bệnh.

→ Tóm lại: Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh vẩy nến phấn hồng còn là nguyên nhân khiến cho người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí là còn bị kỳ thị. Ngoài ra, khi gặp thời tiết nóng bức, bệnh vẩy nến phấn hồng còn khiến cho da bị ngứa ngáy, khó chịu. Lâu dần, chúng hình thành nên những tổn thương, nguy hiểm hơn là gây nên hiện tượng dính khớp.
Các phương pháp điều trị vẩy nến phấn hồng
Mặc dù hiện nay căn bệnh vẩy nến phấn hồng vẫn chưa được tìm được giải pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát, thì việc làm giảm triệu chứng trên da sẽ được tiến hành nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
# Điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng bằng tân dược
Các loại tân dược sẽ giúp khống chế tình trạng bội nhiễm và kích ứng trên da nhanh hơn. Mặt khác, nếu sử dụng không đúng liều lượng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ và gây tình trạng vẩy nến trên da nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tây điều trị vẩy nến cần tuân thủ các nguyên tắc và liệu trình điều trị theo hướng dẫn.
1. Nguyên tắc điều trị
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng, hóa chất độc hại như nước rửa chén, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,…
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc có tính kích ứng mạnh.
- Kiên trì sử dụng thuốc bôi và dưỡng ẩm theo quy trình điều trị.
2. Liệu trình điều trị tham khảo:
– Dùng thuốc bôi ngoài:
- Sử dụng các loại kem trị vẩy nến có chứa corticoid trung bình hoặc nhẹ trong thời gian nhất định: kem hydrocortison, desonid, betamethason,…
- Kết hợp với các loại kem dưỡng ẩm theo chỉ định, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

– Điều trị vẩy nến bằng thuốc uống trong:
+ Một số dạng kháng histamin đường uống thường được kê đơn như: Chlorpheniramine; Cetirizine; Diphenhydramine (Benadryl); Foxofenadine (Allegra, Telfast); Clemastine (Tavist); Loratadine (Claritin).
+ Đối với những trường hợp tổn thương sâu hoặc thuốc bôi ngoài không đáp ứng được tình trạng vẩy nến hiện tại, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kết hợp điều trị với:
- Erythromycin: Trẻ em được sử dụng từ 25 – 40mg/kg/ngày. Còn đối với người lớn 1 – 2g/ngày và sử dụng trong vòng 14 ngày thì dừng.
- Acyclovir 800mg, mỗi ngày sử dụng 4 lần và chỉ áp dụng trong tuần đầu tiên.
- Sử dụng ánh sáng laser với bước sóng nhẹ khoảng 311nm. ( Tùy thuộc vào mức độ bệnh)
- Đối với những bệnh nhân có biểu hiện nghiêm trọng sẽ được chỉ định sử dụng thêm corticoid theo đường uống.
Bệnh có biểu hiện suy giảm ngay từ tuần thứ 7 và có nguy cơ tái phát nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách. Ngay sau khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm thì phải hết sức kiên trì dùng thuốc mỗi ngày để làm giảm nguy cơ bội nhiễm và bùng phát mạnh mẽ về sau.
→ Lời khuyên: Cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị cũng như dùng thuốc chữa bệnh vẩy nến phấn hồng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
# Chế độ sinh hoạt người bệnh vẩy nến phấn hồng cần lưu ý
Ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị vẩy nến được nêu trên thì chế độ sinh hoạt và chăm sóc da cũng là vấn đề mà các chuyên gia khuyên bệnh nhân không nên chủ quan:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vẩy nến phấn hồng. Sau khi vệ sinh thì phải thấm khô da và dưỡng ẩm ngay. Với những vùng da bị vẩy nến, tuyệt đối không nên để da ẩm ướt tránh vi khuẩn xâm nhập và tăng nguy cơ gây bội nhiễm.
- Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh trong thời gian vẩy nến bùng phát.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước và hạn chế thức ăn có nhiều gia vị, thức ăn cay nóng hoặc sử dụng thuốc lá, bia rượu trong thời gian mắc bệnh.
- Luôn cân bằng trạng thái tâm lý, thoải mái để đối mặt với tình trạng bệnh. Bởi căng thẳng, mệt mỏi chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập thể dục, yoga, hoặc đi bộ, đạp xe,…
- Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh và kiên trì điều trị bệnh theo hướng dẫn để hạn chế nguy cơ tái phát về sau.
→ Xem thêm những thông tin liên quan khác:
Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến phấn hồng nên khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín nhất. Tuy nhiên, cũng đừng nên bi quan với tình trạng bệnh. Đặc biệt, không nên kì thị với những người mắc bệnh vẩy nến mà hãy thường xuyên an ủi, động viên để bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi “vòng vây” của bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Hương Nguyễn (Tổng hợp)
Cuộc đời thật bất công với tôi,tại sao tôi mắc nhiều bệnh như vậy mà toàn bệnh oái oăm.
chữa chán rồi mà không khỏi 🙁 Bệnh viện da liễu cũng đã bó tay với bệnh này của mình. ai giúp mình với
bạn đã thử dùng thuốc đông y điều trị bệnh vẩy nến phấn hồng này chưa? Mình trước đến khám và điều trị ở nhà thuốc gia truyền dòng họ nguyễn ở số 4 ngõ 1 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội. Mình điều trị hơn 3 tháng thì khỏi đấy, được hơn 1 năm rồi chưa bị lại. Đông y quả là kỳ diệu, chữa tây y mãi không khỏi mà dùng đông y khỏi được. Mình cho bạn số điện thoại của lương y Nguyễn Văn Tuấn của nhà thuốc đó là 0934498286. chúc bạn sớm khỏi bệnh!
điều trị tại đấy luôn hả bạn ơi, có tốn kém lắm k
Tôi bị gần 3 năm rồi mà chưa khỏi đốm trắng hồng khắp người long tay chân cũng trắng luôn có ai có thuốc j hay chỉ giup tôi với