Bệnh á sừng có tên khoa học là ermatitis plantaris sicca, là tình trạng lớp da trên cơ thể đang trong quá trình hóa sừng, nhưng các tế bào da vẫn còn nhân và nguyên sinh, chưa được chuyển hóa hết. Nguyên nhân bệnh á sừng chưa được xác định rõ khiến người bệnh phân vân không biết rằng bệnh á sừng có di truyền không ? Chúng ta cùng lắng nghe lời giải đáp của chuyên gia ngay dưới đây.
Tính di truyền của bệnh á sừng
Trao đổi với bác sĩ Hoàng Văn Minh – Trưởng khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bác sĩ Minh cho biết:
Á sừng là bệnh lý tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng lại gây nên nhiều phiền toái trong các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Rất nhiều trường hợp không thể duy trì nghề nghiệp của mình do căn bệnh á sừng gây nên.
Theo nghiên cứu từ các ca mắc bệnh á sừng thì tỉ lệ người bệnh á sừng do di truyền chiếm đến 45%. Kết quả này cho thấy rằng bệnh á sừng có di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, những người có người thân bị bệnh á sừng thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Bác sĩ Minh cũng khuyên rằng, những người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh á sừng nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, đồng thời hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh á sừng.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì một số tác nhân khác cũng là nguyên nhân gây bệnh á sừng mà người bệnh nên lưu ý như:
- Yếu tố môi trường: Khói bụi, không khí ô nhiễm chứa nhiều hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên bệnh á sừng nếu chúng ta tiếp xúc nhiều với chúng.
- Do nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng ở môi trường sống sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta khi có cơ hội, gây nên nhiều căn bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.
- Điều kiện thời tiết: Các thời điểm giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp khiến cho da chúng ta bị khô đi, tế bào da bị mất nước sẽ bị oxy hóa và chết đi nhanh hơn. Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm cho bệnh á sừng xuất hiện.
- Sự thay đổi nội tiết: Người ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh thường rất dễ bị rối loạn nội tiết tố. Yếu tố nội tiết bị rối loạn dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, trong đó có nguy cơ gây ra bệnh á sừng.
- Điều kiện dinh dưỡng: Theo các cuộc khảo sát từ những ca mắc bệnh á sừng, kết quả phần lớn người mắc bệnh á sừng đều có dấu hiệu thiếu vitamin A, C, D, E và một số khoáng chất khác. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng.
- Do dùng thuốc: Một số thuốc có chứa thành phần corticoid nếu dùng lâu dài sẽ gây hại cho da, khiến cho da có nguy có mắc bệnh á sừng.
Bác sĩ khuyến cáo
- Mọi người nên có lối sống sinh hoạt khoa học, chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nên bệnh á sừng. Đặc biệt là người có nguy cơ cao do có người thân trong gia đình bị mắc bệnh á sừng.
- Khi bị bệnh á sừng, không nên tự ý dùng các loại thuốc để điều trị mà không có toa của bác sĩ.
- Khi mắc bệnh á sừng, tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng để tránh nguy cơ vi khuẩn tấn công và gây tình trạng bội nhiễm.
- Bổ sung các thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh á sừng như các thực phẩm chứa omega – 3 (cá hồi, cá thu, cá basa, cá trích…); thực phẩm giàu beta-caroten; Bổ sung kẽm…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc ăn những thức ăn dễ gây dị ứng, là nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Tâm lý là yếu tố đóng vai trọng có thể giúp tình trạng bệnh cải thiện hơn. Do đó, không may bị bệnh á sừng, người bệnh cũng nên giữ cho mình thái độ lạc quan, vui vẻ để rút ngắn thời gian phục hồi bệnh nhanh nhất.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tính di truyền của bệnh á sừng. Từ đó, người bệnh thuộc đối tượng có yếu tố di truyền nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời, có biện pháp phòng tránh bệnh thích hợp nhất nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra bệnh á sừng.
Người bệnh á sừng không nên bỏ qua bài viết sau:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!