Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta hay gặp phải các căn bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Nhiều người thắc mắc rằng bệnh á sừng có lây không ? Lây qua đường nào ?. Cùng tìm hiểu các thông tin qua nội dung bài viết sau đây để có cách nhìn nhận rõ hơn về bệnh á sừng cũng như vấn đề lây nhiễm của căn bệnh này.
Bệnh á sừng là gì?
Theo Th.S.BS Đỗ Thu Hạnh ( Hiệp hội Da liễu Việt Nam) thì á sừng là trạng thái lớp sừng bị chuyển hóa dang dở, các tế bào vẫn còn tồn tại nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết á sừng. Lớp sừng bị chuyển hóa dở dang đó hay còn được gọi là sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng,…
Bệnh á sừng là bệnh lý về da liễu thường mắc phải
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở đầu các ngón tay, chân và gót chân. Lớp da ở những vị trí này vào mùa hè có biểu hiện ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đĩa, khiến cho các móng xù xì , lồi lõm. Vào mùa đông những vùng da bị bệnh thường khô ráp, nứt nẻ, rớm máu gây đau đớn vô cùng. Theo đánh giá chung thì đây là một bệnh lý rất nan giải không chỉ đối với bệnh nhân và còn gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chữa trị.
Đối tượng thường mắc phải bệnh á sừng là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy như nhân viên nhà hàng, tạp vụ, nội trợ, y tá… Bên cạnh đó, thời tiết khô hanh của miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ nước ta là yếu tố khiến cho bệnh càng diễn tiến nặng nề hơn.
Bệnh á sừng có lây không ?
BS. Hạnh cho biết thêm, nhiều người thường lầm tưởng bệnh á sừng lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Thế nhưng, á sừng không phải bệnh truyền nhiễm nên không hề lây nhiễm qua đường tiếp xúc và cũng không lây qua bất kỳ con đường nào khác. Chính vì vậy, mọi người không nên dè chừng hoặc tránh né người bị bệnh á sừng, thay vào đó có thể sinh hoạt chung với người mắc bệnh á sừng một cách hoàn toàn bình thường.
Bệnh á sừng xuất hiện ở vị trí gáy, chân tóc
Để người bệnh á sừng và mọi người xung quanh an tâm hơn về vấn đề lây nhiễm cũng như hiểu rõ hơn về căn bệnh này, BS.Hạnh đã đưa ra các tác nhân gây nên bệnh á sừng như sau:
- Yếu tố di truyền: Theo số liệu thống kê cho thấy, những người có cha mẹ hoặc người thân bị bệnh á sừng thì tỉ lệ người đó mắc bệnh á sừng chiếm đến 50%. Điều này là nguyên nhân chính khiến cho mọi người thường lầm tưởng rằng bệnh á sừng có khả năng lây nhiễm. Nhưng thực chất do bệnh á sừng có yếu tố di truyền nên những người cận huyết có cơ địa và thể trạng giống nhau thường có khả năng mắc bệnh cao.
- Cơ địa: Đối với một số người có làn da nhạy cảm, họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, thậm chí là một tổn thương da nhỏ do trầy xước cũng có thể là mầm móng có nguy cơ hình thành nên bệnh á sừng.
- Môi trường sống: Môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước bẩn chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại sẽ tấn công vào biểu bì da và gây nên bệnh á sừng khi ta tiếp xúc với chúng. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, các loại nước xả vải… cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ ăn mòn da gây nên bệnh á sừng hoặc khiến cho bệnh tái phát nặng nề hơn.
- Điều kiện khí hậu: Thời tiết lạnh giá, khô hanh, nhất là vào mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta khiến da chúng ta bị mất nước và trở nên thô ráp. Đây là nguyên nhân gây bệnh á sừng đối với những người không chăm sóc và bảo vệ da đúng cách.
- Do dùng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không đúng cách, đúng bệnh có thể gây nên các tác dụng phụ và là nguyên nhân hình thành nên bệnh á sừng.
- Thói quen dinh dưỡng: Theo khảo sát cho thấy, đại đa số người mắc phải bệnh á sừng để do ít ăn rau và hoa quả. Thói quen ăn uống không hợp lý rất dễ dẫn đến mất cân đối, thiếu hụt hàm lượng các vitamin trong cơ thể, nhất là vitamin A, C, D, E… là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lớp sừng.
⇒ Từ phân tích của TH.BS Đỗ Thu Hạnh cho chúng ta thấy được rằng, người bị bệnh á sừng là do các tác nhân trên chứ hoàn toàn không phải do yếu tố lây nhiễm. Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng khi tiếp xúc với người bệnh á sừng nữa. Đồng thời, hãy thay đổi suy nghĩ và không nên xa lánh, né tránh người bệnh á sừng vì như vậy sẽ khiến cho họ rất dễ bị suy sụp tinh thần và gây trở ngại hơn trong vấn đề chữa trị bệnh á sừng.
Những điều người bệnh á sừng nên lưu ý
Để bệnh không bùng phát và diễn tiến nặng nề hơn, người bệnh á sừng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh chà xát mạnh, bóc vẩy da hay gãi lên vùng da bị tổn thương, làm xây xước lớp da bị á sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nên hiện tượng viêm nhiễm.
- Không nên ngâm rửa tay chân quá lâu hoặc quá nhiều. Nên lau khô các kẽ ngón tay, ngón chân khi tắm rửa, vệ sinh xong.
- Đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, đặc biệt các gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước không hợp vệ sinh, các dụng cụ mạ niken hoặc các loại đồ da. Không nên tiếp xúc trực tiếp với các loại xà phòng, nước rửa chén, nước xà vải… trong quá trình bị mắc bệnh á sừng.
Tìm gặp chuyên gia khi phát hiện cơ thể đang có dấu hiệu bệnh á sừng
- Giữ ấm cơ thể và tay chân vào lúc thời tiết chuyển mùa, nhất là vào mùa đông. Nên dùng các loại vải, tất làm từ chất liệu cotton để bảo vệ tốt hơn lớp sừng ở bàn tay, bàn chân.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại rau củ và trái cây chứa nhiều hàm lượng vitamin như cà chua, bí đỏ, bắp cải, cà rốt, rau ngót, đu đủ, cam bưởi, các loại đậu,…
- Cân bằng độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước và dùng các loại thuốc giữ ẩm se giúp da bớt cảm giác khô khan, nứt nẻ.
- Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da mà không có chỉ định của bác sĩ, vì sẽ gây ra nhiều tác dụng lợi bất cập hại ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hồi phục bệnh.
- Người mắc bệnh á sừng nên chú ý tái khám bệnh đều đặn để các bác sĩ theo dõi tiến trình chữa bệnh được tốt hơn, nhằm mang lại kết quả phục hồi nhanh chóng cho người bệnh á sừng.
Chia sẻ thêm cho bạn một số cách điệu trị khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!