Điều trị bệnh á sừng ở chân bằng cách nào hiệu quả, tránh biến chứng bội nhiễm, ngăn tái phát vẫn là vấn đề khiến người bệnh băn khoăn. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh á sừng bàn chân và gợi ý cách điều trị hiệu quả tối ưu, an toàn nhất từ thảo dược thiên nhiên.

Nội dung bài viết bao gồm:
I/ Bệnh á sừng ở chân và những điều cần biết
1. Yếu tố tác động gây bệnh á sừng ở chân nên biết
2. Khi nào biết chắc chắn đang bị á sừng ở chân
II/ 4 cách chữa bệnh á sừng ở chân tốt nhất
1. Cách chữa á sừng ở chân bằng dân gian
2. Thuốc Tây y chữa bệnh á sừng ở chân
3. Điều trị á sừng ở chân bằng công nghệ ánh sáng tia laser
4. Dùng thuốc Đông y điều trị bệnh á sừng ở chân
III/ Biện pháp hỗ trợ chữa khỏi bệnh á sừng ở chân nhanh
Bệnh á sừng ở chân là gì? Có lây không?
Theo bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm – Bác sĩ chuyên khoa da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh á sừng (dermatitis plantaris sicca) là bệnh viêm da phổ biến. Tổn thương chủ yếu xuất hiện ở bàn chân, gót chân, bàn tay. Á sừng ở chân được gọi riêng theo vị trí phát bệnh. Nghĩa là khi bệnh á sừng bùng phát tại bàn chân, các đầu ngón chân, kẽ chân thì được gọi chung là á sừng ở chân. Vị trí này chiếm hơn 60% trường hợp bùng phát á sừng, còn lại là á sừng ở tay, á sừng da đầu.
Các triệu chứng á sừng có biểu hiện bên ngoài khiến nhiều người lo lắng bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc. Thực tế, á sừng nói chung là bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, không có tác nhân lây nhiễm nên không có khả năng lây từ người bệnh sang người lành. Trường hợp nhiều thành viên có cùng huyết thống cùng mắc bệnh là do di truyền. Người bệnh nên chủ động điều trị sớm để tránh tổn thương lan rộng và biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm nguy hiểm.
Triệu chứng bị á sừng ở chân dễ nhận biết
Bong tróc da, khô da, da nứt nẻ, ngứa và đau rát tại mu bàn chân, lòng bàn chân và các ngón chân là dấu hiệu đặc trưng nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết á sừng bàn chân thông qua các dấu hiệu sau:

- Da khô, dày sừng tại vị trí đầu ngón chân, gót chân, lòng bàn chân.
- Xuất hiện các đường rãnh nứt, khô bong tróc vảy
- Mùa hè da có thể trơn nhẵn, khô da mất vân tay, còn mùa đông thì nứt nẻ, da sần sùi và chảy máu tại kẽ nứt.
- Cảm giác đau rát, khó chịu ngoài da, khó khăn trong đi lại vì đau
⇒ Nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh á sừng ở chân giúp bạn chọn được cách trị phù hợp nhất. Á sừng ở chân không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Trường hợp bệnh nặng, da nhiễm khuẩn, bội nhiễm dẫn đến phù nề, mưng mủ và khó điều trị. Việc không xác định được chính xác nguyên nhân cũng là lý do khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở chân nên biết
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác. Việc điều trị sai nguyên nhân là lý do khiến á sừng bàn chân tái đi tái lại nhiều lần. Một số nguyên được cho là liên quan hoặc kích hoạt bệnh nặng hơn gồm:
- Yếu tố di truyền, cơ địa: Người có làn da khô do cơ địa di truyền từ thế hệ trước có nguy cơ cao bị á sừng.
- Tiếp xúc hóa chất: Hóa chất độc hại, tẩy rửa mạnh sẽ làm tổn thương cấu trúc lớp sừng ngoài da gây bong tróc da, hình thành bệnh.
- Do dùng mỹ phẩm độc hại, lột bóc da không đúng cách.
- Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh á sừng. Đặc biệt những người thường xuyên đi chân đất sẽ mắc bệnh cao hơn.
- Thời tiết và nhiệt độ thay đổi dễ gây khô da, nứt nẻ dẫn đến á sừng.
4 cách chữa bệnh á sừng ở chân tốt nhất
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh á sừng ở chân. Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng nên trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ. Tổng hợp 4 cách chữa á sừng ở chân dưới đánh giá của bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm sẽ giúp bạn lựa chọn được liệu pháp phù hợp nhất.
1/ Cách chữa á sừng ở chân tại nhà bằng mẹo dân gian
Phương pháp dân gian sử dụng thảo dược được nhiều người bệnh dùng để giảm triệu chứng á sừng. Trong đó, một số thảo dược được dùng trị á sừng hay gặp như: Lá chè xanh, lá trầu không, cây vòi voi, lá kim ngân, lá lốt, cây sài đất .v.v…
# Chữa á sừng ở chân bằng lá vòi voi: Lấy khoảng 20 lá vòi voi còn tươi, rửa sạch và giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh vùng da bị á sừng, rồi đắp hỗn hợp lá vòi voi lên, dùng gạc y tế để cố định vết thương. Để lá vòi voi trên vết thương qua đêm và làm sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện thường xuyên 2-3 lần/ tuần để sát khuẩn, giảm triệu chứng.
# Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá sung, đu đủ và khoai tây: Dùng 1 nắm lá sung, 1 nắm lá đu đủ, 2 củ khoai tây, rửa sạch và để cho ráo nước. Luộc chín và tán nhuyễn khoai tây. Giã nát lá đu đủ, lá sưng rồi trộn các hỗn hợp lại. Vệ sinh da á sừng ở chân, đắp hỗn hợp lên da và cố định bằng gạc y tế. Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

# Mẹo chữa bệnh á sừng ở chân từ đinh lăng và huyết dụ: Dùng một nắm nhỏ đinh lăng và huyết dụ cho vào nồi sắc với 3 chén nước. Sắc đến khi còn lại một chén thì dùng để uống. Bạn có thể cho thêm một ít cam thảo hoặc một chút đường vào cho dễ uống.
# Cách chữa bệnh á sừng ở chân chỉ với sài đất và rau răm: Làm sạch sài đất và rau răm, để cho ráo nước. Cho sài đất vào nồi và sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Lấy nước sài đất rửa sạch vết thương. Rau răm đem giã nát với một ít muối hột. Sau đó đắp lên vùng da bị bệnh á sừng. Để trong khoảng 15 phút, thực hiện 2 lần/ngày để giảm triệu chứng á sừng..
→ Có thể bạn muốn xem thêm: Hướng dẫn chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng tại nhà

⇒ Bác sĩ đánh giá:
Trị bệnh á sừng ở chân tại nhà chủ yếu dựa vào đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm sưng, nứt nẻ của thảo dược. Tuy nhiên dưới góc độ khoa học thì việc điều trị này chỉ đúng thôi chứ chưa đủ để trị bệnh hoàn toàn. Các mẹo dân gian không hoặc ít có tác dụng dưỡng ẩm, hồi phục tổn thương và ngăn ngừa quá trình sừng hóa.
Với nhiều năm kinh nghiệm chữa trị bệnh á sừng, bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm nhận định, không thể dùng độc lập một thảo dược nào đó mà khỏi bệnh á sừng được. Ưu điểm lớn nhất của cách chữa tại nhà là dễ kiếm nguyên liệu, rẻ tiền, lành tính. Nhược điểm là không chữa khỏi bệnh á sừng triệt để, thời gian điều trị kéo dài. Đặc biệt, áp dụng sai cách tổn thương á sừng dễ biến chứng bội nhiễm, bệnh nặng hơn.
2/ Thuốc Tây y chữa bệnh á sừng ở chân – Phương pháp khoa học
Trong trường hợp, á sừng tay chân có biểu hiện nhiễm khuẩn, triệu chứng nặng hơn, thuốc Tây được chỉ định trị gồm:

- Thuốc bôi: Acid Salicylic hay các thuốc Steroid để giảm viêm như Gentrisone, Fucicort…
- Thuốc kháng histamin giúp làm giảm triệu chứng dị ứng bùng phát do á sừng.
- Thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn: Bimoxine, amoxicillin …
- Thuốc corticoid: Dùng trong trường hợp bị á sừng dạng nặng, giúp hồi phục tế bào da tổn thương, giảm viêm nhưng chỉ dùng trong trường hợp được bác sĩ chỉ định.
⇒ Bác sĩ đánh giá:
Theo bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm, thuốc trị á sừng theo Tây y là cách chữa khoa học. Các loại thuốc áp dụng độc lập hay phối hợp đều dựa trên nền tảng khoa học, cho hiệu quả trị bệnh cao. Việc dùng đúng liều lượng, đúng thuốc sẽ giảm bệnh nhanh chóng. Hạn chế của phương pháp này là gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như teo da, rạn da, nóng gan, đau dạ dày… Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả.
3/ Công nghệ ánh sáng tia laser trị á sừng ở chân – Chưa phổ biến

Phương pháp dùng thiết bị công nghệ hiện đại chiếu tia laser với bước sóng phù hợp vào vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng đang được ứng dụng trị bệnh á sừng. Tác dụng chính là làm giảm sừng hóa da nhanh, giảm tổn thương do bệnh á sừng gây nên.
⇒ Bác sĩ đánh giá: Phương pháp này là cách chữa mới nhất hiện nay. Tuy nhiên chưa phổ biến và ít người dùng vì giá thành đắt và có thể gây tổn thương mắt, ung thư da, cháy bỏng da.
4/ Dùng thuốc Đông y điều trị bệnh á sừng ở chân hiệu quả từ gốc
So với những cách điều trị trên đây thì cách chữa bằng Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Thuốc Đông y đi sâu điều trị căn nguyên gây bệnh và làm lành tổn thương bên ngoài. Sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên nên an toàn cho người dùng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được sử dụng khi bị á sừng và hiệu quả nhất là bài thuốc kết hợp trong uống ngoài bôi thứ 3.
# Bài thuốc uống trong giải độc:
Bài 1: Dùng ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm, kim ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa, tất cả lượng bằng nhau 12g đem đi sắc với nước để uống. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh suy giảm.
Bài 2: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ mỗi thứ 12 đem đi sắc nước để uống. Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng hết trong ngày.
# Bài thuốc dùng ngoài:
Bài 1: Lấy hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa đem nấu sôi và dùng để ngâm rửa ngoài da ngày 1 lần. Kết hợp đều đặn với bài thuốc uống sẽ cho hiệu quả nhanh chóng làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh á sừng phát triển.
Bài 2: Dùng măng tiêu 500g, cúc hoa dại 240g, khô phàn và xuyên tiêu mỗi thứ 120g đem sắc lấy nước dùng để ngâm rửa cho vùng da bị á sừng. Thường xuyên sử dụng cách này cũng giúp cho da ít bị bong tróc, nứt nẻ.

# Bài thuốc trị á sừng kết hợp uống trong bôi ngoài hoàn chỉnh:
Bài thuốc thảo dược Đông y hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế. Thanh bì Dưỡng can thang có công thức kế thừa từ hàng chục bài thuốc cổ phương bí truyền. Với nguyên tắc Đông y, bài thuốc đi sâu giải quyết căn nguyên bên trong, kết hợp uống trong bôi ngoài với hiệu quả toàn diện.
Bài thuốc uống: Thành phần Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Kinh giới… Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ tà độc và căn nguyên gây bệnh. Đồng thời thuốc uống giúp ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn bệnh tái phát.
Bài thuốc ngâm rửa: Kết hợp hàng chục vị thuốc Nam quen thuộc như Lá trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử… Đem lại tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa nhanh, làm mềm da, bong vảy tự nhiên, khoanh vùng tổn thương.
Tinh chất bôi thảo dược: Chiết xuất Tang bạch bì, Mật ong, Bí đao, Thiên mã hồ, Dâu tằm… Tác dụng làm dịu da tức thì, cấp ẩm, dưỡng da, lành tổn thương, tái tạo và phục hồi chức năng, cấu trúc lớp sừng…
Sự kết hợp của hơn 30 vị thuốc Nam quý theo công thức chuẩn mang lại cho bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hiệu quả tổng hợp, toàn diện, ngăn tái phát. Đặc biệt, 100% thành phần là thảo dược tự nhiên. Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng tại hệ thống vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển.
Bài thuốc được bào chế dưới dạng cao tinh chất và thang sắc uống truyền thống dựa trên công nghệ hiện đại, quy trình khép kín. Trung tâm Thuốc dân tộc mang đến cho người bệnh bài thuốc chất lượng tốt nhất, cam kết an toàn trong quá trình sử dụng. Kết quả điều trị thực tế đã chứng minh hiệu quả của bài thuốc. Trên 95% bệnh nhân loại bỏ bệnh á sừng ở chân, tỷ lệ tái phát thấp sau 2 – 3 tháng kiên trì dùng thuốc. Thuốc mất tác dụng với 1 số ít trường hợp do không tuân thủ điều trị. 100% bệnh nhân không gặp tác dụng phụ.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị kết hợp song song nghiên cứu và khám chữa bệnh. Gần 1 thập kỷ nỗ lực nâng tầm giá trị YHCT, Trung tâm được nhân dân cả nước tin tưởng. Hệ thống phòng chẩn trị YHCT Thuốc dân tộc đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày. Tại Trung tâm người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành tư vấn phác đồ điều trị á sừng ở chân hiệu quả. Kết hợp đồng thời trị liệu bằng thảo dược Đông y, chăm sóc da, dinh dưỡng hợp lý và dự phòng tái phát.
Biện pháp hỗ trợ chữa khỏi bệnh á sừng ở chân nhanh
Người bệnh cũng nên chú ý tới một số thói quen sinh hoạt giúp phòng và hỗ trợ trị bệnh đúng cách. Theo bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh cần lưu ý:
- Nên chú ý tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ tác động đến chất lượng lớp sừng nên cần bổ sung các loại rau củ quả tươi, cải thiện bệnh tình.
- Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm cua, nhộng, thịt gà hoặc thịt bò, sữa…sẽ gây ngứa và làm bệnh tình nặng hơn.
- Không cạo, bóc lớp vảy sừng bong tróc sẽ làm tổn thương da, khiến tế bào sừng thoái hóa mạnh hơn, dễ viêm nhiễm.
- Không để vùng da bị bệnh á sừng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp tránh bệnh nặng hơn.
- Không gãi ngứa tránh nhiễm trùng
- Vệ sinh thân thể đúng cách, chống lại sự ô nhiễm, nhiễm khuẩn.
- Đặc biệt là dưỡng ẩm thường xuyên, cấp nước, cấp chất dinh dưỡng giúp làn da mềm mại khỏi bệnh á sừng nhanh hơn.
Nếu bạn đang gặp phải bệnh á sừng ở chân, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để nhận được tư vấn chuyên sâu từ phía bác sĩ đầu ngành về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang và liệu pháp trị liệu bằng thảo dược thiên nhiên. Đừng bỏ lỡ thời điểm vàng khi bệnh dễ chữa.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 – 0983 059 582
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972 606 773
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599
Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!