Bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai tuy không gây nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây khó chịu, ngứa làm ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của thai nhi.
Khác với đối tượng khác khi bị bệnh á sừng, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm trong khi đó họ còn mang trong mình một sinh linh đang hình thành. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe là một việc hết sức quan trọng. Làm sao để nhận biết và chữa trị bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai?.
I. Bà bầu bị bệnh á sừng là do đâu?
Theo khảo sát tại một bệnh viện về các phụ mang thai bị bệnh á sừng thì nguyên nhân gây ra bệnh là do:
- Thay đổi thời tiết: Trong thời gian mang thai, các yếu tố nội tiết estrogen của người mẹ dễ bị thay đổi cùng với biến đổi thời tiết khiến da bị ảnh hưởng. Bởi vì, da của con người cần có thời gian để điều chỉnh, thích nghi với nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau nên việc thay đổi thời tiết sẽ khiến cho da dễ bị khô và có khả năng cao bị bệnh á sừng.
- Yếu tố kích ứng da: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học có trong xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa,… hay nguồn nước bẩn cũng sẽ khiến da bạn dễ bị dị ứng, gây khô da, ngứa ngáy, nổi mụn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng điển hình.
- Sử dụng không đúng thuốc: Việc tự ý sử dụng các loại thuốc bôi lên da, nhất là thuốc có chứa thành phần corticoid trong thời gian dài sẽ khiến rối loạn và khả năng tái tạo tế bào gây nên bệnh á sừng.
- Chế độ dinh dưỡng: Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh á sừng là do mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng. Nó sẽ khiến các tế bào da bị thoái hóa, đặc biệt là việc mất cân đối các vitamin A, C, D, E,… ảnh hưởng đến lớp sừng trên da.
II. Cách chữa bệnh á sừng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé
Phụ nữ mang thai bị bệnh á sừng không gây nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý và bất kì sự thay đổi nào của mẹ cũng đều ảnh hưởng đến đứa bé. Điều đó khiến cho nhiều bà bầu lo ngại và không biết nên áp dụng cách chữa bệnh á sừng nào hiệu quả mà đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé? Dưới đây là một số cách chữa bệnh á sừng khi mang thai mà các bà bầu có thể tham khảo.
1. Chữa bệnh á sừng khi mang thai bằng dân gian
Hiện nay, xu hướng chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian đang được nhiều người ưa chuộng và tin dùng. Bởi vì các bài thuốc dân gian rất lành tính, ít tốn kém, không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
# Dùng lá lốt trị bệnh á sừng cho bà bầu
Lá lốt là một vị thảo dược lành tính có tác dụng chống hàn, trừ phong nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, lá lốt còn có tính sát trùng mạnh nên thường được dùng để chữa trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh ngooài da, trong đó có bệnh á sừng.
✪ Cách thực hiện:
- Cách 1: Xông hơi hoặc tắm rửa bằng lá lốt: Lấy khoảng một nắm lá lốt, đun sôi khoảng 10 phút đến 15 phút. Sau đó dùng nồi nước đã đun đó mang đi xông hơi hoặc tắm. Tuy nhiên, bà bầu không nên tắm quá lâu vì nó sẽ rất dễ bị cảm và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Cách 2: Uống nước lá lốt: Dùng khoảng 7 – 10 lá lốt mang đi rửa sạch sau đó thái nhỏ. Đem sao vàng cho tới khi dậy mùi rồi đem sắc khoảng 3 bát nước để uống và uống liên tục trong 7 ngày.
- Cách 3: Đắp bằng lá lốt khi bà bầu bị bệnh á sừng: Dùng một nắm lá lốt mang rửa sạch, đem giã nhỏ. Sau đó dùng bã và nước đem đắp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày bà bầu nên dành ra một tiếng (có thể đắp qua đêm) để đắp và thực hiện theo cách này trong vòng một tháng để đem lại hiệu quả. Lưu ý là phải vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi đắp.
Bạn có thể tham khảo thêm Bí quyết chữa bệnh vẩy nến bằng lá lốt hiệu quả bất ngờ
# Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng ở bà bầu
Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn nước cùng với nhiều khoáng chất chống oxy hóa giúp phục hồi các mảng da bị tổn thương do bệnh á sừng gây ra. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá trầu không còn giúp kháng viêm, sát khuẩn, giải độc rất tốt. Lá trầu không còn giúp hạn chế lây lan rộng bệnh á sừng sang khu vực khác trên cơ thể bà bầu.
✪ Cách thực hiện:
- Cách 1: Xông hơi hoặc tắm bằng lá trầu không: Lấy khoảng một nắm lá trầu không lớn, đun sôi khoảng 15 phút đến 20 phút. Cũng giống như Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng ở bà bầu sau đun xong bạn đem nó đi xông hơi hoặc tắm.
- Cách 2: Đắp bằng lá trầu không: Dùng một nắm lá trầu không đem đi rửa sạch, giã nhỏ. Sau đó vệ sinh vùng da bị bệnh rồi bôi trực tiếp nên vùng da bị tổn thương. Thực hiện như vậy đều đặn từ 2 – 3 tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Cách 3: Uống nước lá trầu không, bèo hoa dâu và rau răm: Dùng khoảng 7 lá trầu không, 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm lá rau răm và một ít muối hột. Rửa sách và cắt nhỏ cả ba loại lá trên, mang đun khoảng 15 phút. Sau đó để nguội và lấy ra khoảng 1/5 lượng nước để uống. Một ngày bà bầu nên uống đều đặn 2 lần một ngày để đem lại hiệu quả.
# Sử dụng chè xanh để chữa bệnh á sừng cho phụ nữ mang thai
Trà xanh là một trong những bài thuốc nam lành tính và có hiệu quả cho người bệnh. Trong lá trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa sừng phát triển, có tính kháng khuẩn giúp hỗ trợ chữa bệnh á sừng cho phụ nữ mang thai.
- Cách 1: Lấy 100g lá trà xanh rửa sạch sau đó đun với khoảng 2 lít nước mang đi đun sôi khoảng 10 phút, để nguội bớt. Sau đó dùng nước nước ngâm rửa tay, chân hoặc những vùng da bị á sừng trong khoảng thời gian 10 phút. Thực hiện đều đặn như vậy để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Bạn pha trà xanh như bình thường và uống đều đặn giúp đem lại hiệu quả cho phụ nữ mang thai bị bệnh bị á sừng.
2/ Dùng thuốc tây chữa á sừng khi mang thai
Theo các bác sĩ da liễu thì việc chữa bệnh á sừng cho phụ nữ mang thai cần phải có thời gian dài và dùng đúng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc người bệnh có thể tham khảo:
- Đối với các loại thuốc bôi: Thuốc betboval, thuốc mỡ nizoral, thuốc axit salixilic,… Đây là các loại là chủ yếu trị bạt sừng, trị nhiễm khuẩn, giúp liền da.
- Đối với trường hợp nặng bà bầu có thể sử dung các loại thuốc uống như: Thuốc corticoid, thuốc kháng sinh histamine,… Đặc biệt lưu ý khi dùng các thuốc kháng sinh như Diprosalic vì loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như: nóng rát ngoài da, kích ứng da khô, viêm nang lông, giảm sắc tố da, nhiễm trùng, da nứt nẻ và mỏng hơn trước.
- Khi trị bệnh á sừng đã bước vào giai đoạn lên da non và không còn bị nứt nẻ, người bệnh nên bôi thêm kem nghệ để không bị sẹo.
Tuy nhiên, bà bầu bị bệnh á sừng nên cẩn trọng và dùng đúng thuốc để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Lời khuyên là khi bị bệnh á sừng bà bầu nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
3/ Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị á sừng cho bà bầu
Ngoài việc điều trị bệnh á sừng bằng dân gian, Tây y thì bà bầu nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lí để bệnh mau lành hơn.
- Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách: Loại bỏ vi khuẩn trú trên da bằng các sản phẩm có tính chất tẩy nhẹ và không bay mùi để tránh gây kích ứng cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Các vật dụng chứa vi khuẩn gây bệnh; Các quần áo bẩn; Các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc,…
- Tránh cọ sát vào vùng bệnh: Nên đeo bao tay để giữ ấm và hạn chế cọ sát vào vùng bệnh; thay những bộ quần áo chất liệu tổng hợp bằng các loại vải lanh, vải lụa, vải dù,…
- Dưỡng ẩm cho da: bà bầu nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không mùi thơm, không chất bảo quản để dưỡng ẩm tự nhiên và ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
- Cần bổ sung thêm nhiều vitamin A, C, D, E có trong rau quả, trái cây và các khoáng chất cần thiết để giúp tái tạo tế bào và có làn da khỏe mạnh hơn.
III. Một số lưu ý khi bị bệnh á sừng trong thời gian mang thai
Đối với mỗi phương pháp chữa bệnh dù là các bài thuốc dân gian hay Tây y thì nó đều đem lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên bà bầu khi bị bệnh á sừng cần lưu ý:
- Đối với chữa bệnh á sừng bằng phương pháp tắm: bà bầu không nên tắm quá lâu, chỉ tắm tầm khoảng 5 phút và tắm sạch lại bằng nước ấm. Sau khi tắm xong thì nên lau khô người bằng khăn sạch để hạn chế bệnh á sừng.
- Tránh chà sát, bóc vẩy hay cọ mạnh vào các vệt bị bệnh á sừng như vậy sẽ tạo điều kiện cho vết thương bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên vết thương cũ.
- Không ngâm vùng bị bệnh á sừng trong muối vì như vậy sẽ khiến da càng bị khô và nứt rộng, sâu hơn ban đầu.
- Bà bầu bị bệnh á sừng nên hạn chế tiếp xúc với các xà phòng, chất tẩy rửa, chất hóa học. Nếu buộc phải tiếp xúc thì bà bầu nên đeo bao tay cao su để bảo vệ da.
- Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thêm Vitamin A, C, D, E có trong rau củ quả và các chất khoáng để da khỏe mạnh, tạo độ đàn hồi hỗ trợ bệnh mau khỏi hơn.
- Các loại thuốc trị á sừng được mọi người sử dụng nhiều nhưng đây lại là loại thuốc dễ gây các tác dụng phụ. Phụ nữ mang thai khi bị bệnh á sừng nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ để hạn chế mức thấp nhất do các tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Mang một sinh linh nhỏ bé đến với cuộc đời này đó chính là thiên chức của người làm mẹ. Hi vọng với những chia sẻ trên đây về bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai thì các bạn sẽ mau chóng chữa khỏi bệnh, góp phần ổn định tâm lý cho bà bầu để cả mẹ và bé đều “mẹ tròn con vuông”.
Chúc các bạn thành công!
Huệ Mỹ
Một số thông tin mà bạn có thể tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!