Chữa bệnh á sừng làm sao để đem lại hiệu quả nhưng lại có độ lành tính cao chính là xu hướng hiện nay. Một trong những phương pháp được ưa chuộng chính là sử dụng những bài thuốc chữa bệnh á sừng từ dân gian để chữa bệnh, đây đang là sự lựa chọn tối ưu và được nhiều người tin dùng.
7 bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng tại nhà
Điều trị bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian, bạn vừa có thể tận dụng các cây thuốc có ngay trong nhà bạn. Bên cạnh đó, những bài bài thuốc chữa bệnh á sừng từ dân gian còn có độ lành tính, tiết kiệm nhiều chi phí. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh á sừng từ dân gian mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
1/ Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C. DC thuộc họ Hồ tiêu một loại cây sống dai, theo Đông y lá lốt có tính ấm, chống hàn, giảm đau, liền vết thương nhanh chóng. Lá lốt còn có tính sát trùng, kháng viêm mang lại công dụng chữa bệnh á sừng rất tốt.
- Cách 1: Dùng 50g lá lốt mang đi rửa sạch, giã nát. Sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 1 tiếng. Thực hiện liên tục cách này đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
- Cách 2: Xông hơi hoặc tắm bằng lá lốt: Hái một nắm lá lốt mang đi đun sôi khoảng 10 phút – 15 phút sau đó đem đi xông hơi hoặc tắm.
- Cách 3: Uống nước lá lốt: Dùng khoảng 7 – 10 lá lốt đem rửa sạch và thái nhỏ, sau đó sao vàng đến khi dậy mùi. Đem lá đã sao đi sắc khoảng 3 bát nước để uống. Uống trước bữa ăn 30 phút và uống liên tục như vâyj trong 7 ngày .
✪ Lưu ý:
Trên thực tế, chữa bệnh á sừng chỉ được áp dụng cho người vừa mới bị bệnh, người bị bệnh nhẹ.
- Đối với phụ nữ mang thai và trẻ em phương pháp tắm bằng lá lốt chữa bệnh á sừng chỉ nên tắm trong khoảng 5 phút và tắm lại bằng nước sạch, không nên tắm quá lâu. Sau khi tắm xong thì lau khô bằng khăn mềm.
- Đối với trẻ em không áp dụng phương pháp uống nước lá lốt.
Thông tin thêm: chữa bệnh á sừng bằng lá lốt có hiệu quả không?
2/ Hướng dẫn chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không
Theo một số nghiên cứu khoa học về lá trầu không thì cứ 100g lá trầu không sẽ chứa 2,4% tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn. Hơn nữa, trong lá trầu không còn chứa một lượng lớn nước và các khoáng chất chống oxy hóa giúp phục hồi da bị tổn thương, hạn chế bệnh lây lan.
Việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng có ưu điểm lớn đó là có độ an toàn, không gây tác dụng phụ và lá trầu không còn như một chất kháng viêm tự nhiên rất tốt giúp khắc phục tình trạng khô da, thô ráp và sần sùi do bệnh gây nên.
- Cách 1: Nấu nước lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không vừa đủ đem đi rửa sạch và đun sôi khoáng 15 phút – 20 phút với nước sạch. Để nguội và chắt nước ra uống mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
- Cách 2: Sử dụng kết hợp lá trầu không với thảo dược: Dùng 7 lá trầu không, 2 nắm lá rau răm, 10 lá bèo hoa dâu đem đi rửa sạch, cắt nhỏ, cho một ít muối hạt và đun với nước khoảng 15 phút. Chắt ra khoảng 1/5 lượng nước để uống còn lại để tắm.
- Cách 3: Giã lá trầu không chữa bệnh á sừng: Chọn một nắm lá trầu không đem đi rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương đều đặn như vậy mỗi ngày.
✪ Lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng phương pháp kết hợp lá trầu không với thảo dược.
3/ Cách dân gian chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi
Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi thì cây vòi voi có chứa Tanin, Sterol, Flavonoid, Glycoside,… các chất này có tác dụng chủ yếu là chống viêm và giảm đau do bệnh á sừng, bệnh vẩy nến, ghẻ,.. gây ra.
- Cách 1: Dùng 15 lá vòi voi mang đi rửa sạch và một nắm muối đem giã nát. Sau đó dùng một khăn sạch bọc hỗn hợp này lại đắp lên vùng da bị bệnh á sừng. Bạn có thể dùng một miếng vải sạch cột hỗn hợp thuốc vào vùng bị bệnh, để trong khoảng 2 đến 3 tiếng và thực hiện mỗi ngày để đem lại hiệu quả.
- Cách 2: Dùng 20 – 25 lá cây vòi voi và 1/2 bó rau muốn nhặt sạch đen rửa và cho vào cùng với 2 lít nước, đun sôi. Sau đó, để nguội bớt và mang nước này đi tắm.
✪ Lưu ý: Theo một số nghiên cứu cho thấy thì cây vòi voi có chứa một số độc tính, khi sử dụng loại thuốc này mọi người nên cẩn thẩn và ngưng dùng nếu như có dấu hiệu bất thường.
Bạn đọc có thể xem thêm Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi bạn đã thử qua chưa?
4/ Sài đất và rau răm chữa bệnh á sừng hiệu quả
Theo y học cổ truyền thì cả rau răm và sài đất đều có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt và giải độc rất phù hợp cho chữa bệnh á sừng.
- Cách chữa: Đem sài đất đi rửa sạch, đun lấy nước, để nguội chút rồi dùng nước đó rửa vết bị bệnh á sừng. Sau đó, bạn lấy một nắm rau răm rửa sạch, để ráo nước, đem giã nát và đắp lên vết bị bệnh á sừng. Mỗi lần đắp khoảng 1 tiếng đồng hồ, một ngày đắp từ 1 – 2 lần
5/ Cách chữa bệnh á sừng bằng đinh lăng, huyết dụ và cam thảo
Theo Đông y, cây đinh lăng có tác dụng giải độc, trị viêm, giảm mụn nhọt, sưng tấy, lợi tiểu,… trong chữa bệnh á sừng cây đinh lăng giúp giảm viêm, làm lành nhanh vết thương, tang khả năng miễn dịch; Huyết dụ có tính mát giúp bổ huyết, cầm máu; Cam thảo cũng là một vị thuốc bắc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, giải độc thanh nhiệt. Kết hợp các loại thuốc này giúp chống viêm, trị ngứa và phục hồi thế bào nhanh, chữa trị bệnh á sừng rất tốt.
- Cách chữa: Lấy thuốc theo tỷ lệ huyết dụ bằng 1/2 đinh lăng và sắc như sắc thuốc bắc và sắc vừa một chén để uống (nên dùng nồi đất để đem lại hiệu quả). Cho thêm cam thảo và đường nếu bạn thấy khó uống.
Do các tác dụng của 3 vị thuốc này nên khi uống bạn không sợ tăng cân và là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt và có thể uống thay nước mỗi ngày.
6/ Kết hợp Lá sung, đu đủ tía và khoai tây chữa bệnh á sừng hiệu quả
Theo Đông y, lá sung và cây đu đủ tía (cây thầu dâu) đều có tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng và có thể chữa trị sung thũng, lở loét, ít có độc, chống ngứa. Khoa tây có hàm lượng vitamin cao, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu, bổ sung chất sừng cho da. Khi kết hợp ba loại thuốc này sẽ tạo nên nên một bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng hiệu quả.
- Cách chữa: Lấy một nắm lá (ngọn) chè xanh tươi đun sôi với nước khoảng 10 phút, sau để chè này qua ngày và lấy nớc chè này rửa nơi bị bệnh á sừng cho sạch.Sau đó lấy một nắm lá sung, lá đu đủ tía, 2 củ khoai tây (đã luộc chín) đem đi giã nhỏ. Đem hỗn hợp đã giã sẵn và dùng vải sạch bó lại ở vị trí bị bệnh, để qua đêm. Hôm sau đem bỏ hỗn hợp đó ra và rửa lại bằng nước trà xanh. Thực hiện cách này mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả.
7/ Mẹo chữa bệnh á sừng tại nhà bằng cây sài đất
Trong sách Dược điển Việt Nam (2002) có ghi thì sài đất có chứa Wedelolacton, isoflavonoid, carotene,… có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều vi khuẩn, thanh nhiệt, giải độc được dùng để chữa bệnh á sừng. Thuốc có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác để đem lại hiệu quả hơn.
- Cách làm: Lấy 20g đến 40g cây khô đem đi sắc lại còn 1 bát thuốc (nên đun bằng nồi đất); Bạn còn có thể dùng cây tươi vò lấy nước, lọc sạch để uống và đun nước tắm mỗi ngày.
Vì đây là bài thuốc dân gian nên đòi hỏi mọi người phải có tính kiên trì để mang lại tính hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thời gian sử dụng và mức độ của bệnh á sừng ở mỗi người mà những bài thuốc chữa bệnh á sừng từ dân gian có đem lại hiệu quả hay không. Đối với bệnh á sừng bị nặng thì bạn nên đến các bệnh viẹn da liễu để được bác sĩ hướng dẫn và có cách điều trị phù hợp.
Chúc các bạn thành công!
Huệ Mỹ
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!