Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa cấp tính, được biểu hiện với lớp tế bào nguyên sinh được chuyển hóa dở dang và gây hiện tượng bong tróc. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương da, khiến da nứt nẻ và tạo viêm nhiễm.
Trong dân gian vẫn lưu truyền một số cách chữa bệnh á sừng bằng nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, lá lốt, cây vòi voi, lá trầu không… Đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ ngàn xưa và đang được các nhà khoa học tìm hiểu và công nhận mức độ an toàn.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về việc dùng phương pháp dân gian trị bệnh á sừng sẽ tốn nhiều công sức, thời gian, trên thực tế đây lại là kinh nghiệm dân gian có rất nhiều ưu điểm tốt. Kể tới đầu tiên chính là nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm và đặc biệt là an toàn khi dùng, không hề gây ra tác dụng phụ như thuốc tân dược. Nếu các bạn vẫn đang thắc mắc về cách chữa bệnh á sừng theo kinh nghiệm dân gian thì nên tham khảo những gợi ý dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cách thực hiện.
Nội dung chính của bài viết bao gồm:
Tổng quan về bệnh á sừng
Dấu hiệu của bệnh á sừng rất dễ bị bỏ qua khiến nhiều người vô tư không điều trị ngay từ đầu làm bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn và tổn thương lan rộng. Do đó nên trước khi đến với cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian chúng tôi muốn cảnh báo sớm các dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng.
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa cấp tính, được biểu hiện với lớp tế bào nguyên sinh được chuyển hóa dở dang và gây hiện tượng bong tróc. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương da, khiến da nứt nẻ và tạo viêm nhiễm.
Bệnh á sừng thường có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên da nhưng rõ rệt nhất là ở gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Lòng bàn tay bàn chân xuất hiện triệu chứng bong tróc, khô ráp nứt nẻ nhất là vùng gần rìa, gót chân.
Vào mùa nóng, bệnh thường ít nứt nẻ nhưng sẽ khiến cho da bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày, các móng bị bong tróc, làm da xù xì. Còn vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng hơn, ở những vị trí da bị á sừng có thể bị toét, chảy máu, nứt sâu vào gót, gốc ngón hoặc nứt cổ gà khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn.
Tại sao lại mắc bệnh á sừng?
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây bệnh á sừng cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên một số quan sát, người ta chỉ ra á sừng phát triển trên một số nguyên nhân như là:
– Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 3% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh á sừng từ yếu tố di truyền. Tức gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh á sừng thì khả năng con sinh ra mắc bệnh á sừng cũng rất cao.
– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại: Kết quả nghiên cứu mới đây trên tờ New Daily, các nhà nghiên cứu Anh đã khẳng định rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có khả năng mắc bệnh á sừng lên đến 80%.
– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thực tế, phần lớn người mắc bệnh vẩy nến á sừng đều rất ít bổ sung vitamin A, C, D, E và đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng lớp sừng bị suy giảm.
– Nội tiết tố thay đổi: Mang thai, tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn thường gặp phải rất nhiều vấn đề làm rối loạn nội tiết tố. Đây cũng có thể được xem là nguyên nhân gây bệnh á sừng phổ biến nhất.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng thông qua giai đoạn bệnh
# Giai đoạn 1: Phát bệnh
Á sừng xuất hiện ở thời điểm mới chớm bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu vitamin C gây bong tróc da đầu ngón tay, ngón chân. Dấu hiệu ban đầu là da khô, bong tróc và nứt da, rát và hơi ngứa châm chích. Thiếu vitamin C gây tróc da thì chỉ sau 2-3 ngày là khỏi, nhưng nếu bong tróc cứ liên tục, bóc lớp da khô còn bị chảy máu thì lúc này nên biết đây là dấu hiệu sớm của bệnh á sừng.
# Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn nặng mãn tính là thời điểm bệnh xuất hiện ở nhiều đầu ngón tay, ngón chân và lan xuống cả bàn tay. Các triệu chứng bệnh á sừng bắt đầu chuyển nặng hơn như da khô, bong lớp da trắng tróc nhiều, nứt nẻ ngoài da, rớm máu. Tương tự hình ảnh 2 dưới đây.
Đặc biệt giai đoạn này bệnh á sừng đã biểu hiện các triệu chứng khá nặng. Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm da còn xuất hiện viêm loét, chảy nước dịch rất khó điều trị.
=> Cần thận trọng hơn với các triệu chứng bệnh á sừng sớm và kịp thời điều trị chủ động tích cực từ đầu sẽ giúp bệnh khỏi nhanh hơn. Việc dùng phương pháp dân gian cũng thu được kết quả tốt nếu bạn điều trị trong giai đoạn mới phát bệnh.
4 cách chữa bệnh á sừng được đánh giá cao
Á sừng là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát. Chính vì vậy, việc điều trị á sừng cần có sự thống nhất và phối hợp điều trị của 3 phương pháp này với nhau để mang lại hiệu quả tốt hơn.
1- Cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian
Vô số nguyên liệu được dùng chữa bệnh á sừng có trong tự nhiên nhưng không phải phương pháp nào cũng cho hiệu quả tốt. Điều quan trọng trong cách điều trị á sừng bằng mẹo dân gian bạn phải nhớ 3 yếu tố chính:
- Kiên trì áp dụng đều đặn, không bỏ ngắt quãng
- Dùng đúng cách tùy vào phương pháp bạn sử dụng
- Kết hợp chăm sóc vệ sinh hợp lý
Các cách trị á sừng hay dùng nhất được dân gian lưu truyền lại cho tới ngày nay mà bạn có thể tham khảo.
1/ Cách chữa á sừng bằng dầu dừa
Tính chất dầu dừa có chứa các dưỡng chất, acid béo chưa no và vitamin E nhiều giúp chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên, cấp ẩm cho da mềm hơn, giảm bong tróc nứt nẻ. Đồng thời khả năng diệt khuẩn tốt chống viêm nhiễm từ tinh dầu dừa cũng rất tốt. Có thể nói dùng dầu dừa chữa á sừng là một cách đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng da.
→ Khi dùng dầu dừa chữa á sừng có thể dùng theo 2 cách:
# Cách 1: Dầu dừa nguyên chất
- Vệ sinh vùng da bị á sừng sạch sẽ với nước, loại bỏ bụi bẩn và tế bào da chết
- Dùng tinh dầu dừa nguyên chất thoa đều lên vùng da bị khô bong tróc do á sừng. Dùng 2 bàn tay xoa đều và massage nhẹ cho thấm tinh dầu dừa sâu vào da.
- Dùng tăm bông lăn trên bề mặt da để làm sạch dầu dừa dư thừa sau đó đi ngủ
- Sáng hôm sau dậy rửa sạch lại với nước, bạn sẽ thấy da mình mềm hơn hẳn.
- Lưu ý phải dùng trong một thời gian dài thì mới phát huy hết công dụng chữa bệnh á sừng của dầu dừa.
# Cách 2: Dầu dừa kết hợp thành thuốc mỡ
- Lấy 50ml dầu dừa, 100g quả phi lao khô, 20g tóc rối và 10g kẽm oxit.
- Quả phi lao và tóc đem đốt thành than, nhưng canh sao cho không thành tro và nghiền thành bột. Trộn với bột kẽm oxit rồi rót dầu dừa vào hòa tan đều.
- Dùng hỗ hợp này bôi lên vùng da bị á sừng ngày 2-3 lần, dùng một thời gian sẽ giảm bệnh.
2/ Cách chữa á sừng bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng tốt trong việc chống viêm nhiễm, chữa lành thương tổn ngoài da, chống phong hàn và chứa chất giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, có thể dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nhằm giảm tổn thương ngoài da, làm mềm da.
→ Khi dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nên dùng theo cách:
# Cách 1: Giã đắp
- Dùng lá lốt tươi rửa sạch, ráo nước rồi đem giã nát.
- Đắp lên vùng da bị á sừng và để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.
- Dùng thêm kem dưỡng ẩm để phát huy tác dụng tốt.
# Cách 2: Sắc uống
- Lấy khoảng 100g lá lốt khô, đem rửa sạch và cho vào nồi chế thêm 1,2 lít nước và sắc nhỏ lửa
- Sắc còn khoảng 600ml thì tắt bếp chia đều uống trong ngày.
- Kết hợp bài thuốc sắc + đắp và bôi kem dưỡng ẩm đều đặn sẽ giảm bệnh á sừng rất hiệu quả.
3/ Cách chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi
Cây vòi voi là vị thuốc trị á sừng dùng rất phổ biến trong đông y, với tính chất trị bệnh có tính mát, vị đắng, mùi hăng. Có tác dụng tốt trong việc tiêu viêm, giảm đau và làm lành vết thương ngoài da nhanh. Hay được dùng trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, á sừng, vẩy nến hay viêm da cơ địa, tổ đỉa.
→ Áp dụng cây vòi voi chữa bệnh á sừng theo cách sau:
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g lá cây vòi voi
- Vài hạt muối ăn
+ Cách dùng đơn giản:
- Rửa sạch lá vòi voi, đem giã nát với muối.
- Rửa sạch vùng da bị bệnh á sừng, sau đó đắp hỗn hợp lá vòi voi + muối lên vùng da bị á sừng và dùng một tấm vải mỏng cột lại cho hỗn hợp không rơi ra. Để khoảng 45 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau đó giúp da mềm mại hơn nhé!
Bạn muốn xem thêm: Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi – Bạn đã thử qua chưa?
4/ Cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính chống viêm, kháng khuẩn cực kì cao. Với những bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến hay viêm da cơ địa thì việc dùng lá trầu không trị bệnh thu được hiệu quả giảm bệnh nhanh. Đặc biệt lá trầu không còn chữa bệnh á sừng rất tốt giúp ngừa nhiễm vi nấm, chống nhiễm khuẩn cho người bệnh.
→ Áp dụng lá trầu không trị bệnh á sừng rất đơn giản:
# Cách 1: Lá trầu không nguyên chất
- Chỉ cần lấy khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch
- Đem vò nát để các dưỡng chất trong trầu triết xuất ra nước phát huy tác dụng chữa bệnh tốt hơn.
- Cho vào nồi nước đem đun sôi khoảng 15 phút là được.
- Rót 1 cốc nước lá trầu không để uống, phần còn lại đem ngâm và dùng lá trầu không đắp lên vùng da bị á sừng cho hiệu quả giảm ngứa, bong tróc khô da rất tốt.
# Cách 2: Bài thuốc kết hợp chữa bệnh á sừng từ lá trầu không
- Nguyên liệu cần: Lấy 10 lá trầu không, 2 nắm rau răm, vài hạt muối, 10 lá bèo hoa dâu.
- Khi dùng đem rửa sạch các nguyên liệu trên, đem giã nát rồi đem đun sôi với nước khoảng 15 phút. Chờ nước nguội thì đem ngâm và rửa sạch vùng da bị á sừng. Tiến hành ngày 1 lần sau đó bôi thêm thuốc trị bệnh á sừng sẽ phát huy công dụng chữa bệnh hiệu quả nhất.
5/ Cách chữa bệnh á sừng bằng cây đinh lăng và lá huyết dụ
Đông y cho rằng, đinh lăng có vị ngọt, hơi nhẫn, tính mát có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng khả năng làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Kết hợp với huyết dụ có vị nhạt, tính mát, tác dụng bồi bổ khí huyết, cầm máu, tan máu, giảm đau, thổ huyết ra máu, tiểu tiện ra máu.
Nhờ công dụng tuyệt vời khi phối hợp 2 vị thuốc dân gian này với nhau đã hình thành nên bài thuốc chữa á sừng hiệu quả. Đồng thời làm giảm triệu chứng á sừng như đau nhức, khô da, nứt nẻ, chảy máu…
- Chuẩn bị: Lấy khoảng 50g lá đinh lăng, 40g lá huyết dụ đã khô.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị trên và đem đun với 1.3 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ để cho các vị thuốc chiết xuất ra ngoài nước. Nấu cho đến khi nước cạn khoảng 250ml thì chắt ra uống. Chia thuốc thành 3 lần uống và sử dụng sau bữa ăn.
6/ Cách chữa bệnh á sừng bằng lá sung, đu đủ và khoai tây
Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng vô cùng đơn giản, ít tốn kém và rất dễ thực hiện. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá sung, 1 nắm lá đu đủ, 2 củ khoai tây đã được luộc chín.
- Thực hiện: Rửa sạch lá sung và lá đu đủ, sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào cối sạch và giã nhuyễn. Sau đó lấy một bó trà xanh còn tươi nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, dùng nước chè này ngâm rửa những vùng da bị bệnh. Tiếp theo là lấy hỗn hợp lá sung đã chuẩn bị trên thoa lên vùng da bị á sừng và cố định lại bằng tấm gạc sạch. Để hỗn hợp trên da qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.
Mỗi ngày thực hiện cách này khoảng 2 lần sẽ giúp lấy đi phần da thừa bên trên. Đây là một trong những cách chữa bệnh á sừng bằng đông y theo kinh nghiệm của dân gian.
7/ Cách chữa bệnh á sừng bằng rau răm và sài đất
Bài thuốc chữa bệnh á sừng từ rau răm và sài đất thường được sử dụng nhiều để làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, vết thương nhanh lành hơn. Người bị bệnh á sừng có thể học hỏi cách điều trị bệnh á sừng bằng rau răm đơn giản như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Chuẩn bị khoảng 50g lá và thân non rau răm, 50g cây sài đất tươi.
- Cách dùng: Làm sạch 2 nguyên liệu đã chuẩn bị trên rồi đem ngâm qua với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau. Tiếp theo là vò nát rau răm và cây sài đất rồi cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước vào đun sôi nhỏ lửa. Để nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm rửa vết thương bị á sừng.
Mỗi ngày thực hiện cách này một lần cũng có thể giúp cho tình trạng á sừng giảm thiểu một cách đáng kể.
2- Chăm sóc da khi bị bệnh á sừng
Những người mắc bệnh á sừng cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng khôi phục tổn thương do á sừng gây ra. Bên cạnh những phương pháp điều trị được gợi ý trên, cần có sự cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng và sản sinh tế bào mới.
# Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Bệnh á sừng thường gây ra hiện tượng bong tróc, nứt nẻ trên da và gây đau đớn khi thời tiết hanh khô. Vì vậy, việc dưỡng ẩm cho da là điều hết sức cần thiết.
- Để hạn chế tình trạng bong tróc làm tổn thương da, tuyệt đối không được chà xát, cào gãi mạnh. Vì điều này có thể làm tổn thương biểu bì da, gây nhiễm khuẩn và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế ngâm rửa tay, chân nhiều lần trong ngày. Bởi vì nó có thể làm cho lớp da á sừng dưới da dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm khi ẩm ướt. Khi chân, tay ướt thì phải dùng khăn bông thấm khô, sau đó bôi thuốc lên để giúp tái tạo tế bào da nhanh hơn.
- Không ngâm rửa chân tay bằng nước muối đặc. Bởi đặc tính sát khuẩn mạnh cùng với tính hút nước cao muối có thể khiến cho da bị tổn thương rộng hơn, da khô hơn. Đối với những vùng da bị tổn thương nặng, việc ngâm nước muối còn bị đau rát.
- Cần hạn chế tiếp xúc với sữa tắm, hóa chất có tính tẩy rửa cao. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thì nên sử dụng thiết bị bảo vệ để hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc. Lưu ý nên dùng bao tay làm từ latex chứ không nên dùng bao tay cao su.
- Giữ ấm cơ thể khi vào mùa đông, hạn chế để vùng da á sừng tiếp xúc với không khí lạnh và làm cho tình trạng nứt nẻ trở nên nghiêm trọng.
- Thận trọng khi sử dụng các dụng cụ mạ nickel cùng các đồ thuộc da như giày dép da,…
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng là một cách giúp ngăn chặn á sừng phát triển.
# Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì việc cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng được các chuyên gia khuyến khích. Bởi chế độ dinh dưỡng có thể khiến cho tình trạng á sừng trở nên nghiêm trọng hơn, nếu sử dụng không phù hợp.
- Người mắc bệnh á sừng cần bổ sung đủ nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép trái cây cũng rất tốt. Nước có tác dụng giúp cho quá trình chuyển hóa vận động hiệu quả và tăng cường độ ẩm cho làn da.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như A, E, C như đu đủ, cam, bưởi, xoài, cùng với thực phẩm chứa nhiều kẽm như cua, hàu, sò, nấm. Tuy nhiên, đối với nhóm hải sản, nên sử dụng theo đúng lượng vì chúng có khả năng kích ứng mạnh.
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, ngũ cốc, bơ, dầu thực vật,…
- Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, chất kích thích, cafe trong thời gian á sừng bùng phát.
# Cân bằng tâm lý:
Yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định trong việc á sừng phát triển hay chấm dứt. Khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho nội tiết tố tăng tiết một số hormone và làm á sừng tái phát.
+ Hãy thư giãn cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng.
+ Cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
+ Tránh tình trạng âu lo, căng thẳng kéo dài.
3- Điều trị bệnh á sừng bằng thuốc Tây
Y học hiện hiện đại sử dụng công nghệ, thông tin đã được nghiên cứu xác thực rõ ràng chữa bệnh. Còn phương pháp dân gian chủ yếu là điều trị bệnh theo kinh nghiệm truyền lại, thông tin chữa bệnh còn nhiều hạn chế về mặt khoa học cũng như tác dụng nhận được. Hiện nay, có một số loại thuốc Tây được sử dụng cho trường hợp á sừng đó là:
– Nhóm thuốc acid salycilic: Có tác dụng đẩy mạnh quá trình sừng hóa đồng thời định hình lớp sừng và hạn chế khô ráp da. Cách sử dụng phù hợp đó là dùng loại thuốc bôi này khoảng 1-3 lần/ ngày với một lượng vừa phải và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Nhóm thuốc chứa corticoid fucicort: Được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 2-3 lần/tuần, và dùng cho vết thương hẹp. Tác dụng chính của thuốc lá kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ sừng, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong và kích thích tái tạo làn da mới. Một số nhóm thuốc được chỉ định như là Fexofenadin, Certerizin, Prednisolon theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với Gentrizone – một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị nhiễm trùng da, trị nấm, viêm ngứa, giảm sừng hóa, cung cấp độ ẩm cho da khá ổn định.
→ Nhược điểm: Mặc dù thuốc Tây mang lại hiệu quả điều trị á sừng khá cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo, thuốc Tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn và không thể sử dụng thuốc trong thời gian dài. Vì vậy việc dùng thuốc điều trị cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ để bệnh được điều trị chính xác.
4- Dùng thuốc Đông y chữa bệnh á sừng
Bên cạnh việc điều trị á sừng bằng Tây y, các bạn hoàn toàn có thể kết với với các bài thuốc Đông y để tăng cường tính hiệu quả. Song, việc kết hợp điều trị này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
# Đối với trường hợp á sừng mới bùng phát:
+ Bài thuốc uống trong: Chuẩn bị ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm, kim ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa mỗi vị 12g cho vào ấm và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
+ Bài thuốc dùng ngoài: Sử dụng hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi vị một lượng vừa đủ đem đi nấu với nước cho sôi để ngâm rửa mỗi ngày. Kết hợp đều đặn với bài thuốc uống sẽ cho hiệu quả nhanh chóng làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh á sừng phát triển.
# Thuốc chữa bệnh á sừng trên diện rộng
+ Thuốc uống trong: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ mỗi vị 12g. Sắc các nguyên liệu trên với nước và chia thành 2 lần uống, sử dụng hết trong ngày. Mỗi thang thuốc có thể uống 1-2 ngày.
Có thể dùng bã thuốc đun với nước để tắm, ngâm vết thương do á sừng.
+ Bài thuốc dùng ngoài: Măng tiêu 500g, cúc hoa dại 240g, khô phàn và xuyên tiêu mỗi thứ 120g mang đi sắc với nước và dùng để ngâm vết thương. Kiên trì sử dụng cách này thường xuyên có thể giúp cho tình trạng á sừng thuyên giảm đáng kể.
Một số lời khuyên khi điều trị bệnh á sừng
Tại Bệnh viện Bạch Mai – Chuyên khoa da liễu đã thu nhận không ít trường hợp bị bỏng rát, hoại tử da ăn sâu vào mô mềm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nặng nhất là trường hợp Chị Thanh Hoa ( Tên đã được đổi) 2 năm về trước. Bị bệnh á sừng nhưng chữa mẹo đã dùng cây thuốc không rõ ràng đắp trị á sừng, gây hoại tử vào xương phải phẫu thuật cắt bỏ các chi bàn chân.
Có thể nói, y học hiện đại không phủ nhận nhiều bài thuốc dân gian, y học cổ truyền dùng cây cỏ thảo mộc giúp điều trị giảm bệnh khá tốt, lại không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây y. Tuy nhiên các bác sĩ Da liễu luôn khuyến cáo người bệnh á sừng không nên lạm dụng tự ý chẩn đoán bệnh, tự ý chữa bệnh á sừng một cách tùy tiện bởi không có kiến thức chuyên môn sâu rất dễ gặp phải sai lầm trong điều trị khiến bệnh nặng hơn. Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên thăm khám và điều trị á sừng trực tiếp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý dùng thuốc điều trị bệnh khi chưa được hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cách chữa bệnh á sừng với các nguyên liệu tự nhiên đã giúp bạn có thêm hướng đi cho việc điều trị bệnh. Tốt nhất, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên tới bệnh viện chẩn đoán cụ thể, áp dụng đúng phương pháp điều trị theo lời khuyên của bác sĩ giúp điều trị bệnh á sừng đạt hiệu quả cao.
Bạn nên tham khảo:
Tay em bi bong troc, da tay tho cung va dau rat, de bi nut chay mau dau ngon tay. The co phai a sung khong ah? Ban dau em bi di ung nuoc rua bat my hao bieu hien la tay noi mun nuoc, ngua, bong rop het 1 luot da tay phai. Em boi vitamin E thay gan nhu khoi. Nhung khoang 1 thang sau thay tay thi thoang ngua roi bi lai. Gio thi lan ca sang thay trai.hic… em dang rat mong muon tim cach de chua. Hic
Mình cũng bị bong da tay đến nứt hết đầu ngón tay và đau nữa, mình có cách chữa này rất hiệu quả , rẻ và cực kỳ dễ làm: bạn mua lá lốt về lấy lá lốt sát lên những chỗ bị á sừng, sao cho nước lá ngấm vào trong da của bạn. Bạn cứ kiên trì làm như vậy sẽ thấy kết quả từng ngày đấy. Chúc mau khỏi.
Cám ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm. Cho mình hỏi liệu mình giã Lá lốt vắt lấy nước bôi vào chỗ bị á sừng có được không? Hay dứt khoát phải sát thẳng lá lốt mới đạt hiệu quả? Vì thực ra ở nhà không có thời gian nên mình định mang đến CQ tranh thủ. Mong hồi âm của bạn!
cách nào cung dc bạn a, miễn là nc lá lốt nguyên chất. mình thì hay sát hơn, vi đỡ mất thời gian vắt, hơn nữa ncs để mùa hè này dễ thiu lắm
Bé nhà mình bị bong da tay nhiều lắm, bị 1-2 tuần lại thấy hết bong vda, tay cháu lúc nào nhìn vào cũng cảm giác căng bóng và mỏng manh, bé nhà mình mới bị. Đi khám thì ở da liễu bảo bé nhà mình bị á sừng nhưng k hiểu bs kê thuốc thế nào, dùng thuốc thì cũng thấy đỡ nhiều (đỡ chứ k khỏi) mà khi ngừng thuốc k bôi nữa thì lại bị y hệt thế. Mình có mua lá trà xanh về đun lên lấy nước rửa cho con hàng ngày mà cũng k thấy nó đỡ mấy. Có nhà mẹ nào mà có bé bị á sừng k, chia sẻ cách chữa cho mình với.
Me no oi benh a sung nay cu he gap thoi tiet hanh kho, da thieu am la se bi ,do vay ma benh thuong nang hon vao mua dong. Me no phai boi duong am thuong xuyen cho con, ke ca do roi van cu phai boi ngay 2 lan ,xac dinh benh nay la benh co dia ,kho khoi lam…han che dung thuoc tay thoi vi may thuoc o da lieu ke deu co corticoid het
neu ma chua dong y thi chua o dau. me nao biet dia chi chua dong y tot thi lam on mach gium e voi nhe. con nha e cung bi a sung hon 1 nam nay roi den mua dong nhin da tay da chan con ma xot xa lam. e o hn nha cac me
ui mình có kinh nghiệm 6 năm bị á sừng đây mình cũng đi chữa nhiều lắm tốn tiền lắm mà chẳng khỏi, mà mình thấy nhiều người chữa chỉ khỏi lúc đó rồi sau lại bị lại. Mãi sau này bà mình ở quê có người mách uống lá đinh năng với cây huyết dụ phơi khô rồi sắc uống thay nước hàng ngày,mình uống 1 năm thì khỏi và cũng gần năm nay k thấy có dấu hiệu bị lại trộm vía hy vọng là đã khỏi hẳn rồi mọi người thử cách đó xem!
Mình bị mấy năm rồi nhưng bs bảo bệnh này k khỏi được quả thực mình cũng đã chữa nhiều loại thuốc rồi nhưng không thấy đỡ. mà vân tay cũng dần dần bị mờ đi nữa…
Để mình về làm thử xem sao nhé, hy vọng sẽ có kq
cảm ơn bạn rất nhiều
Mình bị bệnh này cũng phải hơn chục năm rồi. Chấp nhận sống chung với lũ thôi. Kinh nghiệm của mình là bôi thuốc mỡ Flucina. Thường thì ở cơ quan mình bôi kem dưỡng da bình thường như kiểu nivea thôi. Đợt nào bị bong nặng thì buổi tối trước khi đi ngủ mình bôi Flucia. Bôi cỡ tầm tuần thì tay trở lại nhẵn nhụi, mịn màng. Lúc nào bị lại thì lại tiếp tục sự nghiệp bôi thuốc và bôi dưỡng thôi
E cung tung boj flucinar n chj co td tjme dau boj thoj sau nhu kjeu boj nhjeu nen bj nhon thuoc y k thay do luon…ma e thay moi ng bao may loaj thuoc boj nay co thanh phan gay haj cho da neu boj nhjeu nen e cung so
Bị bệnh này phải kiêng tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa nếu bạn dùng sửa tắm chứa nhiều sữa hoặc dùng đồ cho trẻ con như Jhonson baby cũng OK đấy. Xà phòng mạnh như xà phòng giặt nước rửa chén thì tiệt. Có dùng thì phải đeo bao tay vô
Mình hầu như năm nào cũng bị, bị nguyên 2 bàn tay, cứ khi nào bắt đầu lên sừng thì bôi ngay thuốc mỡ tra mắt Tetraxilin vào (buổi tối trước khi đi ngủ), chỉ 3 ngày là khỏi. Tất nhiên khỏi đc 1 thời gian ngắn xong là lại bị lại. Còn lần nào chưa kịp bôi thì lan nhanh lắm, mà bôi thì lâu.
mình bị bong chóc da và ngứa . mùa hè thi khô da con mùa đông thi nứt nẻ chay máu mình bị phải 6-7 năm nay rồi mình có đi khám da liễu thì bs bảo á sừng dùng thuốc thấy bệnh đỡ nhiều mà ngưng cái bị lại liền àh.
mình cũng tham khảo các mẹo chữa, thì mình có áp dụng thoa dầu dừa, rồi ngâm tay chân với nước lá trà xanh, trầu ko nhưng mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả cũng ko khả quan cho lắm.
e bị bệnh này mười mấy năm rồi chữa các kiểu mà k khỏi, dùng thuốc chỉ đỡ thôi lên giờ e cũng chán để kệ nó thôi mẹo gì thì cũng đều k ăn thua
Mình cũng đang bị á sừng đây chữa ở DLTW khỏi đc mấy tháng h lại bị lại có mẹ nào chữa khỏi rồi bằng cách nào, hay ở đâu thì mách mình với. cảm ơn các mẹ
Mình bị á sừng từ năm 2010-2015. đến năm 2016 mình đc ng qen gthieu đến chữa ở trung tâm thuốc dân tộc, mình đến khám và bsi hướng dẫn mình cách uống thuốc, ngâm rửa chân bằng lá rửa sau đó bôi thuốc cộng với tăng cường vận động và ăn nhiều hoa quả, kiêng khem những gì thì trong tờ giấy hdsd đều có đầy đủ chi tiết. Mình kiên trì thực hiện khoảng 4 tháng liên tục, kết quả đã có tiến triển rất tốt, hiện gần như mình đã khỏi bệnh, chỉ thi thoảng mình bôi bảo đưỡng chân bằng kem dưỡng ẩm thôi. Rất nhiều người đã chữa khỏi tại nhà thuốc này. Bạn thử chữa ở đó xem chi phí hơi cao chút xíu nhưng mình thấy hiệu quả.2 năm nay mình k thấy phát bệnh lại mặc dù mùa đông vừa rồi lạnh và hanh khô như thế
e cung chua o day ne chi, e bi a sung ke tu luc e moi vo DH, hoi day bi nang lam, chan bi nut chay mau, hau nhu luc nao cung phai deo tat bat ke mua dong hay mua he. hoi day e den trung tam nghien cuu va ung dung thuoc dan toc de kham va mua thuoc, hoi day hinh nhu bai thuoc chua co ten, chi co noi thuoc dong y dac tri viem da co dia. thuoc o day co thuoc uong, thuoc boi voi thuoc rua, ma e het tien len chi lay thuoc uong va thuoc boi, con thuoc rua bac si noi voi e co the lay la che xanh ngam thay cung duoc. the ma e khoi het benh nay. quan trong la moi nguoi co gang kien tri nhe, thoi gian lau nhung dem lai hieu qua lau dai
Chào bạn ! cho mình xin địa chỉ của trung tâm đấy được không, mình cũng bị á sừng suốt 5-6 năm nay đi khám, dùng thuốc nhiều loại lắm rồi mà k khỏi, giờ 2 bàn tay lẫn 2 bàn chân mình khô nứt mình làm việc gì cũng k nỗi nữa vì đau lắm mùa đông là cực hình á…cảm ơn bạn nhé
tien thuoc moi 1 thang het bnhieu ha ban?mua thuoc ca lieu trinh hay mua tung thang 1 vay?
Chị ơi chị xem cho e có phải cùng chỗ chị bảo k ạ? E thấy bạn này cũng chia sẻ chữa khỏi á sừng ở trung tâm thuốc dân tộc đấy http://www.chuatribenhviemda.com/hanh-trinh-chua-khoi-benh-a-sung-to-dia-ban-tay-cua-toi.html
Tay e cũng bị á sừng gần 4 năm nay rồi. Mùa đông tay nứt toác chảy máu đau lắm, tắm gội, giặt quần áo, rửa bát e đều phải đeo gang tay bất tiện vô cùng mà cũng k biết phải làm sao, chữa tái chữa hoài bệnh đỡ r bị lại nản lắm
Mình bị bệnh này phải đến cả chục năm rùi, tay hầu như mất hết vân tay. Nhạy cảm với các loại hóa chất, tới mùa thu, đông là nặng thêm. Mình đã chữa thuốc đông y, cũng kg hết. Chỉ còn cách sứt kem dưỡng ẩm 24/24. Lập gia đình, chăm con nhỏ, nội trợ bếp núc thì kg sứt kem gữ ẩm thường xuyên được vì gặp nước kem trôi hết. Mình đau khổ với căn bệnh da này ghê ghớm, ngại kg dám bắt tay ai vì tay lúc nào cũng khô ráp và tốn kg biết bao nhiêu tiền mua kem giữ ẩm. Bệnh này nên liệt vào danh sách bệnh vô phương cứu chữa mới đúng!
Mình cũng đã từng bị á sừng cách đây 2 năm. Hồi đấy bị rất nặng, chân bị nứt, chảy nước, đi lại khó khăn, tay thì bị khô nứt, rớm máu. Mình đi khám dùng thuốc ở viện da liễu khỏi rồi xong bị lại, sau đấy mình tích cực ngâm nước chè xanh 1 năm liền nay thì không còn bị như trước nữa, nhưng vân tay thì biến mất sạch rồi 🙁
trời ơi em bị mấy năm nay.. giờ kín hết 2 chân rồi khổ quá :(( k cách nào khỏi đi khám bnh nơi…
Chào các mẹ
em năm nay 23t,e bị bệnh á sừng da đầu hơn 3-4 năm nay.em đã đi bệnh viện da liễu khámnhưng họ bảo chỉ điều trị hết đc 1 thời gian rồi sẽ bị lại.nhưng sau time điều trị em thấy bệnh không khuyên giảm mấy.xin cho em hỏi có mẹ nào cũng bị bệnh này và có phương pháp điều trị tốt hơn xin chỉ giúp em
thanks cả nhà.
Em cũng z nè chị ơi ,khám da liễu hoài ko hết ,bị gần 10 năm rồi ý
các bạn dùng dầu dừa thường xuyên nhé. Uống thuốc và sức thuốc nhiều có hại lắm. Mình cũng bị nhưng thay vì uống thuốc thì mình dùng dầu dừa. Gội xà bông không thì rất khô và bệnh cũng không thuyên giảm. Mình dùng dầu dừa bôi lên xong ủ tóc tầm 30 phút rồi gội đầu bình thường. Nó cũng ko hết hẳn nhưng 1 thời gian bị lại cũng giống như dùng thuốc thôi. Nếu xài thường xuyên thì sẽ ko bị lại, thời gian bị lại kéo dài hơn hẳn. Thực ra thì dầu dừa cũng giống thuốc thôi nhưng nó là thiên nhiên nên không gây hại cho bản thân mình mà còn chăm sóc tóc mềm mượt mà còn mọc nhiều và dài hơn nữa. Mình bị bệnh đó mà tóc mình rụng quá trời. Dùng dầu dừa nó mọc lên lại cũng an ủi. Mn thử xài xem sao nhé.
Vợ tôi hiện đang có bầu được 5 tháng, cách đây hơn một tháng cô ấy bị viêm da cơ địa á sừng, bong da đầu ngón tay và rất là ngứa. Hàng ngày cô ấy phải dùng Vaselin bôi cho đỡ ngứa và đỡ khô da. Tôi muốn hỏi vợ tôi mang bầu thì nên áp dụng cách nào hiệu quả mà an toàn cho cả 2 mẹ con? Mong đc mọi người share kinh nghiệm giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn!
Em bị á sừng mấy năm nay, khó chịu vô cùng, gió mùa về vừa lạnh vừa khô tay, đau như dao cứa, đi khám dùng thuốc các kiểu không khỏi, lên nhiều diễn đàn hỏi mọi người về cách chữa cũng đều thử nhưng không có ăn thua gì hết, bệnh tái đi tái lại khổ ơi là khổ
Mih bị bệnh á sừng ở tay,chữa 3 lần ở bệnh viện da liễu thuốc toàn corticoid,hiện bệnh không khỏi,da có cảm giác sậm màu và nhăn nhúm teo lại. Bắt đền chả bắt đền đc mà chữa chỗ khác khong biết ở đâu tốt để mà chữa. Mẹo dân dan mih làm đủ cachs có thể làm r không ăn thua.
Mẹ đẻ mình bị từ khá lâu rồi, chữa rất nhiều cách, cả đông y và tây y mà ko khỏi. Da tay thì mới đầu da bị rám và luôn khô khô căng căng ở bề mặt da. Còn da chân thì cũng rám từng phần, dần dần những chỗ da đó cứ lan dần, còn những chỗ cũ thì da rám thẫm lại, hoặc sần lên như vỏ bưởi mùa đông mới khổ, da nó khô cứng lại, xong nứt nẻ rướm máu mẹ mình kêu đau với xót hoài…sau này mẹ mình chịu khó ngâm rửa chân tay bằng nc lá trà xanh, sau đó thoa dầu dừa ngày 2 lần sáng + tối mẹ mình cứ kiên trì ngày nào cũng làm như vậy thì trộm vía là vài năm gần đay không thấy bệnh nặng thêm.
huhu , e cũng đang bị á sừng nè, cả tay và cả chân luôn , trước e chỉ có bị mua đông , mùa hè nhẹ hơn mà giờ là bị quanh năm luôn , da khô nứt mà bong da thường suyên , em dùng nhiều thuốc không có khỏi ai khỏi rồi chỉ giùm e cách chữa với akkk :(((
mình bị á sừng da đầu, đã từng khám pgs.ts của BV Da liễu TW nhưng chỉ tạm bớt thôi, mình chữa 2 đợt ở đó rồi cũng nản vì cứ khỏi lại bị lại sau đấy mình còn theo đông y mấy nơi, các bác sỉ đông y thì bảo không được dùng dầu gội đầu nữa mà chỉ dùng bồ kết để gội đầu, nhưng mình chỉ được thời gian đầu, gội đầu bằng bồ kết cũng chỉ được mượt tóc thôi chứ không cải thiện được tình trạng ngứa, gầu và vây á sừng. Mình chịu hết nổi, lâu lâu một tuần phải gội bằng dầu gội để tẩy sạch, bây giờ mình dùng luôn dầu gội và không đi khám nữa, gội mổi ngày và dùng đầu ngón tay để mát xa cho máu lưu thông là chính chứ không phải là móng tay, bây giờ tạm ổn, bệnh cũng đỡ hơn xác định sống chung với bệnh thôi
Bạn ủ dầu dừa 1 tuần 2 lần thử xem sao nhé, dầu dừa tự nhiên và rất tốt cho da và tóc, bạn cũng có thể bổ sung 1/2 trái chanh hoặc mật ong, hoà hổn hợp dầu dừa+chanh+mật ong bôi lên da đầu,chân tóc ra đuôi tóc cho thấm đều, ủ khoản 30p-60p gội sạch =2 lần dầu gội , 1 tuần bạn làm 2 lần,bạn sẽ thấy da đầu có sự khác biệt .Chúc bạn thành công.
ko biết cạo đầu bôi vôi có khỏi đc ko nhỉ?!!!
Con gái tôi cháu 14 tuổi, da tay rất khô, 2 bàn chân bị tróc da nhiều lần, đi da liểu bác sĩ đoán bị á sừng, cho bôi thuốc làm mềm da, sau khi bôi thì giảm tróc mà sau vài ngày thì bị nứt gót chân và chảy máu, các đầu ngón chân cũng bị nứt rất nhiều. Cho tôi hỏi có cách nào giúp con gái tôi chữa khỏi bệnh này không? Tôi không dám cho con dùng thuốc tây nhiều.
Tôi bị á sừng bàn tay, chữa rất nhiều nơi không khỏi, bệnh ngày một nặng hơn đến lỗi mất hết vân tay. Qua thông tin trên mạng tôi biết được một địa chỉ chữa bệnh bằng đông y gồm có 3 loại thuốc dùng kết hợp khá ổn, tôi bôi liên tục trong hơn 2 tháng thì bệnh khỏi, một năm nay da tay không bị bệnh.
Tôi thường xuyên bị bong da ở các đầu ngón tay, da các đầu ngón tay mỏng như muốn chảy máu bất cứ lúc nào, bong nhiều hơn khi tôi giặt quần áo và nhất là mùa đông. Bệnh viện da liễu kết luận tôi bị á sừng nhưng chữa mãi không khỏi, cứ đỡ lại bị lại… tôi muốn chữa bằng thuốc nam ai biết địa chỉ nào tin cậy, thuốc tốt thì làm ơn chỉ giùm tôi nhen.
Cháu bị bong tróc da đầu ngón tay và chân, cứ đụng nước hoặc xà phòng các loại là tình trạng nặng hơn, da khô nhăn lại mất hết vân, có vết như dao cứa. Đi khám bác sĩ nói là chàm cho thuốc uống và bôi nhưng không hết có nơi lại nói cháu bị á sừng cho thuốc về dùng cũng chỉ đỡ thôi. vậy cháu bị sao ạ bệnh của cháu có chữa khỏi đc không ạ??
đánh dấu, bố mình cũng bị, khổ sở vô cùng hic
E cũng bị á xừng tính ra cũng ngót nghét gần chục năm và cách đây hơn 2 năm mới chữa được cái bệnh này. Mn cứ bảo bệnh này k khỏi đc, nhưng trvia là hơn 2 năm nay e k bị. Từ lúc bị bệnh e chữa các thể loại k khỏi, đỡ thì cũng đỡ nhiều lắm tuy nhiên cũng có nơi chữa mà dùng thuốc hoàn toàn k thấy tiến triển gì. E ban đầu là chỉ bị 1 ngón trỏ thôi, lúc đấy phàn da nó chỉ gọi là khô và nhăn nheo hơn so với bt xong e bôi vaseline thì hết, hết 1 thời gian nó lại bị lại rồi dần dần nó lan sang các ngón khác xuống cả lòng bàn tay nhưng lòng bàn tay thì đỡ hơn. Mùa hè thì còn đỡ chứ mùa đông da tay e nó khô dúm lại, nứt nẻ chảy máu đau lắm. E đi khám da liễu BS bảo bị á sừng, kê cho e thuốc có thấy đỡ nhưng khi e dừng thuốc khoảng 1-2 tuần thôi da lại bắt đầu khô rồi nứt toác ra, e phải kiêng hoàn toàn tiếp xúc trực tiếp với xà phòng và các chất tẩy rửa. Cuối cùng e lân la thế nào xem dc video tư vấn chữa á xừng của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng TDT, e tìm hiểu thấy phản hồi tốt lên đúng là có bệnh vái tứ phương mọi người ah, e cũng tặc lưỡi gọi điện tư vấn xong đặt mua thuốc về dùng. Đc cái ở đây e thấy họ hướng dẫn tư vấn cũng nhiệt tình mà phản hồi của những người đã chữa ở đây thì có vẻ tốt lắm. Đơn của e chỉ phải dùng thuốc uống và thuốc bôi do bs bảo tình trạng của e k rịn nước nên k cần dùng tới lá rửa. Chừng 2 tuần đầu thì bệnh vẫn vậy, k thấy đỡ mà cũng k thấy bị ngứa hơn như nhiều bạn phản hồi. Sau đấy thì da bắt đầu đỡ khô hơn, nên vì thế cũng giảm hẳn hiện tượng nứt, chảy máu. E dùng hết 1 tháng thì da tay thấy mềm, tất nhiên là vẫn còn độ khô và ráp nhưng hết cảnh nứt chảy máu và càng dùng thì cải thiện rất tốt, sang tháng thứ 2 thì cứ dần dần da tay k còn bong tróc gì nữa, dần dần lớp sừng khô cứng được thay thế bằng lớp da non nhưng lúc này lớp da non mọc lên e thấy da mỏng (hơi đỏ) nên cảm giác hơi đau, hơi ngứa 1 chút, sang tháng thứ 3 liệu trình vẫn duy trì uống và bôi da tay e dần hồi phục như bình thường, tuy nhiên da tay có hơi chút nhăn nheo do bị bệnh lâu năm. Về chế độ ăn uống kiêng khem e kiêng café, đồ tanh, hải sản…bs dặn ntn e làm theo y hệt vậy. Hàng ngày e có rửa nước lá trà xanh pha loãng sau đó bôi dưỡng ẩm trc khi đi ngủ, dần cũng hình thành thói quen từ đó đến giờ mọi người ạ và trvia là da tay giờ gần như bình thường. Mọi người chưa khỏi thì thử cách của e xem sao ah, thuốc ở kia thì nó là thuốc đông y k có corticoid nên hiệu quả hơi chậm, nhưng k có td phụ dùng rất yên tâm ah nếu theo cách của e thì mọi người phải kien trì thì mí được ah
bạn ơi cho mình xin địa chỉ của trung tâm đấy đi. tks bạn nhiều
địa chỉ của trung tâm đấy mọi người xem trong đây nhé https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu-dong-y-dac-tri-benh-viem-da-co-dia.html căn bản e ở xa nên k đến tận nơi khám, e tư vấn qua đt mà
còn sđt thì e có đây ah 0983059582
Bị bệnh này thì khó chịu cực kỳ, lại còn không làm được việc nhà nữa chứ. Mọi người hay gọi đùa là bênh tiểu thư đó. hix