Những thông tin về cách điều trị á sừng ở tay bằng thuốc, các mẹo dân gian…đang được nhiều người tìm hiểu. Mỗi cách điều trị có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chỉ cần lựa chọn đúng cách cộng thêm kiên trì thì bệnh sẽ mau khỏi.
Nội dung bài viết bao gồm:
I/ Một số biểu hiện á sừng ở tay, rất dễ nhận biết
II/ Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay
III/ 3 Cách điều trị á sừng ở tay phổ biến hiện nay
1. Dùng thuốc Tây y chữa á sừng ở tay
2. Cách chữa á sừng ở tay bằng thuốc dân gian
3. Chữa bệnh á sừng ở tay bằng bài thuốc Đông y
IV/ Lời khuyên nếu bạn muốn chữa khỏi hẳn bệnh á sừng ở tay
Một số biểu hiện á sừng ở tay, rất dễ nhận biết
Bất kì người bị á sừng ở tay nào cũng đều than phiền những triệu chứng á sừng ở tay rất khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cần được chữa trị ngay. Thế nên không ít người bệnh lao tâm khổ tứ tìm cách điều trị á sừng ở tay nhanh khỏi nhất, nhưng sẽ không đơn giản nếu bạn không hiểu về bệnh cũng như có nền tảng kiến thức chuyên khoa. Á sừng ở tay được nhận diện qua một số đặc điểm lâm sàng như sau:
- Da khô, xuất hiện các mảng da bong tróc.
- Có dấu hiệu nứt nẻ ngoài da, không rõ ranh giới.
- Da căng, ngứa.
- Dày sừng.
- Hình thành mụn nước sâu, khi mụn nước vỡ hoặc tự khô làm cho da bong tróc dần và làm lộ lớp da non.
- Bệnh thường biểu hiện rõ nét khi thời tiết lạnh, hanh khô. Các mảng bong tróc nhiều hơn có thể dẫn đến hói đầu và lan ra các vùng da khác.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay
Theo PGS. TS. Trần Lan Anh – Giảng viên Bộ môn Da liễu Đại học Y Hà Nội, á sừng là một một dạng bệnh lý thuộc cơ địa do rối loạn chuyển hóa tại thành tế bào nguyên sinh và hình thành lớp sừng chưa hoàn thiện. Lớp sừng non này còn rất yếu và không đảm bảo chất lượng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh á sừng chủ yếu đó là do di truyền, cơ địa dị ứng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
Á sừng ở tay rất phổ biến và bất kì ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh bởi các nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc hóa chất độc hại
- Nguồn nước ô nhiễm
- Nhiễm trùng vết thương hở
- Cơ địa thiếu chất
- Do thời tiết vào mùa đông hanh khô
- Vệ sinh da kém
Khi tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay trên tay người bệnh sẽ có dấu hiệu khô da, da bong tróc sừng, kèm theo ngứa, nứt nẻ da, chảy máu. Khi đó người bệnh nên tìm cách chữa á sừng ở tay khỏi hẳn ngay từ khi mới xuất hiện, tránh để bệnh kéo dài trở nên mãn tính và rất khó trị về sau. Sau đây là một số chia sẻ cách trị á sừng ở tay cho hiệu quả tốt mà người bệnh có thể tham khảo.
3 Cách điều trị á sừng ở tay phổ biến hiện nay
Ngày nay, việc vận dụng và kết hợp các phương pháp điều trị á sừng với nhau góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên để thực hiện tốt các phương pháp này, tốt nhất nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bacs xi chuyên khoa.
1/ Dùng thuốc Tây y chữa á sừng ở tay
Thuốc Tây y điều trị á sừng ở tay gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc uống cho tác dụng trị bệnh toàn thân. Trong điều trị bệnh á sừng ở tay thường dùng một số loại thuốc như:
# Thuốc Salicylic Acid
Thuốc trị á sừng ở tay này có tác dụng chính là chống nhiễm khuẩn, giảm sừng hóa ngoài da giúp da mềm hơn từ đó giảm đau và bong tróc. Dùng bôi ngoài da và thường dùng 2-3 lần/ngày tùy vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
Tuy nhiên cần lưu ý: Thuốc Salicylic Acid có tác dụng phụ không tốt là gây hoại tử tế bào nếu dùng không đúng cách hoặc quá liều. Thế nên khi dùng cần tránh bôi thuốc vào miệng, mắt, và một số niêm mạc nhạy cảm khác. Nếu lỡ có dính thì nên rửa sạch ngay với nước.
# Thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid được dùng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có một số tác dụng tốt trong việc kháng viêm nặng, chống quá trình sừng hóa da, cấp nước dưỡng ẩm giúp giảm triệu chứng á sừng ở tay. Tuy nhiên do thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm nên cần dùng trong thời gian ngắn, và chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc chứa hoạt chất Corticoid hay được dùng trong trường hợp nặng như: Fexofenadin, Certerizin, Prednisolon…
# Thuốc khác kèm theo
Trong nhiều trường hợp nặng, việc dùng độc lập các thuốc trên không cho hiệu quả chữa bệnh tận gốc thì lúc này một số thuốc được dùng phối hợp chữa bệnh á sừng ở tay như: Thuốc kháng Histamin giảm ngứa da, thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm, thuốc giảm đau, cầm máu…
⇒ Lưu ý dùng thuốc tây y trị á sừng ở tay:
+ Không tự ý dùng thuốc trị á sừng ở tay, nhất là khi dùng thuốc phối hợp cần lưu ý không dùng tùy tiện, chỉ dùng khi bác sĩ kê đơn.
+ Dùng thuốc thấy có dấu hiệu khác thường như: ngứa da, nổi mẩn đỏ, teo da, rạn da… Thì nên dừng thuốc và tới gặp bác sĩ vì đây có thể là tác dụng phụ của thuốc.
+ Thường xuyên dùng thuốc hoặc kem dưỡng ẩm cấp ẩm cho da mềm, nhất là vào mùa khô dù đã khỏi bệnh.
+ Không tự ý ngưng thuốc khi thấy dấu hiệu bệnh á sừng giảm vì cần trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm: Bị bệnh á sừng nên bôi thuốc gì cho tốt ?
2/ Cách chữa á sừng ở tay bằng thuốc dân gian
Ngoài dùng thuốc tây y trị á sừng ở trên thì trong dân gian vẫn truyền lại một số kinh nghiệm chữa bệnh cho hiệu quả khá tốt như:
# Trà xanh trị á sừng ở tay hiệu nghiệm
Tác dụng của trà xanh là có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn cực mạnh, đồng thời chống lại quá trình oxy hóa dưới da rất tốt. Nhờ đó mà giảm bong tróc, viêm nhiễm do bệnh á sừng và nhiều bệnh ngoài da khác rất tốt.
Để thực hiện được cách trị bệnh á sừng ở tay bằng trà xanh, trước tiên cần lấy 50g lá trà xanh tươi, đem rửa sạch vò nát rồi đem nấu với nước cho sôi khoảng 5 phút thì lấy ra để nguội hẳn. Pha vài hạt muối vào rồi dùng ngâm rửa tay chân giúp giảm bệnh á sừng rất tốt, đỡ nứt nẻ ra cực kỳ hiệu quả.
# Bài thuốc chữa á sừng ở tay từ rau răm và sài đất
Nhờ tính chất kháng khuẩn, tiêu viêm tốt nên 2 nguyên liệu này được chỉ định kết hợp trị á sừng ở tay khá tốt.
Tiến hành thực hiện như sau: Lấy 50g cây sài đất, và 30g rau răm. Đem rửa sạch rồi giã nát đắp lên vùng ngón tay bị á sừng và để khoảng 30 phút thì rửa lại với nước. Nhớ là nên thoa kem dưỡng ẩm sau đó để dưỡng da mềm hơn vì bản thân rau răm và cây sài đất không có tính dưỡng ẩm cho da.
# Hiệu quả với cách trị á sừng ở tay bằng nha đam
Trong nha đam có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất nhiều, tác dụng kháng khuẩn, giải độc tố tốt, đồng thời chứa nước nhiều giúp da mềm mại hơn, cho nên nha đam có công dụng chữa bệnh á sừng ở tay rất tốt.
Sau khi tắm xong chỉ cần dùng gel trong lá nha đam bôi lên vùng da bị á sừng giúp làm ẩm và làm mềm da. Đồng thời ngoài việc bôi trước tiếp thì bạn có thể dùng gel nha đam nấu nước uống, làm nước ép nha đam giúp bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết giúp da mềm mại hơn.
⇒ Lưu ý: Khi dùng các mẹo dân gian này cần tiến hành kiên trì một thời gian dài thì hiệu quả mới phát huy tốt. Hiệu quả còn phụ thuộc vào từng cơ địa, khả năng chăm sóc phối hợp đúng cách giúp trị khỏi bệnh một cách hiệu quả nhất.
3/ Chữa bệnh á sừng ở tay bằng bài thuốc Đông y
Theo Đông y, á sừng không chỉ là bệnh ngoài da thông thường mà nó biểu thị cho tỳ vị bị suy nhược. Chính vì vậy, chữa á sừng ở tay bằng Đông y cần có sự tác động cả bên trong lẫn bên ngoài.
# Thuốc uống trong:
+ Nguyên liệu: Kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh, mỗi vị 120g
+ Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đất và sắc lấy nước uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 thang, kiên trì trong 30 ngày/liệu trình.
+ Tác dụng: Bài thuốc hỗ trợ giải độc, tiêu viêm đồng thời tăng cường khả năng đào thải của gan và thận. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp khống chế mầm móng tái phát bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
# Thuốc bôi ngoài:
Nguyên liệu: 3-5 lá trầu không, 30g ích nhĩ tử, 30g dâu tằm, 30g ô liên rô cùng một số dược liệu quý khác.
Thực hiện: Nấu các nguyên liệu trên để tạo thành nước ngâm rửa vết thương mỗi ngày.
Tác dụng: Bài thuốc tác động trực tiếp lên vị trí da bị bệnh, giúp làm mềm vùng da bị tổn thương, giảm nhanh các trị chứng ngứa. Hơn nữa, bài thuốc còn thẩm thấu vào bên trong lớp biểu bì, ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ cũng như sự lây lan của vết thương sang vùng da lành khác.
>> Ưu nhược điểm của bài thuốc Đông y chữa bệnh á sừng ở tay
- Các nguyên liệu có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính nên mang tính an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ như các loại tân dược. Tuy nhiên kết quả điều trị không cao, do đó người bệnh cần phải hết sức kiên trì áp dụng.
- Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe từ bên trong lẫn bên ngoài, nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản nên được đa số bệnh nhân ưa chuộng.
- Thời gian điều trị kéo dài khiến cho nhiều bệnh nhân dễ chán nản, bởi vì 1 liệu trình Đông y thường kéo dài từ 2-3 tháng mới có tác dụng.
Lời khuyên nếu bạn muốn chữa khỏi hẳn bệnh á sừng ở tay
Sử dụng thuốc tây y, mẹo dân gian thôi chưa đủ để chữa bệnh á sừng ở tay đứt điểm. Người bệnh trong quá trình điều trị cần chú ý tới một số cách sinh hoạt đúng, giúp phục hồi tổn thương do á sừng, khỏi dứt điểm bệnh. Những lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo mọi người nên cẩn trọng gồm:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất xà phòng tẩy rửa, nên dùng bao tay nilon nếu phải tiếp xúc với chất này.
- Chỉ dùng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh nguồn nước.
- Vệ sinh da tay thường xuyên tránh nhiễm khuẩn, dùng khăn mềm sau khi rửa tay tránh chà mạnh gây khô da, trầy xước da.
- Tuyệt đối không bóc lớp vẩy khô ngoài da do á sừng, việc này gây tổn thương chảy máu da và làm bệnh không khỏi được.
- Ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, quả tươi giúp tái tạo tế bào da tốt hơn.Bên cạnh đó hạn chế đồ ăn nóng chứa chất kích thích làm da lâu lành.
- Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên, bổ sung nước giúp da mềm hơn ít tổn thương da.
Bệnh á sừng ở tay có thể chữa khỏi được nhưng phải dùng đúng cách. Không phụ thuộc vào thuốc mà còn là chế độ sinh hoạt ăn uống của người bệnh nữa nên những ai đang mắc bệnh này cần thay đổi ngay lại quan điểm chữa bệnh. Tốt nhất người bệnh hãy tới bệnh viện da liễu để được tư vấn kỹ hơn để dùng thuốc điều trị bệnh á sừng ở tay sao cho hợp lý nhất.
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!