Bệnh á sừng thường chuyển biến nghiêm trọng vào thời điểm giao mùa với hiện tượng nứt nẻ, chảy máu,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh á sừng vào giai đoạn chuyển mùa.
Á sừng thuộc một dạng viêm da mãn tính rất khó điều trị nhưng lại dễ tái phát, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Bệnh được biểu hiện rõ nét trên da với các triệu chứng da nứt nẻ, khô khốc thậm chí là gây chảy máu và làm mất thẩm mỹ. Bệnh á sừng thường phát triển mạnh nhất ở bàn tay, bàn chân, gót chân hoặc một số vị trí khác. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh á sừng vào giai đoạn giao mùa.
Vì sao bệnh á sừng nặng lên khi thời tiết chuyển mùa?
Giai đoạn thời tiết chuyển mùa rất dễ phát sinh các bệnh thuộc hệ tự miễn, mà trong đó các bệnh lý về da như vẩy nến, á sừng là một ví dụ điển hình nhất. Theo lý giải của các chuyên gia, bệnh á sừng thường có nguy cơ phát triển mạnh vào thời điểm hanh khô hoặc không khí lạnh tràn về bởi vì, vào giai đoạn chuyển mùa nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài môi trường thay đổi thất thường và gây chênh lệch lớn đối với nhiệt độ của cơ thể. Thời điểm này, lớp biểu bì bên ngoài bị mất cân bằng về độ ẩm nên thường tạo thành lớp sừng và gây hiện tượng nứt nẻ.
Hiện tượng khô da tự nhiên vào giai đoạn chuyển mùa thường khiến cho tình trạng á sừng trở nên nghiêm trọng. Bởi vì lúc da bị khô, rất các tế bào gần như không tái sinh được và tạo điều kiện cho quá trình sừng hóa, rướm máu và đặc biệt là gây nhiễm trùng trên da.
Tuy á sừng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng những chuyển biến lâu dài của á sừng gây ra không ít phiền toái và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Để phòng tránh và khắc phục tình trạng bệnh khi giao mùa, bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh á sừng, người bệnh cũng cần phải quan tâm đến một số vấn đề xoay quanh việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị.
Bệnh á sừng – Người bệnh nên làm gì vào thời điểm giao mùa?
Bệnh á sừng thường biểu hiện rõ ràng bằng những nền da khô, nứt nẻ, đặc biệt là ngay các đầu ngón chân, ngón tay và không có ranh giới rõ ràng. Các mảng tổn thương ngoài da có thể lan rộng hoặc tổn thương sâu tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Vào những ngày bình thường, những vùng da này thường xuất hiện với những tổn thương thể đỏ, nổi mụn nước và bị chai sần lại tạo thành các mảng lỗ chỗ, xù xì.
Các triệu chứng á sừng vào giai đoạn chuyển mùa thường gây đau nhức, khó chịu và cần được ngăn chặn đúng cách. Hãy tuân thủ các nguyên tắc sau để cải thiện tình trạng á sừng ở mức tốt nhất các bạn nhé.
1. Không nên ngâm rửa chân tay quá nhiều bằng nước muối ấm
Nhiều bệnh nhân khô da thường đường khuyến khích ngâm rửa chân tay bằng nước muối ấm để thư giãn và làm giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị á sừng thì việc ngâm rửa chân tay quá nhiều lần trong nước có thể khiến cho da ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Còn chưa kể đến, nước muối ấm có thể làm cho da bị mất nước nhanh hơn và làm cho vùng da á sừng càng bong tróc nghiêm trọng.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân á sừng không nên ngâm rửa chân tay vào nước muối ấm quá nhiều lần. Sau khi ngâm rửa chân tay, các bạn nên dùng khăn bông mềm để thấm khô da và làm sạch lớp da chết bị bong tróc ra ngoài. Tiếp theo đó chính là dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng.
2. Dưỡng ẩm cho da nếu bị bệnh á sừng giai đoạn chuyển mùa
Một trong số những bước chăm sóc làn da bị á sừng cơ bản nhất đó chính là dưỡng ẩm cho da đúng cách bằng những sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng. Bởi ở thời điểm này, làn da thường mất cân bằng độ ẩm nên việc dưỡng ẩm sẽ giúp làn da lấy lại sức sống cho làn da và ngăn ngừa quá trình da bị oxy hóa. Việc chăm sóc da giúp khống chế và ngăn chặn tình trạng tổn thương da trên diện rộng.
Hiện nay, các dòng mỹ phẩm dưỡng ẩm cho da được bày bán rộng rãi trên thị trường và gây ra nhiều tranh cãi với bệnh nhân á sừng bởi tính an toàn và hiệu quả. Song, các chuyên gia Da liễu đầu ngành khuyên rằng bệnh nhân nên sử dụng các dưỡng chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu để hạn chế các tác dụng phụ.
Bạn đọc muốn tham khảo thêm: Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi bạn đã thử qua chưa?
3. Hạn chế cọ xát nhiều tránh làm tổn thương tới vùng da bị bong tróc
Thói quen cào gãi, cọ xát mạnh hoặc bóc vẩy khô tróc ngoài da làm cho những tổn thương này trở nên nghiêm trọng và rất dễ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm. Chính vì vậy, người bệnh á sừng giai đoạn chuyển mùa nên hạn chế cào gãi mạnh vào vết thương. Thay vào đó, hãy dưỡng ẩm thường xuyên cho da và áp dụng các giải pháp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, người bệnh á sừng thời điểm giao mùa cũng nên hết sức thận trọng với các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén bát, mỹ phẩm chăm sóc da, sữa tắm hoặc các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm. Nếu nhất thiết phải tiếp xúc với chúng thì nên dùng đồ bảo hộ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp lên da.
4. Chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân á sừng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đến việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh á sừng cũng như hạn chế được các vấn đề viêm nhiễm bên ngoài da do hệ miễn dịch gây nên. Chính vì vậy, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho tình trạng á sừng được cải thiện và ngăn chặn chúng tái phát về lâu dài. Chính vì sự mất cân bằng về độ ẩm tức thời, mà mỗi người nên tự cân bằng lại bằng chế độ ăn uống hợp lý.
Các chuyên gia Da liễu đầu ngành khuyên rằng bệnh nhân á sừng giai đoạn chuyển mùa nên tăng cường các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau có màu xanh đậm, cam, bưởi, cà rốt, đu đủ,…Đây chính là nguồn vitamin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho toàn cơ thể, trong đó có sự phát triển của làn da.
5. Bảo vệ cho vùng da bị tổn thương do á sừng khi giao mùa
Bên cạnh những vấn đề trên, bệnh nhân á sừng cũng nên chú ý đến vấn đề sinh hoạt và cải thiện tình trạng bệnh bằng cách giữ ấm cơ thể phù hợp. Khi đi ra ngoài, nên sử dụng găng tay, tất và quần áo ấm với chất liệu mềm để hạn chế tình trạng khô da,
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập cho mình thói quen lạc quan, vui vẻ. Thường xuyên cung cấp đủ lượng nước và vận động cơ thể mỗi ngày để làm tăng tính đàn hồi. Ngoài ra, khi bệnh á sừng có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định.
➥ Bạn đọc nên xem thêm: Cách phòng ngừa và hạn chế tái phát bệnh á sừng
Bệnh á sừng giai đoạn chuyển mùa rất khó để điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát và để lại biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, tìm hiểu thông tin về bệnh và tìm ra giải pháp điều trị kịp thời ngay từ bây giờ để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
Huỳnh Hà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!