Bệnh vẩy nến là gì? Có thể hiểu đơn giản bệnh vẩy nến là một trong những căn bệnh ngoài da xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Những biểu hiện vẩy nến thường xuất hiện rất rõ trên da và cho đến nay vẫn có nhiều người vẫn mơ hồ về biến chứng của căn bệnh này.
Bệnh vẩy nến là một rối loạn da thường gặp. Bệnh nhẹ chỉ xuất hiện ở một vài vị trí, nhưng trường hợp nặng, bệnh có thể lan rộng toàn thân khiến bệnh nhân mặc cảm, xấu hổ. Những biểu hiện bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta.
Bệnh vẩy nến là gì? Những thắc mắc xoay quanh bệnh vẩy nến
Vẩy nến là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào da. Bệnh được biểu hiện bằng những tổn thương trên bề mặt da, các mảng da bắt đầu bị bong tróc, màu đỏ tía hoặc hơi hồng, các lớp vẩy trắng xếp chồng lên nhau nhưng không bong ra.
Vùng da bị vẩy nến bắt đầu sừng hóa, ngứa ngáy, tổn thương,… Thường gặp phải những triệu chứng này ở vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, da đầu hoặc một số vùng da lân cận. Khi cào gãi hoặc chà xát mạnh, những lớp da này thường bong ra thành từng phiến mỏng như bụi phấn.
Bệnh vẩy nến có thể chỉ xuất hiện ở một số vị trí như khuỷu tay, đầu gối, da đầu, các vùng da có nếp gấp… hoặc cũng có khi lan rộng toàn thân tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Dù là trong trường hợp nào, bệnh vẩy nên cũng gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của làn da, khiến không ít người bệnh cảm thấy tự ti.
Thực trạng bệnh vẩy nến hiện nay như thế nào?
Vẩy nến là một căn bệnh da liễu khá phổ biến, với tỉ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 1,5 – 2% dân số hiện nay. Bệnh vẩy nến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đa số khởi phát ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 30 và không giới hạn về giới tính, cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh vẩy nến cũng có thể xuất hiện ở mọi chủng tộc, nhưng tần suất mắc bệnh ở người Nhật, Tây Ấn, người Eskimo và người da đỏ châu Mỹ lại thấp hơn. Đặc biệt, bệnh mang tính di truyền khá rõ nét với tỉ lệ 8,1% con bị bệnh nếu hoặc mẹ bị vẩy nến và tận 41% con cái mắc bệnh vẩy nến nếu cả cha và mẹ đều có bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là gì?
Hiện nay, y học vẫn đang tìm hiểu về nguyên nhân bệnh vẩy nến là gì và vẫn chưa đưa ra được câu trả lời thuyết phục. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, bệnh vẩy nến có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Cụ thể là do các tế bào lympho T trong cơ thể người bệnh nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là “kẻ xâm nhập” và tấn công chính các tế bào này khiến chúng bị tổn thương. Từ đó kích thích các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường, gây ra một loạt thay đổi trên làn da như: da đỏ, bong tróc, sần sùi, xếp chồng như vẩy nến.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị vẩy nến?
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh vẩy nến vẫn chưa được làm rõ nhưng theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, các yếu tố sau đây có thể kích thích và làm tăng nguy cơ bị vẩy nến ở một số người:
- Tổn thương da: Vết cắt, vết trầy xước, vết cắn của côn trùng, cháy nắng.
- Tâm lý: Căng thẳng, stress…
- Nhiễm trùng: Viêm họng
- Thói quen: Nghiện bia, rượu, hút thuốc lá
- Nội tiết tố thay đổi: thường gặp ở nữ giới trong thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
- Sử dụng thuốc: Lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm non-steroid (ibuprofen), thuốc hạ áp (thuốc ức chế beta, ức chế men chuyển, thuốc điều trị suy tim sung huyết (thuốc chẹn beta).
- Rối loạn miễn dịch: Mắc bệnh HIV và nhiều bệnh rối loạn miễn dịch khác.
Làm sao nhận biết bệnh vẩy nến ?
Bệnh vẩy nến có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về da khác nếu chúng ta không nắm được triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, tùy theo từng bệnh nhân mà có biểu hiện bệnh vẩy nến khác nhau. Để nhận biết bệnh vẩy nến, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Làn da người bệnh xuất hiện các vẩy màu trắng bạc hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hoặc hồng.
- Da bong tróc và sần sùi, các vẩy xếp chồng lên nhau.
- Da khô, nứt nẻ, có thể bị tướm hoặc chảy máu.
- Da đỏ, ngứa, lở loét.
- Sưng khớp và cứng khớp (trường hợp nặng)
- Móng tay và móng chân có màu vàng đục, bề mặt móng lỗ chỗ, dễ gãy…(trường hợp nặng)
Da đầu, vùng mặt, khuỷu tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân, lưng, ngực, bụng, háng, bẹn là những vị trí vẩy nến dễ xuất hiện mà bạn không nên bỏ qua.
Các dạng vẩy nến thường gặp
Bệnh vẩy nến thường được biểu hiện rất đa dạng và thường được chia thành nhiều kiểu khác nhau. Theo các nghiên cứu mới nhất được công bố, hiện nay có 5 loại vẩy nến thường gặp, đó là:
1. Bệnh vẩy nến mảng bám
Vẩy nến mảng bám là hình thức phổ biến thường gặp ở đa số bệnh nhân mắc bệnh. Các vùng da bị tổn thương thường xuất hiện dưới dạng các bản vá lỗi màu đỏ bao phủ với một lớp sừng dày màu trắng bạc. Những vùng da bị tổn thương này thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng da nếp gấp, lưng, đầu, đầu gối, khuỷu tay,… Ngoài ra, chúng thường gây ngứa ngáy, chảy máu và lan tỏa sang các vùng da lành khác.
2. Vẩy nến thể Guttate
Guttate là một dạng vẩy nến xuất hiện dưới dạng tổn thương nhỏ, giống như giọt nước. Nguyên nhân của căn bệnh này thường bắt đầu từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành do kích hoạt của một dạng nhiễm trùng mang tên strep.Đây là loại bệnh vẩy nến phổ biến thứ hai, sau bệnh vẩy nến mảng bám. Có hơn 10% tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến có dấu hiệu phát triển triệu chứng vẩy nến guttate.
3. Vẩy nến nghịch đảo
Vẩy nến nghịch đảo thường xuất hiện chủ yếu từ những tổn thương rất nhỏ từ các nếp gấp của cơ thể như sau đầu gối, dưới cánh tay, bẹn,…Bởi vì những khu vực này thường bị kích thích và viêm trầm trọng do mồ hôi và cọ xát. Từ đó, nấm phát triển quá mức, kích hoạt các tổn thương da và gây nên tình trạng vẩy nến. Biểu hiện của chứng vẩy nến nghịch đảo bao gồm các mảng màu đỏ tươi, mịn (không có vẩy).
4. Vẩy nến Pustular (vẩy nến thể mủ)
Pustular hay còn được gọi là vẩy nến thể mủ, với sự xuất hiện đặc trưng của mụn mủ trắng (không phải do nhiễm trùng) và được bao quanh bởi mảng da đỏ. Bệnh vẩy nến mủ có thể xảy ra trên bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng thường xảy ra nhất ở bàn tay hoặc bàn chân. Vẩy nến thể mủ không phải do nhiễm trùng nên cũng không có khả năng lây lan.
5. Vẩy nến Erythrodermic
Vẩy nến Erythrodermic là một dạng vẩy nến đặc biệt nghiêm trọng. Biểu hiện của vẩy Erythrodermic đó là xuất hiện đỏ rực trên khắp cơ thể. Bên cạnh đó, nó có thể gây ngứa và đau dữ dội và làm cho da bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh vẩy nến Erythrodermic thường rất hiếm gặp, thường chỉ gặp ở 3% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Bệnh có xu hướng phát triển ở những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh vẩy nến mảng bám không ổn định.
Biến chứng nghiêm trọng của bệnh vẩy nến
Thực chất, vẩy nến không chỉ làm tổn thương bên ngoài da mà còn làm ảnh hưởng đến xương khớp, một số cơ quan như gan, thận, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời.
1- Gây bệnh phụ khoa, nam khoa: Theo lý giải của các chuyên gia, nếu vẩy nến xuất hiện ở vùng nếp gấp sinh dục, thì đây là môi trường thuận lợi cho các bệnh “vùng kín” phát triển. Bệnh gây đau đớn dữ dội và cũng rất khó để điều trị dứt điểm do tâm lý e ngại.
2- Đái tháo đường type 2: Các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến nghiêm trọng thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn so với bình thường đến 50%. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa bệnh vẩy nến và tình trạng béo phì. Ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 35 tương đương với bệnh béo phì thì nguy cơ bị vẩy nến cũng cao gấp đôi so với những người có tỷ lệ cân nặng bình thường.
3- Bệnh thận: Vẩy nến gây nên tình trạng suy giảm chức năng thận, khả năng lọc máu kém do bị ảnh hưởng bởi cơ chế tự miễn của cơ thể. Những tổn thương này thường làm chậm quá trình đào thải và giúp cho độc tố tích tụ, gây phù chân tay, ứ nước,…
4- Rối loạn chuyển hóa:
Vẩy nến là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trực tiếp như xơ cứng bì, bệnh Crohn, bệnh parkinson… vì những bệnh lý này thường liên quan đến hệ thống miễn dịch. Đã có nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể có những bất thường liên quan đến phản ứng tự miễn thì biến chứng của bệnh vẩy nến là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa.
5- Bệnh tim mạch và huyết áp: Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, bệnh nhân mắc vẩy nến thường có số lần đau tim cao gấp 3 lần so với người bình thường do rối loạn nhịp tim và có thể gây đột quỵ. Mặt khác, có một số thuốc điều trị vẩy nến còn khiến cho nồng độ cholesterol tăng và nguy cơ xơ vữa động mạch rất cao.
6- Mắc các bệnh về xương khớp: Có khoảng 53% bệnh nhân mắc vẩy nến đều bị đau khớp và 15% bệnh nhân vẩy nến có khả năng chuyển biến thành vẩy nến thể khớp, dính khớp. Ở giai đoạn nghiêm trọng bệnh làm tổn thương khớp tay chân, khớp ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, biến dạng làm ảnh hưởng đến chức năng vận động.
7- Nguy hiểm đến tính mạng: Bệnh vẩy nến có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vẩy nến thể mủ thể Von Zumbusch – là một dạng vẩy nến cấp tính có thể bùng phát đột ngột và làm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
8- Những biến chứng khác:
Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, khiến người bệnh lo lắng, tự ti, ngại giao tiếp thậm chí còn gây triệu chứng trầm cảm. Bệnh vẩy nến có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị bệnh đúng cách.
Bệnh vẩy nến có lây không
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học người Anh đã khẳng định bệnh vẩy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tình dục hoặc do tiếp xúc thân thể. Bởi bệnh không phải do lối sống, chế độ ăn uống hoặc vệ sinh kém mà nguyên nhân chủ yếu bằng nguồn từ yếu tố môi trường, di truyền và hệ thống miễn dịch đóng vai trò trong việc thiết lập bệnh.
Có thể chữa khỏi bệnh vẩy nến không?
Vẩy nến là một căn bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Việc điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu nhằm mục đích sau đây:
– Cải thiện các triệu chứng vẩy nến: Giảm diện tích vùng da tổn thương, giảm ngứa, đóng vẩy và đau khớp.
– Kiểm soát sự tiến triển của bệnh: Phòng ngừa các biến chứng vẩy nến toàn thân, viêm khớp vẩy nến, biến dạng khớp, giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động tâm lý bất lợi do bệnh gây ra.
– Ngăn ngừa vẩy nến tái phát.
Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?
Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vẩy nến. Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bao gồm:
- Dùng thuốc
Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh và mức độ vẩy nến mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Bệnh nhân vẩy nến thường được cho sử dụng các thuốc bôi ngoài da dạng kem, mỡ, dung dịch hoặc gel để dưỡng ẩm da, giảm viêm, ngứa và đóng vẩy. Trường hợp nặng có thể kết hợp với các thuốc bôi chứa steroid. Salicylic axit có tác dụng bạt sừng, bong vẩy nên thường được dùng để bôi tại chỗ cho các bệnh nhân vẩy nến thể nhẹ hoặc kết hợp với corticoid vừa giúp bạt sừng vừa chống viêm.
Trong một số trường hợp vẩy nến, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc điều trị toàn thân như thuốc ức chế miễn dịch (Methotrexat, Cyclosporin, Isotretinoin,…), thuốc chống dị ứng để giảm ngứa và kháng sinh (để tránh nhiễm khuẩn khác.
Có thể bạn quan tâm: Chữa vẩy nến do di truyền bằng cách nào nhanh khỏi?
- Quang hóa trị liệu
Quang trị liệu là một phương pháp cho hiệu quả nhanh trong điều trị vẩy nến. Sử dụng thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen phối hợp chiếu tia cực tím A (UVA) có bước sóng 320-400 nm có khả năng giảm hoạt hoá lympho T, ức chế tổng hợp ADN của lympho, giảm các yếu tố hoá ứng động, giảm sản xuất IL2, ức chế biểu lộ HLA DR của tế bào sừng, từ đó làm sạch tổn thương nhanh chóng.
Đây là một phương pháp an toàn, ít độc hại, kết quả thành công đạt từ 70-95% sau mỗi đợt điều trị. Tuy nhiên, quang hóa trị liệu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đỏ da, ngứa da, nổi phỏng nước… nên không được lạm dụng mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Lưu ý dành cho bệnh nhân đang điều trị bệnh vẩy nến
Trước khi tiến hành điều trị vẩy nến, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về bệnh sử và tình trạng bệnh của mình, kể cả các loại thuốc, thảo dược, vitamin hay thực phẩm chức năng (nếu có) mà mình đang sử dụng để ngăn chẵn các tác dụng phụ hay dị ứng thuốc.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay bất kỳ một phương pháp chữa trị nào không có sự đồng ý của bác sĩ. Tránh ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra tình trạng “nhờn thuốc”, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.
Điều trị bệnh vẩy nến là một quá trình kéo dài và phức tạp, người bệnh lý cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc điều trị dài hạn. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa, bệnh nhân vẩy nến cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, từ bỏ các thói quen xấu (như hút thuốc, uống bia rượu…), nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, kết hợp tập thể dục đều đặn, giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt kết quả cao.
➢ Bạn muốn tìm hiểu thêm: 5 cách chữa bệnh vẩy nến da đầu Vượt Trội nhiều người đã khỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!