Bệnh á sừng da đầu gặp phải ở 2-4% dân số thế giới. Bệnh tái phát dai dẳng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp người bệnh và bạn đọc quan tâm hiểu rõ á sừng da đầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng á sừng da đầu. Bài viết cũng ghi nhận liệu pháp chữa á sừng hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên tại đơn vị khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hàng đầu.
Á sừng da đầu là gì? Bệnh có lây không?
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y dược học cổ truyền Quảng Ninh- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh á sừng da đầu là bệnh viêm da tự miễn xuất hiện trên da đầu với triệu chứng khô, bong tróc, vảy sừng và ngứa, khó chịu. Bệnh dễ nhầm lẫn với gàu da đầu và các bệnh ngoài da thông thường.
Á sừng da đầu được bắt nguồn từ sự rối loạn gia tăng tế bào sừng trên da đầu. Sự rối loạn này làm tế bào da sản sinh với mức độ nhanh chóng và sau đó chết đi nhưng không hoàn toàn. Tình trạng lớp sừng chết dở dang tạo thành các lớp da khô, mảng bám bong tróc ngoài da kèm theo ngứa, đau rát, khó chịu.
Về cơ bản, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, á sừng da đầu không có khả năng lây nhiễm. Giải thích vấn đề này bác sĩ Vi Văn Thái cho biết: “Á sừng nói chung khởi phát liên quan đến cơ địa dị ứng. Bệnh không phát sinh bởi các tác nhân gây bệnh như nấm, virus nên không có khả năng lây nhiễm, không có nguồn và con đường lây nhiễm. Tuy nhiên, vùng da á sừng có thể lan rộng ra vùng lân cận nếu không được điều trị. Đồng thời, bệnh có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Chính vì vậy, người bệnh nên phát hiện và chữa trị sớm”.
6 triệu chứng nhận biết bị á sừng da đầu
Cũng giống với hầu hết các bệnh viêm da, triệu chứng á sừng rất dễ nhầm lẫn. Người bệnh có thể nhận biết á sừng ở đầu kho có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Da khô, khô nhiều vào mùa lạnh
- Bong tróc vảy sừng, liên kết với nhau thành từng mảng
- Đau rát da đầu
- Ngứa da đầu, càng gãi càng ngứa
- Nặng có thể bị viêm nhiễm, trầy xước chảy máu
- Rụng tóc, mất tóc do lớp sừng tổn thương.
Triệu chứng á sừng da đầu tái phát dai dẳng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm và bất tiện trong cuộc sống. Á sừng bừng phát và năng hơn theo mùa. Vào giai đoạn nặng, da đầu bong tróc, khô rát, nứt nẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe người bệnh. Triệu chứng ngứa, đau rát gây tổn thương da đầu và dễ nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Tránh nhầm lẫn bệnh á sừng da đầu với một số bệnh ngoài da khác như: Vảy nến da đầu, viêm da tiết bã, bệnh nấm da đầu… dẫn đến điều trị sai cách.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng da đầu
Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về căn nguyên gây bệnh cụ thể. Nhưng một số yếu tố liên quan đến tình trạng này được xác định bao gồm:
– Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thì tỷ lệ mắc á sừng cao hơn bình thường do di truyền từ thế hệ trước.
– Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp… rất dễ mắc á sừng da đầu.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho lớp sừng gây rối loạn cấu trúc sừng dẫn đến mắc bệnh á sừng.
– Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc: Các loại dầu gội, thuốc nhuộm, dầu xả không phải lúc nào cũng tốt cho da. Việc lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp gây hại cho da đầu và dẫn đến bị á sừng da đầu.
Các nguyên nhân gây á sừng da đầu rất đa dạng với mỗi nguyên nhân sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Người bệnh cần đến cơ sở y tế khám trước khi chữa bệnh để có thể trị tận gốc căn nguyên của bệnh.
3 cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái cho biết, điều trị á sừng da đầu là cần thiết, tránh á sừng lan rộng toàn bộ vùng da đầu hoặc lan xuống toàn thân. Lựa chọn phương pháp phù hợp rất quan trọng giúp điều trị hiệu quả.
Thực tế, thách thức lớn nhất với bệnh nhân á sừng khiến việc điều trị mãi không khỏi là do phát hiện muộn, chẩn đoán nhầm bệnh, chữa sai cách. Tại bệnh viện tiếp nhận không ít bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nặng mà lý do cũng bắt nguồn từ việc phát hiện muộn, áp dụng sai cách điều trị kéo theo vô số biến chứng đáng tiếc. Một số biện pháp chữa á sừng thường được áp dụng như.
1- Cách chữa bệnh á sừng da đầu tại nhà
Trong dân gian có nhiều cách chữa bệnh á sừng nhẹ bằng các thảo mộc tự nhiên. Các mẹo chữa á sừng da đầu tại nhà thường được áp dụng gồm:
# Chữa á sừng da đầu bằng lá bạch đàn
- Chuẩn bị 100g lá bạch đàn tươi, rửa sạch rồi đem đun sôi với nước trong 30 phút thì cho khoảng 1/2 thìa muối sạch và khuấy đều.
- Dùng nước này gội đầu và ủ khoảng 30 phút. Sau đó, gội lại đầu bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện cách này khoảng 30 ngày để giảm nhẹ các triệu chứng.
# Chữa á sừng da đầu bằng lá dâu tằm
Các thành phần trong lá dâu tằm có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tái tạo da và hạn chế viêm nhiễm. Cách áp dụng như sau:
- Dùng 1 nắm lá dâu tằm mang đi rửa sạch rồi nấu với lượng nước vừa đủ trong khoảng 15-20 phút. Để nước nguội bớt thì dùng nước này để gội đầu và ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Hoặc dùng lá dâu tằm giã nát, vắt lấy nước cốt rồi dùng để ủ tóc. Thư giãn khoảng 20 phút thì gội đầu sạch lại với nước.
- Có thể kết hợp cả 2 cách và kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.
# Chữa á sừng da đầu bằng lá trầu không
Trong 100g lá trầu không thì có hơn 2,4% là tinh dầu, đây được xem là hoạt tính kháng sinh rất mạnh, nó có thể ức chế được hầu hết các loại vi khuẩn, nấm khuẩn, nấm men… Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không bằng cách:
- Cách 1: Dùng 1 nắm trầu không, rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy nước đó để gội, tắm hoặc rửa vùng da bị á sừng. Áp dụng 2 – 3 lần/ tuần.
- Cách 2: Lấy 7 lá trầu không, 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm rau răm, một ít muối hạt, 2-3 lít nước sạch. Rửa sạch và thái nhỏ các loại lá sau đó đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy 1/5 lượng nước để uống, lượng nước còn lại có thể dùng để tắm rồi tắm lại bằng nước sạch.
>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không theo dân gian
# Chữa á sừng da đầu chỉ với sâm đại hành
Với đặc tính kháng sinh cao, sát khuẩn mạnh nên sâm đại hành được xem như một loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh á sừng da đầu. Người bệnh có thể sử dụng sâm đại hành chữa á sừng da đầu bằng 2 cách sau:
- Cách 1: Dùng 15-20g sâm đại hành khô, rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi á sừng khỏi hẳn.
- Cách 2: Dùng sâm đại hành đun sôi với nước để gội đầu hoặc ngâm rửa bên ngoài. Thực hiện cách này liên tục trong ít nhất 2 tháng để thuốc phát huy hiệu quả.
→ Đánh giá chuyên gia: Mặc dù các bài thuốc dân gian có khả năng giảm nhẹ triệu chứng bệnh á sừng da đầu. Tuy nhiên, giải pháp này không thể chữa khỏi á sừng một cách triệt để được. Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng da đầu chỉ nên dùng để hỗ trợ điều trị trong trường hợp nhẹ. Điều trị lâu dài sẽ khiến bệnh nhân dễ bị nản và bỏ cuộc. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp điều trị sai cách có thể dẫn đến viêm nhiễm, nứt nẻ, tổn thương, chảy máu da đầu. Á sừng bôi nhiễm thường gây phù nề, mưng mủ, rụng tóc và khó chữa trị.
3 – Sử dụng thuốc trị á sừng da đầu theo Tây y
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái, thuốc trị bệnh á sừng da đầu có rất nhiều loại. Căn cứ vào tình trạng á sừng cụ thể mà bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm:
# Salicylic acid: Thuốc bôi ngoài có tác dụng loại bỏ mảng bong tróc do á sừng, sát khuẩn nhẹ, loại bỏ nhanh vi khuẩn gây viêm nhiễm. Salicylic acid dùng cho da đầu gồm có 3 dạng: thuốc nước, nước gội đầu và dạng gel.
⇒ Lưu ý: Tránh để thuốc dây vào miệng, mắt, niêm mạc. Nếu thuốc dính vào mắt, niêm mạc cần phải rửa ngay với nước sạch 15 phút. Rửa tay ngay sau khi bôi thuốc. Tác dụng phụ của acid salicylic có thể gây ngộ độc salicylat với các biểu hiện giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu nặng…
# Thuốc bôi bạt sừng, dưỡng ẩm: Thuốc dạng mỡ, dạng kem, dạng dầu hay dạng dung dịch điều trị á sừng da đầu bằng nhóm thuốc này giúp làm mềm da, giảm bong tróc, khô da, hạn chế bệnh lan rộng.. Các hoạt chất được chú ý trong nhóm thuốc này như: vitamin E, vaseline, glyceryl, saccharide isomerate, lanolin, mineral oil, Physiogel… Các thuốc hay dùng như: (axit salicylic, glycyrrhetinic acid, telmesteine, visit vinifera, diprosalic, betnoval)
⇒ Lưu ý: Nên bôi kem dưỡng ẩm trong vòng 3-5 phút sau khi tắm. Không để da quá khô mới bôi. Không nên lạm dụng quá liều gây bít tắc da đầu khiến bệnh nặng hơn.
# Thuốc kháng sinh: Được chỉ định để chống nhiễm khuẩn, dùng trong trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm, viêm loét có mủ. Thuốc kháng sinh có thể dùng bôi tại chỗ hoặc uống. Kháng sinh chữa á sừng da đầu thường là (amoxicillin, tetracyclin, ciprofloxaCin…)
⇒ Lưu ý: Thuốc kháng sinh không được dùng bừa bãi, dễ gây nhờn thuốc. Chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.
# Thuốc, dầu gội chống nấm: Á sừng da đầu có nhiễm nấm thì cần dùng thuốc chống nấm bôi tại chỗ kết hợp thuốc chống nấm toàn thân. Thuốc được chỉ định như: mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Ngoài ra, còn có một số loại dầu gội chống nấm như: Selenium sulfide, Zinc pyrithione, Ketoconazole shampoo 2%, gội 2-3 lần/ tuần.
# Thuốc Corticosteroid: Nằm trong danh mục thuốc kê đơn, có tác dụng kháng viêm mạnh. Bác sĩ cảnh báo không tự ý dùng thuốc vì có nhiều tác dụng phụ nguy hại, cần có sự chỉ định theo phác đồ phù hợp.
# Thuốc kháng Histamin: Trường hợp á sừng da đầu gây ngứa ngáy khó chịu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc kháng Histamin để giảm ngứa. 2 nhóm thuốc kháng Histamin gồm: promethazine, clorpheniramin, alimemazin, diphenhydramin,… và cetirizin, loratadin, astemizol, terfenadin… Việc sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
# Thuốc Calcipotriol: Là một loại kháng sinh bôi ngoài với tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào mới và làm lành vết thương. Dung dịch calcipotriol 0,005% điều trị á sừng da đầu ở mức độ nghiêm trọng. Liều lượng bôi 2 lần/ ngày.
⇒ Lưu ý: Không bôi thuốc vào những vùng da lành, nhất là vùng trán, mặt, mắt, niêm mạc. Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với calcipotriol, bệnh nhân tăng calci huyết hoặc có dấu hiệu nhiễm độc vitamin D và vẩy nến cấp tính.
# Mỡ Vitamin A axit: Mỡ vitamin A axit có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da giúp điều trị vẩy nến da đầu và toàn thân. Gợi ý một số loại thuốc thường được sử dụng đó là: Differin, Isotrex, Erylik…
# Công nghệ tia laser trị á sừng da đầu
Đây là phương pháp mới nhất đang được thử nghiệm điều trị, song vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi vì chi phí đắt đỏ. Bên cạnh đó, việc dùng tia laser chiếu trực tiếp vào vùng da bị á sừng sẽ gây bỏng, rát và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.
Chữa bệnh á sừng da đầu bằng phương pháp Đông y hiệu quả cao và an toàn
Để hạn chế tác dụng không mong muốn từ thuốc Tân dược, mẹo dân gian, đội ngũ y bác sĩ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Bài thuốc bắt nguồn từ tinh hoa của nền y học cổ, có tác dụng tích cực trong đẩy lùi á sừng da đầu. Đặc biệt, Thanh bì dưỡng can thang kết hợp 3 chế phẩm thuốc bao gồm thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài, thuốc uống trong. Công thức thuốc hoàn chỉnh đem đến tác dụng toàn diện từ trong ra ngoài. Giúp đẩy lùi á sừng da đầu từ căn nguyên, đồng thời các tổn thương ngoài da cũng được làm lành tự nhiên.
#Thuốc ngâm rửa: Tận dụng tính sát khuẩn từ các dược liệu như trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô… Các bác sĩ đã bào chế nên bài thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, làm mềm vết thương, hạn chế vùng tổn thương trên da đầu lan rộng.
#Thuốc bôi ngoài: Áp dụng dược tính của tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ… Chế phẩm thuốc bôi ngoài đem đến tác dụng làm mềm và loại bỏ vùng da bị bệnh. Đồng thời tái tạo các tế bào dưới da, nuôi dưỡng da. Vùng da tổn thương trở nên mịn màng, khoẻ mạnh như lúc chưa bị bệnh.
#Thuốc uống trong: Kế thừa nguyên tắc điều trị á sừng da đầu từ gốc trong Đông y, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang uống có sự kết hợp giữa tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa… theo tỷ lệ vàng. Bài thuốc giúp tăng cường công năng khử độc của gan thận, giúp cơ thể thải loại hoàn toàn độc tố, giúp đẩy lùi á sừng da đầu trong thời gian dài, hạn chế tái phát hiệu quả.
Bên cạnh sự tối ưu về dược tính, Thanh bì dưỡng can thang còn được đánh giá cao bởi có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên lành tính. Dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do Trung tâm nuôi trồng, thu hái tại hệ thống các vườn dược liệu tại Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… Thanh bì dưỡng can thang có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.
Hiệu quả điều trị thực tế được ghi nhận tại hệ thống các Phòng chẩn trị YHCT Thuốc dân tộc: 83% hồi phục sau 2 tháng, 13% hồi phục sau 3 tháng, số ít còn lại thuyên giảm chậm do thuốc mất tác dụng khi điều trị ngắt quãng. Đặc biệt, đa số bệnh nhân cho biết, họ nhận thấy các triệu chứng bong tróc, khô và ngứa da thuyên giảm ngay sau 7 – 10 ngày đầu tiên sử dụng.
Á sừng da đầu ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị và phòng tránh?
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Vi Văn Thái, những kiêng kỵ trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh á sừng. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, các bác sĩ luôn chú trọng tư vấn, hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống và chăm sóc da cho bệnh nhân. Theo đó, 1 số lời khuyên gửi đến bệnh nhân của các bác sĩ chuyên gia gửi đến người bệnh như sau:
- Á sừng da đầu nên ăn: Cải thiện chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, B1, B3, B5, E, K… có nhiều trong các thực phẩm rau xanh, củ quả như: Cà rốt, đu đủ, xoài, cam, bưởi, rau cải, rau có màu xanh đậm, súp lơ… Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, protein và thực phẩm có tính kháng khuẩn. Uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép trái cây.
- Á sừng da đầu nên kiêng: Tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm dễ bị dị ứng kích ứng như hải sản, nhộng tằm, thịt bò… Tránh ăn các thực phẩm kích thích cao như sử dụng bia, rượu, cafe, thuốc lá…
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý những vấn đề trong sinh hoạt và chăm sóc á sừng da đầu tại nhà gồm:
- Dưỡng ẩm cho da đầu phù hợp bằng kem dưỡng ẩm hoặc các tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu để hạn chế tình trạng da bong tróc.
- Hạn chế cào gãi, cọ xát mạnh, không nên bóc lớp sừng trên da đầu khiến da đầu bị nhiễm trùng, tổn thương, á sừng lan rộng hơn.
- Cân bằng trạng thái tâm lý, giữ đầu óc thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện thói quen ngủ muộn
- Không nên vệ sinh da đầu bằng nước muối, bởi vì muối có tính hút ẩm mạnh nên có thể làm cho da đầu khô và bong tróc nhiều hơn.
- Lựa chọn sản phẩm chiết xuất thiên nhiên hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu. Trung tâm đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công thức thuốc và phương pháp khám chữa bệnh bằng YHCT. Với sứ mệnh nâng tầm giá trị YHCT, Trung tâm Thuốc dân tộc cam kết sử dụng hoàn toàn dược liệu sạch trong điều trị. Cam kết đem đến người bệnh bài thuốc, liệu pháp trị liệu an toàn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Trung tâm được nhân dân cả nước tin tưởng. Hệ thống Phòng chẩn trị YHCT Thuốc dân tộc đón tiếp hàng trăm lượt bệnh nhân mỗi ngày. Để biết thêm thông tin chi tiết về Thanh bì Dưỡng can thang loại bỏ bệnh á sừng da đầu hiệu quả, quý độc giả vui lòng liên hệ:
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội. ĐT: (024) 7109 5599 – Zalo: 0983 059 582
CS TP Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – P. 2 – Q. Phú Nhuận. ĐT: (028) 7109 5599
CS Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long. Điện thoại: 0972606773
Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
Bạn nên tham khảo: Thuốc chữa á sừng ở chân theo chia sẻ của bác sĩ
>> Xem thêm Video: Dứt hẳn triệu chứng á sừng sau 1 tháng điều trị
Em bị ngứa da đầu và rụng tóc nhiều nữa, không biết có phải là bị vảy nến hay á sừng da đầu nữa không, nhìn cũng ghê ghê, không biết là em có nên đến bệnh viện da liễu để kiểm tra không hay chỉ cần mua thuốc về dùng là được ạ?
Tôi bị nấm ngứa da đầu, dùng thuốc Corticosteroid có thể khỏi được hoàn toàn không, hiện nay tôi cũng đang dùng Calcpotrin nhưng không được lâu, cứ được 1 thời gian rồi bị lại, khi bôi lên tóc cứ có cảm giác khó chịu sao đấy, mà nó không khỏi được dứt điểm, giờ sao để nó có thể dứt điểm được đây ạ
Anh chị cho em hỏi có chỗ nào chữa nấm đầu, vảy nến đầu như vậy không, chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát đó, giới thiệu cho em có được không, em chữa ở bv da liễu mấy lần mà vẫn không hết hẳn
Em bị ngứa da đầu và xuất hiện gàu từng mảng.có một thời gian hết nhưng giờ lại xuất hiện như cũ và còn nhiều hơn lúc đầu vậy có phải bị nấm hay á sừng không vậy, ban đầu thì em nên dùng thuốc gì được ạ
Tóc e rụng nhiều mà da đầu lại ngứa. Mà mặc dù đầu e ms gội dk một ngày. Phải làm sao
Em dùng lá bạch đàn đơn hơn 2 tuần mà chưa thấy có xi nhê gì hết, hay em không hợp nên không khỏi được nhỉ, hay là chưa dùng đu 30 ngày, nếu mà chưa dùng đủ 30 ngày thì ít ra nó cũng phải có gì gọi là cải thiện chứ nhỉ
ai nào bị á sừng da đầu mà khỏi rồi không a? e xin ít kinh nghiệm, e bị ngứa gội đầu xong bong tróc từng mảng to, gỡ đi lại tiếp tục bị, e rụng tóc nhiều, giờ nuôi con nhỏ 6 tháng nên không biết dùng loại nào cho an toàn. E đi da liễu rồi xét nghiệm không bị nấm da đầu a. em đang nuôi con nhỏ có nên dùng thuốc đông y không ạ, chứu tây y em không dám dùng nữa
Cho em hỏi mình đun nước lá trầu không để gội đầu xong rồi thì có phải gội lại bằng nước lạnh không? làm một tuần thì đã có hiệu quả chưa vậy? Cách 2 mà sử dụng cùng với lá bèo hoa dâu thì sao ạ vì bèo hoa dâu bình thường đã rất là ngứa rồi ý, em sợ mình dùng bôi cùng thì liệu có ngứa hơn không
Mấy cái thuốc tây kia mọi người dùng có ai bị như em không, em cứ dùng đỡ dỡ chứ chưa có khỏi thì lại bị tái phát, có phải là trong thuốc có cocticoit nên mới dễ bị tái phát như vậy không mọi người
Mình bị viêm chân tóc,kiểu bị gàu ống ấy ạ,dạng gầu nó bít vào chân tóc,rất ngứa, cung giong như kiểu bị á sừng nữa,bị 8 năm nay rồi,rụng tóc nhiều,mình sắp bị hói rồi,chữa nhiều thứ mà ko khỏi,mình nên dùng cách nào để có thể khỏi được bệnh này bây giờ
Muốn trị được bệnh trước hết phải tìm hiểu được nguyên nhân. Các bạn có đang biết thủ phạm gây nên vảy nến á sừng da đầu của các bạn là gì không? ngoài các nguyên nhân trong bài viết ra thì còn có các nguyên nhân sau
– Vệ sinh da đầu không đúng cách, gội đầu quá nhiều hay quá ít đều không tốt, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
– Để tóc ẩm khi ngủ, không chịu sấy khô hoàn toàn, nhất là mùa đông ( vợ mình trước cũng bị là do nguyên nhân này gây lên)
Khuyên mấy chị em nên có cách chăm sóc tóc và da đầu phù hợp, chờ đến ngày phát hiện ra bệnh lúc đó mới chữa thì tiền mất tật mang
Mình bị nấm da đầu lâu rồi, có cách nào chữa khỏi được không
Hơn một tháng nay em đang dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, không có gàu và đau rát da đầu nữa, vảy cũng đỡ hơn nhiều, mọi người dùng thử xem thế nào
Đến đấy khám mà mua thuốc uống đi các anh chị, bệnh này nó còn liên quan đến cơ địa. Giờ là em dùng thuốc ở đấy hơn 2 tháng rồi, đỡ được 70%, tuy chưa hết bệnh nhưng em mừng lắm, em vấn đang uống thuốc tiếp để có thể khỏi được dứt điểm đây. Em đang rất rất là vui, dạo này ai nhìn em cũng phải khen khác trước đấy
Thuốc thanh bì dưỡng can thang này mua ở đâu? dùng bao nhiêu lâu thì có thể khỏi được vậy?
Bạn trai em bị vảy nến á sừng da đầu, tóc bị rụng nhiều ở 2 bên sau gáy, có cách nào có thể chữa dứt điểm được không vậy, bệnh của bạn trai em cứ thỉnh thoảng lại tái phát. Mà bệnh này nó có di truyền không, em sợ mai sau con trai em cũng bị bệnh này nên em muốn chữa dứt điểm cho bạn trai em, cuối năm nay bọn em cưới rồi
Cho em hỏi khi bị vảy nến, á sừng da đầu như thế này thì mình có nên dùng dầu gội đầu không vậy, chả hiểu sao mà mỗi lần em dùng dầu gội đầu thì lại bị ngứa nhiều hơn đấy ạ