Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã biết cách sử dụng lá trầu cho nhiều mục đích khác nhau, như truyền thống nhai trầu để làm chắc răng thơm miệng, hoặc có thể dùng lá trầu để chữa một số bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không theo dân gian được nhiều người dân tin tưởng và áp dụng.
Lợi ích từ lá trầu không hỗ trợ chữa bệnh á sừng
Nghiên cứu của khoa học về lá trầu không cho thấy trong 100g lá trầu không có chứa tới 2,4 % tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, sự hiện hiện của phenolics và phytochemicals trong lá trầu giúp bảo vệ có thể chống lại các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Công dụng này mang lại khả năng điều trị một số bệnh về tiêu hóa hoặc các bệnh ngoài da do sự tấn công của vi khuẩn.
Do polyphenol chứa trong lá trầu bao gồm chavicol có một lợi ích khử trùng tuyệt vời. Nó mang lại tác dụng bảo vệ kép bằng cách giết chết sự hiện diện của vi trùng gây viêm ở một số bệnh vẩy nến, á sừng, mề đay mẩn ngứa…
Giảm đau cũng là một trong những lợi ích mà lá trầu không mang lại trong việc chữa bệnh. Kết quả sử dụng lá trầu không cho thấy rằng nó có tác dụng làm dịu cơn đau do vết bầm tím, nổi mề đay, bệnh vẩy nến, á sừng hoặc các loại viêm khác.
Lá trầu không có lợi cho da, bằng cách chăm sóc da thường xuyên với lá trầu không sẽ giúp khắc phục được tình trạng da khô, thô ráp và sần sùi. Lợi ích này hoàn toàn thích hợp cho việc chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không.
Dân gian lưu truyền cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không
Chắc hẳn người Việt ta sẽ hoàn toàn cảm thấy thân thuộc khi nhắc đến lá trầu không. Bởi nó được trồng khắp nơi trong nước ta và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Việc sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng mang lại ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ và nó có thể hoạt động như một kháng sinh tự nhiên tốt cho vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng.
Dân gian ta đã lưu truyền cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không như sau:
Cách 1: Lá trầu không nấu nước uống
- Lựa chọn lá trầu không tươi, sạch và không có chứa hóa chất.
- Đem rửa sạch và cắt ra cho vào nồi nước.
- Đun sôi trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.
- Để nguội và dùng nước đó để uống và tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh á sừng.
→ Sau khi chữa bệnh á sừng với cách này một cách kiên trì, người bệnh sẽ cảm thấy da mình có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, các triệu chứng bong tróc, đỏ và ngứa cũng được thuyên giảm đáng kể.
Cách 2: Kết hợp lá trầu không với thảo dược
– Nguyên liệu:
- 7 lá trầu không còn tươi.
- 2 nắm rau răm.
- 10 lá bèo hoa dâu.
- Một ít muối hạt.
– Cách làm:
- Rửa sạch các loại lá trên, cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi trong 15 phút.
- Để nguội bớt rồi đổ ra bát. Lấy ra khoảng 1/5 lượng nước để uống.
- Lượng còn lại dùng để tắm. Bã các loại lá trên có thể dùng để bôi lên da bị bệnh á sừng.
- Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
→ Phụ nữ mang thai không nên dùng nước uống trên để chữa bệnh á sừng.
Cách 3: Giã nát lá trầu không đắp lên vết thương
- Chọn lá trầu không còn tươi và rửa sạch.
- Đem giã nát lá trầu không rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Bôi đều đặn như vậy trong vòng 2 đến 3 tuần để có kết quả tốt trong việc chữa bệnh á sừng.
⇒ CẦN LƯU Ý
+ Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không là phương pháp dân gian. Vì vậy, đòi hỏi người áp dụng phải kiên trì thực hiện để mang lại được kết quả như mong muốn.
+ Nên đặc biệt chú ý đến lối sống sinh hoạt như giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không tiếp xúc với các chất hóa học.
+ Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết giúp quá trình chữa bệnh á sừng đạt kết quả tốt hơn.
Và sau cùng, nếu như mức độ bệnh á sừng của bạn diễn tiến nặng nề và không đáp ứng với cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không .Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất cho mình.
MẸO HAY CHO BẠN
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!