Bệnh vẩy nến ở trẻ em có thể rất đáng lo ngại, đặc biệt là khi con bạn trở nên ngứa ngáy hoặc khó chịu dữ dội. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ vấn đề và cùng con đối phó bệnh tật.
Bệnh vẩy nến ở trẻ em là khá phổ biến. Theo Quỹ Bệnh vẩy nến Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, mỗi năm ước tính có 20.000 trẻ em Mỹ dưới 10 tuổi được chẩn đoán với tình trạng bệnh lý này.
Một nghiên cứu khác cũng cho biết, hầu hết mọi người mắc phải bệnh vẩy nến lần đầu tiên trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi, nhưng nó có thể phát triển nhiều hơn ở trẻ em và ở những người lớn tuổi.
Đối với một số trẻ em, các triệu chứng bệnh vẩy nến có thể trở nên ít nghiêm trọng và thường xuyên hơn khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, có những trường hợp khác, có thể phải tiếp tục đối phó với tình trạng này trong suốt cuộc đời của họ.
I. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến ở trẻ em
Các nhà nghiên cứu không kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh vẩy nến. Hầu hết có xu hướng đồng ý rằng có một liên kết di truyền mạnh mẽ với tình trạng này. Có nghĩa là, cha mẹ bị mắc bệnh vẩy nến thì đứa trẻ sinh ra có khả năng mắc phải bệnh này khá cao.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã xác định bệnh vẩy nến có khả năng được gây ra bởi một hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch.
Một số tác nhân được biết đến có thể gây bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh bao gồm:
- Chấn thương.
- Nhiễm trùng ở cổ họng hoặc đường hô hấp trên.
- Phản ứng với thuốc.
Trên thực tế, bệnh vẩy nến ở trẻ em là không lây nhiễm và không thể truyền từ trẻ này sang trẻ khác.
II. Cách chữa bệnh vẩy nến ở trẻ em nhanh và an toàn
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn tìm ra cách chữa vẩy nến. Việc điều trị bệnh vẩy nến tập trung vào làm giảm bớt các triệu chứng xảy ra và giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Điều trị cho bệnh vẩy nến ở trẻ em thường rơi vào ba phương pháp sau:
1/ Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ phù hợp cho tất cả trẻ em bị bệnh vẩy nến. Liệu pháp này được áp dụng cho bệnh vẩy nến ở trẻ em ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Liệu pháp tại chỗ điều trị vẩy nến ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Vitamin D tương tự như calcipotriol được áp dụng cho các mảng da bị bệnh vẩy nến hai lần mỗi ngày.
- Corticosteroid thường được sử dụng trong một thời gian ngắn và không nhiều hơn 2 – 3 lần mỗi tuần.
- Kết hợp calcipotriol / betamethasone diproprionate thuốc mỡ / gel để tác động trực tiếp lên vùng da bị bệnh vẩy nến ở trẻ em. Sử dụng tốt nhất một lần mỗi ngày và dùng trong 4 tuần.
- Các chế phẩm Dithranol thường được sử dụng tiếp xúc ngắn, nhưng rất khó sử dụng vì chúng có thể gây kích ứng da.
- Dẫn xuất than đá có thể thích hợp để sử dụng cho bệnh vẩy nến ở trẻ em không ảnh hưởng đến mặt hoặc bộ phận sinh dục. Các sản phẩm này đặc biệt hữu ích cho bệnh vẩy nến da đầu.
Điều quan trọng trong phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh vẩy nến ở trẻ em là các bậc cha mẹ nên ghi nhớ cách sử dụng đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
2/ Liệu pháp ánh sáng
Cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo đều có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Có một số tùy chọn mới hơn như laser và thuốc được kích hoạt bằng đèn đặc biệt.
Quang phổ UVB hẹp thường được sử dụng ở trẻ em bị bệnh vẩy nến, đặc biệt là ở những đối tượng trên 10 tuổi. Bệnh vẩy nến mảng bám và bệnh vẩy nến thể giọt đáp ứng tốt nhất với phương pháp này. Một đợt điều trị ở bệnh viện với liệu pháp ánh sáng có thể cần đến 3 lần mỗi tuần và thường diễn ra trong 6 – 12 tuần.
Bạn không nên bắt đầu sử dụng liệu pháp ánh sáng mà không cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì, quá nhiều sự tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
3/ Thuốc uống hoặc tiêm
Đối với trường hợp bệnh vẩy nến ở trẻ em từ vừa đến nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc bao gồm các loại thuốc uống và thuốc tiêm.
Một số các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là phải nắm được những rủi ro sau khi sử dụng thuốc trước khi bắt đầu điều trị.
Do các tác dụng phụ có thể xảy ra, vì vậy phương pháp điều trị này có thể được dành riêng cho đến khi con bạn lớn hơn hoặc chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
4/ Thay đổi lối sống
Kiểm soát kích hoạt có thể là một trong những sự phòng thủ tốt nhất cho con bạn chống lại bệnh vẩy nến. Tập thể dục, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ hạn chế nguy cơ bệnh vẩy nến ở trẻ em bùng phát trầm trọng.
Ngoài ra, giữ cho làn da của con bạn luôn sạch sẽ và cân bằng độ ẩm có thể giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng nề hơn.
Mặt khác, việc áp dụng một số các bài thuốc dân gian chữa bệnh vẩy nến cũng có thể mang lại nhiều hữu ích mà phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn điều trị cho con mình.
III. Giúp con bạn đối phó với bệnh vẩy nển ở trẻ em
Đối với một số trẻ bị bệnh vẩy nến, đó là một sự bất tiện nhỏ mà cần phải được giải quyết chỉ khi các triệu chứng xuất hiện. Đối với trẻ em khác, bệnh vẩy nến có thể gây ra ở mức độ nặng hơn, trẻ có diện tích da bị bệnh vẩy nến lớn hoặc các mảng bám phát triển ở vùng nhạy cảm như trên mặt hoặc xung quanh bộ phận sinh dục của chúng.
Đau đớn, ngứa ngáy do bệnh vẩy nến có thể khiến cho trẻ trở nên bực bội, quấy khóc hoặc một số trường hợp trẻ trở nên trầm cảm và cô lập.
Điều quan trọng khi phát hiện con mình có dấu hiệu bênh vẩy nến, phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị triệu chứng cho trẻ. Đồng thời họ sẽ giúp con của bạn chống lại tác động tâm lý tiêu cực nếu gặp phải.
Bệnh vẩy nến thường có xu hướng mãn tính và theo chu kỳ, bùng lên và lắng xuống, thậm chí là sẽ thuyên giảm theo thời gian và sau đó lại tái xuất hiện. Nói cách khác, tình trạng này không thể đoán trước được – không có cách nào để biết được khi nào nó xảy ra. kéo dài bao lâu hoặc liệu trình trạng có biến mất hay không. Tuy nhiên, nói chuyện với bác sĩ khi con bạn mắc bệnh vẩy nến là một điều cực kỳ cần thiết để giúp con bạn vượt qua căn bệnh này.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm con cái nhiều hơn, bằng cách nói chuyện với trẻ để hiểu được mức độ đau đớn, khó chịu do bệnh vẩy nến ở trẻ em đang gặp phải. Lên kế hoạch hướng dẫn trẻ những thay đổi trong lối sống như luyện tập thể dục, duy trì cân nặng, ăn uống lành mạnh… để có thể giúp cho quá trình hồi phục bệnh trở nên nhanh chóng hơn.
Đừng bỏ qua thông tin về: Bệnh á sừng ở trẻ em và những điều cần nên biết
Như Quỳnh
bacsivaynen cho cháu hỏi tí. Con cháu cũng bị như vậy. Đã đi khám ở viện da liễu, đã mua thuốc về bôi và kết hợp với uống. Cháu cũng thấy đỡ nhưng ko khỏi đc. Vậy cháu muốn hỏi bacsivaynen xem có loại thuốc nào chữa khỏi dứt điểm đc bệnh này ko ạ. Mong các bá giúp đỡ ạ. Cháu xin cảm ơn.( Mr.Tùng 0888091990)