Bệnh á sừng ở trẻ em gây ra tình trạng đau rát, nứt nẻ, chảy máu khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Căn bệnh này khiến không ít bậc phụ huynh phải lo lắng bởi tình trạng kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Để nhận biết chính xác căn bệnh á sừng ở trẻ em và biết cách điều trị hiệu quả, an toàn bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh á sừng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh á sừng ở trẻ em còn có tên gọi khác là bệnh Ermatitis plantaris sicca. Đây là một dạng viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc, có thể chảy máu gây đau nhức, ngứa ngáy. Bệnh thường khiến trẻ quấy khóc, thậm chí mất ngủ vì những triệu chứng bệnh khó chịu, dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc): Bệnh á sừng ở trẻ em là căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Mặc dù vậy, căn bệnh này thường khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ ngủ dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển. Mặt khác trẻ nhỏ thường không kiềm chế được việc gãi ngứa, hoặc dùng tay cạy những mảng da bong tróc khiến da bị tổn thương sâu và dễ nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa con đi thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
- Bệnh á sừng ở trẻ em và những điều cần nên biết
Dấu hiệu bệnh á sừng ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh á sừng gần giống với các bệnh ngoài da liệu khác như bệnh mẩn ngứa, chàm, rôm sảy,… khiến cho nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn và không chăm sóc kịp thời cho bé. Điều đó đã khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó phụ huynh nên quan sát kỹ và nhận biết bệnh sớm thông qua những dấu hiệu đặc trưng như:
- Dấu hiệu của bệnh á sừng ở trẻ em
- Bệnh á sừng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân và có ranh giới không rõ ràng. Các vệt này có xu hướng lan rộng ra các vị trí xung quanh vùng phát bệnh ban đầu.
- Vào mùa hè, những vùng da bị phát bệnh sẽ dễ bị tổn thương, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy và nổi mụn nước giống như bệnh tố đỉa. Nếu không kịp thời chữa trị bệnh sẽ trở nặng, các móng tay bị lỗ chỗ và xù xì.
- Vào mùa đông, do độ ẩm không khí thấp, da sẽ bị khô và xuất hiện tình trạng nứt nẻ da. Đối với phần da bị tổn thương do bệnh á sừng ở trẻ em gây ra có thể bị rách, chảy máu, gây đau đớn.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ em
Khác với da người trưởng thành, da của trẻ em dày chỉ bằng 1/3 da của người trưởng thành nên rất dễ bị tổn thương. Lớp da ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng) của trẻ thì mỏng và ít sắp xếp chặt chẽ. Tuyến mồ hôi và bã nhờn ít hoạt động nên các màng Hydrolipid và các axit bảo vệ vẫn còn tương đối yếu. Đó là tiền đề khiến cho các bé dễ mắc bệnh á sừng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố khác có thể là nguyên nhân làm khởi phát căn bệnh á sừng như:
- Bệnh á sừng ở trẻ em có yếu tố di truyền: Theo thống kê tại một bệnh viện da liễu, có tới 72% người bị bệnh á sừng có người thân trong gia đình mắc phải bệnh này. Những cuộc xét nghiệm cụ thể về gen di truyền do các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới cũng đưa ra những kết luận tương tự.
- Yếu tố kích ứng da: Da bé chỉ dày bằng 1/3 da của người lớn, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện và nhạy cảm gấp 5 lần so với da người trưởng thành. Khi bé tiếp xúc yếu tố kích ứng như: nguồn nước bẩn, xà phòng, sữa tắm, chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp,… các tác nhân gây hại như vi khuẩn gây bệnh á sừng dễ dàng xâm nhập vào da trẻ em gây bệnh.
- Sử dụng không đúng thuốc: Một nguyên nhân khác khiến trẻ em bị bệnh á sừng là khi mắc các bệnh ngoài da, nhiều bậc phụ huynh chủ quan và tự mình kê đơn thuốc trị bệnh tại nhà. Trong số đó có nhiều loại thuốc ghi chống chỉ định cho trẻ em nhưng không được nhiều phụ huynh để ý và bôi lên da bé.
- Chế độ dinh dưỡng: Việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị bệnh á sừng. Nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng cho các bé ăn các chất như protein, gulxit, lipit,… mà quên không bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E,… ảnh hưởng đến các lớp sừng, một trong những nhân tố quan trọng giúp bảo vệ làn da bé.
Cách điều trị bệnh á sừng ở trẻ em hiệu quả và an toàn
Bệnh á sừng ở trẻ em dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại là căn bệnh dai dẳng, thường kéo dài và tái phát liên tục, đặc biệt vào mùa hanh khô. Chính vì thế việc điều trị bệnh không hề đơn giản. Hơn nữa, trẻ nhỏ cơ địa rất nhạy cảm nên việc sử dụng các loại thuốc để điều trị cũng cần rất thận trọng. Một số phương pháp điều trị phổ biến mà phụ huynh có thể tham khảo như:
1. Điều trị bệnh á sừng bằng thuốc Tây y
Bạn có thể tìm mua thuốc mỡ bôi cho bé và theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Thông thường trẻ nhỏ được khuyến nghị nên dùng các loại thuốc có hoạt tính yếu như hydrocortison 1 – 25%.
Đối với các bé lớn hơn bị bệnh á sừng thì có thể sử dụng được các loại thuốc có hoạt tính trung bình như: Desonid, clobetaso butyrate.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trị á sừng cho bé, bạn nên thận trọng và chỉ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi những loại thuốc này tiềm ẩn nguy cơ cao gây tác dụng phụ cho trẻ, do đó không nên sử dụng lâu dài hoặc quá liều lượng cho phép.
Thông tin thêm về bệnh á sừng nên bôi thuốc gì cho tốt
2. Chữa á sừng cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Lo ngại việc sử dụng nhiều thuốc Tây y có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ nên nhiều phụ huynh lựa chọn các phương pháp dân gian để điều trị bệnh á sừng. Một số phương pháp phổ biến như:
- Chữa á sừng bằng lá lốt: Dùng một nắm lá lốt rửa sạch, giã nát rồi lấy nước cốt bôi lên vùng da bị á sừng.
- Chữa á sừng bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không già đem đun sôi với nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Chữa á sừng bằng cây sài đất: Lấy một nắm to cây sài đất rửa sạch, giữ nguyên cả thân cây và lá đem đun sôi với nước rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Chữa á sừng bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị á sừng sẽ giúp da mềm hơn và giảm bong tróc.
Theo bác sĩ Lệ Quyên, việc sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh á sừng cho trẻ được khá nhiều phụ huynh áp dụng. Những phương pháp này nhìn chung khá an toàn vì sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không giúp điều trị hiệu quả. Do đó, phụ huynh có thể áp dụng thêm những mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị tại nhà. Ngoài ra, vẫn cần phải thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để đẩy lùi bệnh.
Nếu phụ huynh lo ngại việc sử dụng nhiều thuốc Tây sẽ gây hại cho trẻ thì có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp Đông y sẽ lành tính và an toàn hơn.
3. Chữa bệnh á sừng cho trẻ bằng phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt… Lâu ngày gây ra tình trạng huyết táo, không sinh dưỡng được da dẫn tới bệnh á sừng.
Để điều trị chứng bệnh này, Đông y sẽ tập trung loại bỏ các yếu tố căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng ngừa tái phát bệnh.
Nắm vững những lý luận Đông y về căn bệnh á sừng, Trung tâm Thuốc dân tộc đã bắt tay nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, mang đến giải pháp đột phá, toàn diện và an toàn tuyệt đối giúp đẩy lùi hiệu quả căn bệnh á sừng ở trẻ em.
Thanh bì Dưỡng can thang chắt lọc thành tựu Y học cổ truyền từ hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá, kế thừa tinh hoa trong bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đây là bài thuốc duy nhất kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi, Thuốc uống.
? Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm có Ô liên rô, Trầu không, Mò trắng, Ích nhĩ tử, Đơn đỏ, Khổ sâm, Sài đất, Xuyên tâm liên… có tác dụng làm sạch vùng da bị á sừng, sát khuẩn chống nhiễm trùng và ngăn chặn tình trạng á sừng lan rộng.
? Thuốc bôi ngoài da: Thành phần gồm có Bí đao, Mật ong, Tang bạch bì, Hồng hoa, Sa đằng tử, Kim ngân hoa, Đương quy… có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô da, giảm nứt nẻ, bong tróc, chữa lành tổn thương da.
? Thuốc uống: Thành phần gồm có Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Hồng hoa, Đơn đỏ, Bồ công anh, Đan sâm, Bạch linh, Hổ phục linh, Dạ dao đằng, Huyết đằng, Sa sâm… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, trừ phong hàn, phong thấp, bồi bổ gan, thận, tăng thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
Với sự kết hợp 3 trong 1, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến tác động kép sâu rộng. Bên trong loại bỏ căn nguyên gây bệnh á sừng, điều dưỡng cơ thể, phòng tránh tái phát. Bên ngoài xử lý các tổn thương da, phục hồi làn da khỏe mạnh.
Khảo sát tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, trên 90% bệnh nhi điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả tốt, giúp kiểm soát bệnh ổn định lâu dài và rất ít trường hợp tái phát. Đặc biệt 100% bệnh nhi không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào.
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp hiệu quả và an toàn, giúp đẩy lùi từ gốc căn bệnh á sừng (viêm da cơ địa) và phòng ngừa tái phát lâu dài.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược sạch tự nhiên, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Bài thuốc có thể linh hoạt gia giảm thành phần sao cho phù hợp với cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của từng trẻ, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị á sừng
Bên cạnh việc thăm khám và chữa trị kịp thời, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ để giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Không được cho bé chà xát hay gãi ngứa vì làm như vậy da bé rất dễ bị tổn thương, bong tróc và có thể gây chảy máu. Một số gợi ý để bé hạn chế động vào vết thương là: Đeo bao tay, cắt móng tay cho bé,…
- Tắm cho bé tại nhà: Khi trẻ em bị bệnh á sừng, bạn nên tắm mỗi ngày cho bé bằng nước ấm với nhiệt độ khoảng 35ºC. Bạn nên sử dụng loại sữa tắm có hoạt tính dịu, nhẹ và chỉ tắm trong khoảng thời gian là 5 phút và tuyệt đối phải tắm sạch cho bé. Sau khi tắm xong, lau khô người bé bằng khăn mềm.
- Tắm mỗi ngày cho bé bằng nước ấm và lau khô người bé bằng khăn sạch
- Dưỡng ẩm cho da bé: Sau khi tắm xong, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm có hoạt tính dịu nhẹ cho bé trong vòng 3 phút. Mỗi ngày, bôi cho bé khoảng 2 đến 3 lần ở những vùng da bị nổi á sừng và những vùng xung quanh da bé. Tốt nhất bạn nên dùng thuốc dưỡng ẩm đi kèm theo toa thuốc do bác sĩ đã chỉ định.
- Để trị bệnh á sừng ở trẻ em hiệu quả, bạn cần hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất tẩy rửa, đồng thời giữ vệ sinh cho bé.
- Ngoài các cách bảo vệ bé từ bên ngoài thì để điều trị á sừng ở trẻ em, bạn nên chế độ ăn hợp lý, tránh các thức ăn, đồ uống gây ngứa, dị ứng, thực phẩm cay nóng và các chất kích thích.
Biện pháp phòng ngừa bệnh á sừng ở trẻ em
Ông cha ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh á sừng ở trẻ:
- Biện pháp phòng ngừa bệnh á sừng ở trẻ em
- Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách: Đây là cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trú trên da bé trực diện nhất. Phụ huynh nên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên để vệ sinh và tránh gây kích ứng cho da bé.
- Giữ cho da bé có độ ẩm nhất định, tránh để bé bị khô da. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, không có mùi thơm hay chất bảo quản. Hoặc bạn có thể chữa bệnh á sừng ở trẻ em bằng cách sử dụng tinh dầu dừa, dầu ô liu,… để dưỡng ẩm tự nhiên cho bé.
- Tăng cường bổ sung cho trẻ nhiều rau quả và trái cây có chứa các vitamin A, C, D, E và các khoáng chất cần thiết cho bé.
- Hạn chế các tác nhân có thể gây bệnh á sừng ở trẻ em như: Quần áo bẩn, các vải tổng hợp, các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại.
Bệnh á sừng ở trẻ em rất dễ tiến triển nặng và trở thành mãn tính khó điều trị. Do đó phụ huynh nên cho con đi thăm khám sớm ngay khi có các dấu hiệu của bệnh tại những cơ sở y tế uy tín.
Huệ Mỹ
Những thông tin hữu ích dành cho người bệnh á sừng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!