Chúng ta có thể mắc bệnh vẩy nến toàn thân do rất nhiều nguyên nhân đồng thời nếu không điều trị sớm những biểu hiện bếnh sẽ dễ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Những biểu hiện của bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở một vùng da nào đó nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân bị vẩy nến toàn thân. Điều này đòi hỏi việc điều trị trở nên rất khó khăn và đòi hỏi phải có các hướng đi đúng đắn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị đang được áp dụng hiện nay.
Một vài điều nên biết về bệnh vẩy nến toàn thân
Muốn hiểu được thông tin về bệnh vẩy nến toàn thân, chúng ta nên tìm hiểu trước bệnh vẩy nến là gì? Đây là căn bệnh rối loạn da thường tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy. Tại những vùng da bị tổn thương vẩy da màu trắng sẽ xếp thành nhiều lớp và dễ tróc. Khi dùng tay cạo vào vùng da mắc bệnh thường tróc da thành phiến mỏng và làm cho chúng ta có cảm giác như cạo vào một cây đèn cầy nên dân gian vẫn hay gọi là bệnh vẩy nến. Những biểu hiện bệnh thường tập trung ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu… Nhưng nhiều trường hợp những biểu hiện của bệnh lan rộng ra toàn thân không chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn gây nên tâm lý tự ti mặc cảm.
1/ Nguyên nhân
- Người bệnh chủ quan trước những biểu hiện ban đầu của bệnh vẩy nến. Đến khi những biểu hiện lan rộng ra toàn thân thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
- Tiến hành điều trị không đúng cách, thường xuyên dùng corticoid toàn thân dẫn đến teo da, làm phá vỡ lớp màng bảo vệ tự nhiên của da.
- Những yếu tố di truyền, nhiễm khuẩn, áp lực tâm lý, thường xuyên dùng rượu, bia thuốc lá và các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
2/ Triệu chứng
- Da của bệnh như bị đỏ, tróc vẩy, nhìn chung toàn thân người bệnh đều bị đỏ.
- Tốc độ phát triển của da nhanh hơn người bình thường tạo thành các lớp da mới đẩy lớp da cũ lên trên. Như vậy sẽ tạo những đám vẩy da lớn nhỏ xuất hiện toàn thân.
- Người bệnh có cảm giác hơi cứng, sần sùi và rất ngứa.
3/ Biến chứng
Chúng ta không nên chủ quan trước các triệu chứng của vẩy nến toàn thân, vì khi bệnh càng nặng sẽ càng gây khó khăn cho việc điều trị. Đồng thời người bệnh dễ mắc phải các biến chứng sau:
Nhiễm trùng da: khi bệnh vẩy nến toàn thân chuyển sang giai đoạn nặng nhất sẽ dẫn tới vẩy nến thể mủ. Lúc này việc tiếp xúc thông thường cũng dễ làm mụn mủ vỡ ra, nếu không được chăm sóc cẩn thận dễ gây nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng máu.
Viêm khớp vẩy nến xảy ra khi cá biểu hiện của bệnh xảy ra tại khớp gối, ngón ta, bàn chân. Lúc này người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng và nóng khớp. Nếu vẫn không điều trị sẽ làm làm hư khớp, mất khả năng vận động.
Vảy nến có thể làm tổn thương lên thận, làm cho chức năng của cơ quan này bị suy giảm. Nếu gặp biến chứng này, cơ thể bệnh nhân dễ bị phù nước, chân tay sẽ phù to.
Ngoài ra bệnh nhân dễ mắc phải các biến chứng khác như: đái tháo đường, bệnh tim mạch và huyết áp cao.
Cách điều trị bệnh vẩy nến toàn thân hiệu quả
Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, nếu không điều trị sớm bệnh vẩy nến toàn thân sẽ ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Chúng tôi xin tư vấn giúp bạn một vài cách điều trị như sau:
1/ Điều trị theo hướng hiện đại
Với sự phát triển của y học hiện nay, việc điều trị bệnh vẩy nến có nhiều hướng đi hơn. Khi mắc bệnh, chúng ta nên đến gặp bác sĩ da liễu uy tín để được thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn dùng các biện pháp sau
- Thuốc đường uống hoặc đường tiêm như: thuốc Acitretin, thuốc Metrothexat, thuốc Cyclosporin A,…
- Thuốc bôi có chứa corticoid.
2/ Điều trị theo hướng truyền thống
Từ lâu việc điều trị bệnh vẩy nến toàn thân đã được chú trọng. Hiệu quả của những bài thuốc này vẫn được nhân dân công nhận và được sử dụng đến tận ngày nay. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một vài cách chữa như sau:
- Lấy một nắm lá lốt rửa thật sạch rồi giã nát để chắt lấy nước cốt.
- Pha thêm 1 chút nước ấm cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống khoảng 3 lần, chỉ sau 1 tháng những dấu hiệu bệnh sẽ có khuynh hướng suy giảm, ngoài ra lá lốt còn được dùng để chữa bệnh á sừng rất hiệu nghiệm
# Dùng lá trầu
Đây là loại lá vốn rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa vẩy nến của nó. Đó là do trong lá trầu có nhiều tinh dầu và hoạt chất kháng sinh mạnh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm khá tốt.
Để áp dụng bài thuốc chữa vẩy nến bằng lá trầu không, chúng ta có thể tiến hành như sau:
- Chuẩn bị: 20 lá trầu không, 20 lá bèo hoa dâu, vài nắm rau răm và 1 ít muối hạt.
- Đem lá trầu, lá bèo và rau răm rửa sạch với muối.
- Đợi nguyên liệu ráo nước thì cắt nhỏ rồi đun với khoảng 3 lít nước cho đến khi chín nhừ.
- Lấy khoảng nửa chén để uống khi còn ấm còn lại dùng để tắm.
- Chắt lẫy bã thuốc thoa lên vùng da bị vẩy nến.
Áp dụng 2 lần mỗi ngày. Sau khi tắm nước thuốc nên đợi khoảng 4 tiếng sau mới tắm lại để các tinh chất thấm sâu vào da hơn.
- Chuẩn bị: 12g ngân hoa, 12g sinh địa, 12g huyền sâm, 12g ké đầu ngựa, 12g hỏa ma nhân, 12g hà thủ ô.
- Dùng tất cả các nguyên liệu trong một thang thuốc và uống 1 lần trong ngày.
- Chuẩn bị: mỗi nguyên liêu một ít bao gồm: cúc hoa dại, khô phàn, mang tiêu, xuyên tiêu.
- Đem sắc lấy nước rồi dùng nước để tắm.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!