Nếu bạn bị bệnh vẩy nến da đầu, bạn có thể lo lắng về việc lây lan cho người khác hoặc trên các bộ phận cơ thể bạn. Bệnh vẩy nến da đầu có lây không? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra những mảng vẩy trông giống như gàu xuất hiện trên đầu. Tuy nhiên, không giống như gàu bình thường, da đầu sẽ có màu bạc và vẩy khô, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh vẩy nến da đầu có thể nhẹ và gần như không đáng kể. Nhưng bệnh cũng có thể nghiêm trọng và xảy ra trong một thời gian dài. Ngứa ngáy do bệnh vẩy nến da đầu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày và gãi nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc.
I. Bệnh vẩy nến da đầu có lây không?
Mặc dù bệnh vẩy nến da đầu là một tình trạng phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẩy nến không được biết đến một cách đầy đủ.
Nhiều người dựa vào các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu trên cơ thể mà có thể giả định rằng đây là một bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến da đầu thật chất không phải là một bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn không lây từ người này sang người khác.
Trên thực tế, bệnh vẩy nến thường lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể. Và do đó, khi bạn bị bệnh vẩy nến da đầu, rất có thể những vị trí cơ quan khác cũng có nguy cơ phát triển tổn thương do bệnh vẩy nến. Điều này được lý giải là do quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch bị xáo trộn, gây ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể.
Hầu hết những người bị bệnh vẩy nến da đầu đều thuộc loại bệnh vẩy nến mảng bám, dạng bệnh này được đặc trưng bởi các mảng da khô, tróc vẩy và ngứa ngáy. Chúng xuất hiện bất cứ đâu trên da đầu, quanh chân tóc, quanh tai phía sau cổ.
Ngoài da đầu là một nơi phổ biến, bệnh vẩy nến mảng bám có thể gây nên tổn thương ở lây lan sang các bộ phận như khuỷu tay, đầu gối, các nếp gấp da, lưng dưới, bàn tay, bàn chân, khuôn mặt, móng tay, bộ phận sinh dục. Đôi khi chính vì nhận thấy có sự lây lan trên cơ thể nên người bệnh lầm tưởng là bệnh vẩy nến da đầu có thể là bệnh truyền nhiễm. Nhưng chúng tôi xin nhắc lại là đây không phải là bệnh truyền nhiễm hoặc lây truyền từ người này sang người khác.
II. Yếu tố kích hoạt cho bệnh vẩy nến da đầu phát triển và lây lan
Hầu hết mọi người trải qua bệnh vẩy nến da đầu dưới dạng bùng phát. Một sự bùng phát bệnh vẩy nến da đầu có thể bắt đầu từ một đám da nhỏ, sau đó phát triển to ra và lan rộng. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, sự bùng phát này được kích hoạt từ nhiều yếu tố.
Bệnh vẩy nến da đầu có khả năng lây lan và trở nên nghiêm trọng không được điều trị. Ngoài ra, cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến người bệnh có xu hướng gãi hoặc kích thích vào vùng da tổn thương để giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, điều này có thể làm chậm quá trình chữa bệnh và tạo ra sự xuất hiện lan rộng của bệnh vẩy nến da đầu.
Mặt khác, cơ thể mang yếu tố di truyền hoặc có một sự rối loạn miễn dịch, hút thuốc, chấn thương da và tiếp xúc với nhiều chất kích thích (ví dụ như xà bông tắm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, dầu xả hương thơm…) Tất cả đều là yếu tố nguy cơ gây ra sự lây lan của bệnh vẩy nến da đầu trên cơ thể.
Điều quan trọng nhất là người bệnh nên biết cách phòng tránh những tác nhân có hại và tham gia điều trị bệnh vẩy nến da đầu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên ngành, để có thể làm giảm nguy cơ lây lan nghiêm trọng và mang lại sự hồi phục bệnh nhanh chóng.
II. 5 Lời khuyên ngăn ngừa bệnh vẩy nến da đầu lan rộng
Việc điều trị bệnh vẩy nến sẽ tập trung vào việc ngăn cản sự sản sinh tế bào da quá nhanh. Thế nhưng, cũng có những bước có bản mà bạn nên thực hiện để ngăn ngừa bệnh vẩy nến tiến triển và lây lan:
1/ Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng với tất cả mọi người, nhưng điều này lại đặc biệt cần thiết đối với người bệnh vẩy nến bởi vì có thể giúp làm giảm sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh.
Trong một cuộc khảo sát gần đây tại Hoa Kỳ, những người mắc bệnh vẩy nến đã cho biết họ đã nhận thấy sự cải thiện trong các triệu chứng bệnh vẩy nến của họ sau khi giảm uống rượu, thức ăn nhiều chất béo hoặc các thực phẩm chế biến. Thay vào đó là tăng cường bổ sung omega-3, rau quả và vitamin D vào chế độ ăn uống.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tác động của chế độ ăn uống trên người bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có một chế độ ăn uống lý tưởng nhất.
2/ Tránh hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta và chúng có thể làm cho bệnh vẩy nến da đầu nặng thêm. Do đó, hãy hạn chế hút thuốc và uống rượu càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa bệnh vẩy nến trở nên xấu đi.
3/ Bảo vệ làn da của bạn
Cháy nắng hoặc một sự trầy xước trên da có thể làm cho bệnh vẩy nến trầm trọng hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn khi đứng dưới ánh mắt trời quá nhiều trong thời gian dài. Cẩn thận hơn để tránh vết cắt hoặc trầy xước da. Đặc biệt là không nên gãi da đầu vì có thể sẽ gây lở loét và viêm nhiễm.
4/ Giảm stress
Lo lắng, căng thẳng từ công việc hoặc một vấn đề nào đó xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến sự gia tăng bệnh vẩy nến, bao gồm cả bệnh vẩy nến da đầu.
Vậy nên, hãy biết cách quản lý cảm xúc, giải phóng tiêu cực bằng cách giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để ngăn ngừa bệnh vẩy nến bùng phát và lan rộng.
5/ Giữ ẩm da và tránh các chất kích thích
Da quá khô có thể làm cho bệnh vẩy nến phát triển mạnh mẽ và lan rộng. Tránh tắm quá nóng, có thể làm khô da. Sau khi tắm, hãy lau khô da bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng da không chứa mùi thơm để giúp giữ ẩm.
Ngoài ra, hãy tránh xa việc dùng các loại dầu gối, thuốc nhuộm tóc hoặc bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào trên da của bạn khi bị bệnh vẩy nến da đầu.
Bởi vì các nghiên cứu chưa có kết luận rõ ràng là tại sao một số người lại xuất hiện sự rối loạn miễn dịch và gây nên bệnh vẩy nến da đầu và việc ngăn ngừa tình trạng này có thể khó khăn. Nhưng điều trị tình trạng ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện có thể ngăn chặn vấn đề trở nên tồi tệ hơn và hướng đến sự hồi phục bệnh nhanh chóng.
Tất cả những phân tích chi tiết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi đã nêu ra trước đó rằng bệnh vẩy nến da đầu có lây không. Và hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài này, độc giả sẽ hiểu rõ được vấn đề và chủ động hơn trong việc đối phó để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh vẩy nến da đầu xảy ra ngay chính trên cơ thể mình.
Đừng bỏ lỡ thông tin sau: Bệnh á sừng da đầu là gì ? Cách chữa như thế nào?
Như Quỳnh
E bi benh vay nen .chua hết nhiều tiền ko anh
Chào bác sĩ của chuyên mục, cháu nghi mình bị vẩy nến ( nhưng cháu đang ở nữa ngoài, nếu đi khám thì mất rất nhiều tiền) nên cháu muốn thử điều trị tại nhà. Đầu cháu ra gàu, cháu đã thử đổi nhiều loại dầu gội đầu, nhưng đều chỉ đc lúc đầu. Da đầu cháu xuất những mảng trắng ( cháu nghĩ là do gàu) và ngứa. Ngay cả khi gội đầu xog thì vẫn còn đầu. Đây có phải bệnh vẩy nến k ạ?!? Nếu phải thì nếu cháu dùng dấm táo hoà vs nước, r xoa lên chỗ gàu, thì có đỡ k ?!?
Chào bs! Cháu bị nổi đỏ từ lưng sau đó lan sang ngực, bụng rồi qua hai bắp tay và chân. Những chỗ nào nổi trước thì rất ngứa và sau đó hết mẫn đỏ lại lan sang những nơi khác. Những nơi hết mẩn đỏ da lại bị nhăn nhúm lại, có màu nâu nâu, chứ da ko trở về kại như lúc ban đầu, trông rất mất thẩm mĩ. Chaua có đi khám. Khi thì bảo cháu bị vẩy phấn hồng, khi thì bảo cháu bị vẩy nến. Cháu hoang mang quá. Làm cách nào cháu chữa khỏ bệnh đây. Nhờ bs tư vấn dùm cháu với ạ!