Bệnh vẩy nến là dạng gây tổn thương ngoài da là chủ yếu, xuất hiện trên nhiều vị trí da như da tay, khuỷa tay, chân, đùi, mông, da đầu,… Trớ trêu thay bệnh cũng có thể xuất hiện ở vẩy nến da mặt, dạng này khiến người mắc phải suy sụp tinh thần, tự ti không giám giao tiếp với ai. Muốn biết về vẩy nến da mặt bạn nên biết về nguyên nhân và cách điều trị vẩy nến hiệu quả để khi bệnh có dấu hiệu xuất hiện còn biết cách phòng ngừa và điều trị hợp lý nhất.
Xác định nguyên nhân gây vẩy nến da mặt
Bạn Thanh Trúc tâm sự: “ Mới sinh xong được 3 tháng da mặt mình bị khô và da bong tróc sần sùi. Đi khám thì được biết mình mắc bệnh vẩy nến da mặt. Mình thật sự không tin được, vì nhà mình không ai mắc phải căn bệnh di truyền này, mình cũng vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày tại sao lại mắc phải căn bệnh mãn tính này vậy huhu. Mình nghi ngờ là do sau sinh nên mắc phải nhưng không biết có đúng không? Có ai biết rõ nguyên nhân gây vẩy nến da mặt không tư vấn mình với. “
Thực tế, bệnh vẩy nến là căn bệnh tự miễn hình thành từ bên trong cơ thể. Và nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải do một. Vì thế trường hợp trên đây có nói về việc gia đình không có người mắc bệnh vẩy nến nhưng vẫn bị bệnh. Bạn nên nắm rõ những tác nhân có thể hình thành bệnh vẩy nến như sau:
- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress nặng hoặc bị chi phối bởi áp lực công việc , tự ti, mất ngủ… Kéo dài lâu ngày sẽ tác động tới hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tự miễn.
- Do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Tác nhân vi sinh vật tấn công gây tổn thương ngoài da làm cơ thể tự điều tiết quá trình sửa chữa. Tuy nhiên quá trình này gặp phải lỗi khiến các tế bào sản sinh không kiểm soát được hình thành nên bệnh vẩy nến.
- Sử dụng nhiều chất kích thích thường xuyên: Hút thuốc lá, uống rượu bia … có chứa các chất độc với cơ thể, nếu dùng quá nhiều sẽ làm thay đổi quá trình chao đổi – chuyển hóa các chất trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa mắc bệnh vẩy nến và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng góp mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến rất cao mà mọi người nên cảnh giác.
- Do dùng thuốc tây: một số loại thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn tự miễn hình thành bệnh vẩy nến. Do đó dùng thuốc tây trị bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tránh rủi ro mắc bệnh sớm.
- Da bị chấn thương: Da mặt gặp phải các chấn thương do cọ sát, va chạm làm tổn thương tế bào sâu. Không chữa trị kịp thời cũng có thể kích hoạt quá trình hình thành bệnh vẩy nến hoặc nhiễm trùng da.
- Tác nhân khác: Môi trường ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, rối loạn nội tiết tố…
Như vậy, có thể thấy bệnh vẩy nến hình thành không phải do một tác nhân nào tác động mà do rất nhiều yếu tố khác nhau. Bất kì ai cũng có thể mắc phải bệnh vẩy nến da mặt nếu thường xuyên lặp lại những thói quen sai lầm ở trên đây. cần chủ động phòng tránh tiếp xúc với các nguy cơ hình thành bệnh ở trên để không bao giờ mắc phải bệnh này.
Cách điều trị vẩy nến da mặt đúng cách
Da mặt là vùng da nhạy cảm nên nếu mắc phải bệnh vẩy nến bạn cũng cần cân nhắc cách thức điều trị hợp lý giúp giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến da mặt nhanh mà không để lại hậu quả biến chứng gì. Với bệnh này để thu được kết quả trị bệnh tốt bạn cần nhớ các điều sau.
-> Giải đáp điều mà người bệnh thắc mắc: Nên điều trị vẩy nến bằng đông y hay tây y?
1/ Chuẩn đoán đúng bệnh vẩy nến da mặt
Vảu mếm da mặt cũng gây ra những tổn thương giống như những vùng da khác. Với các triệu chứng cảm quan nhìn vào là thấy như da bị khô, ứng đỏ và kèm theo bong tróc thành từng mảng, nếu dùng tay hoặc vật nhọn cạo ra thì sẽ thấy một lớp sần đỏ dưới da, mảng hồng như sáp nến.
Vảy nến da mặt có thể xuất hiện ở một số vị trí như:
- Trên trán: Vùng trán gần da đầu là nơi mà bệnh vẩy nến hay xuất hiện.
- Lông mày: Xuất hiện các lớp vẩy bao phủ vùng lông mi, mí mắt người bệnh trở nên đỏ và sưng tấy lên.
- Vùng da quanh miệng và mũi: Trong trường hợp này, vẩy nến có thể xuất hiện trên lợi hoặc lưỡi, bên trong má, bên trong mũi hoặc trên môi.
- Khu vực tai: Trong một số trường hợp, người bệnh bị những nốt vẩy nến mọc bịt kín lấy tai khiến thính giác bị ảnh hưởng.
Tránh nhầm lẫn với một số căn bệnh ngoài da khác như khô da do thời tiết, viêm da tiết bã nhờn, viêm lỗ chân lông, á sừng… Người bệnh cần căn cứ vào các đặc điểm dấu hiệu trên hoặc tới bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cụ thể phát hiện đúng bệnh và tiến hành dùng thuốc và các phương pháp khác cho hiệu quả tốt nhất.
2/ Tiến hành điều trị vẩy nến da mặt
Để thực hiện điều trị bệnh vẩy nến da thì hiện nay y học hiện đại đang sở dụng một số cách như sau:
a) Dùng thuốc trị bệnh vẩy nến da mặt
Một số thuốc trên thị trường dùng trị bệnh vẩy nến da mặt được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm: Thuốc này giúp mềm da, giảm khô da bong tróc và bớt ngứa.
- Thuốc corticodteroid: Tác dụng của thuốc này là chống viêm mạnh, giảm bạt sừng, viêm da.
- Thuốc retinoids như geltazarotene.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp mắc bệnh vẩy nến bị viêm nhiễm da do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê thuố c kháng sinh chống nhiễm khuẩn giảm viêm.
- Thuốc vitamin D calcipotrene (Dovonex): Thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình sinh sản tế bào da mới.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: thuốc này sử dụng hàm lượng thấp để trị vẩy nến da mặt, bác sĩ thường kê đơn dùng các thuốc nhóm này như: methotrexate, cyclosporin, retinoids.
=> Bạn biết đó , da mặt là vùng da cực nhạy cảm, yếu và mỏng hơn những vùng khác nên việc dùng thuốc bôi, thuốc uống hay tiêm cần hết sức thận trọng. Nếu không muốn làm bệnh nặng hơn thì tốt nhất nên hỏi qua bác sĩ trước khi dùng, tránh lạm dụng hoặc dùng bữa bãi nhé!
b) Phương pháp quang trị liệu
Đây là phương pháp hiện đại dùng tia ánh sáng có bức sóng cân chỉnh phù hợp, sau đó chiếu vào vùng da bị vẩy nến da mặt để làm giảm quá trình bạt sừng trị bệnh vẩy nến. Khi thực hiện cần theo kính mắt chống tia cực tím chiếu vào mắt chấn thương thị lực.
Phương pháp này cần dùng phù hợp tránh một số tác dụng phụ như gây tổn thương da, sắc tố màu da và thậm chí là ung thư da. Chỉ nên tới cơ sở đảm bảo chất lượng tránh rủi ro đang tiếc có thể gặp phải.
! Bác sĩ khuyên: Những người mắc bệnh vẩy nến da mặt nên tới bệnh viện da liễu thăm khám và điều trị sớm bằng những phương pháp hiện đại. Đây cũng là căn bệnh mãn tính nên việc điều trị cần có thời gian nên đừng nóng vội, hãy kết hợp biện pháp theo hướng dẫn bác sĩ, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý cải thiện bệnh tốt.
-> Bài viết được nhiều người xem: Phương thuốc chữa bệnh vẩy nến quý 99% người chưa biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!