Triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến thường biểu hiện rõ ràng bằng những cơn đau nhức từ các khớp nhỏ và dần chuyển sang viêm khớp phá hủy nếu không được nhận biết và điều trị ngay từ sớm.
Viêm khớp vẩy nến không chỉ gây tổn thương ở bề mặt da mà còn gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các khớp. Căn bệnh viêm khớp vẩy nến thường không phân biệt đối tượng gây bệnh, nhưng chủ yếu bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ và trẻ em gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm khớp vẩy nến sẽ giúp cho người bệnh có hướng khắc phục sớm hơn. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay bài viết bên dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến
Theo thống kê của Hiệp Hội Vẩy nến thế giới, có tới 42% tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến bị biến chứng thành viêm khớp vẩy nến, trong số đó có khoảng 10% bệnh nhân có biểu hiện khớp biến dạng do phá hủy và không có khả năng tự phục hồi. Vì vậy, việc điều trị vẩy nến cũng vô cùng phức tạp mà lại rất khó để làm lành những tổn thương bên ngoài da. Do đó, nhận biết và điều trị bệnh vẩy nến gây viêm khớp ngay từ ban đầu sẽ giúp hạn chế được những biến chứng không mong muốn cũng như hạn chế những tổn thương nặng nề đối với các khớp.
Các dấu hiệu của viêm khớp vẩy nến thường có biểu hiện tương đương với bệnh viêm khớp dạng thấp nên rất dễ bị nhầm lẫn trong việc nhận diện và điều trị. Đặc biệt là chúng đều có biểu hiện sưng viêm một bên hoặc 2 bên cơ thể kèm theo triệu chứng sưng và hơi nóng khớp. Ngoài ra, viêm khớp vẩy nến còn được nhận biết bằng các triệu chứng đặc trưng như sau:
– Viêm khớp ngón tay, ngón chân: Là triệu chứng viêm khớp vẩy nến phổ biến nhất. Bệnh có biểu hiện sưng khớp, đau cứng khớp và thường đau tại vị trí các khớp đối xứng. Tùy theo thể lâm sàng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau ở vị trí hoàn toàn khác nhau như đau vùng chậu, hạn chế vận động của cột sống, hoặc viêm đau tại một số khớp ở ngón tay, ngón chân, gan chân, viêm lồi cầu, viêm vùng điểm bám dây chằng vùng chậu, viêm gân Achilles,…
– Tổn thương ngoài da: Bên cạnh đó, còn có những biểu hiện đặc trưng bên ngoài da như xuất hiện các nốt, mảng viêm, đỏ dễ bong tróc và thường bị đóng thành từng mảng màu trắng đục xuất hiện với đường kính hẹp. Lâu dần, những tổn thương này có thể lan rộng ra trên da, đặc biệt là ở những vùng nếp gấp như mặt trước của tay, chân, kẽ mông, rốn, dưới bầu vú,…
– Đau khớp ở 2 bên cơ thể: Triệu chứng này thường gặp phải ở 4 hoặc các khớp cùng tên ở 2 bên cơ thể. Nhưng hầu như, các triệu chứng này thường biểu hiện rất nghiêm trọng và thường gặp nhiều nhất ở đối tượng phụ nữ. Hình ảnh X-quang thường quy sẽ biểu thị những tổn thương phá hủy khớp, xương và tạo lớp tăng sinh ở thân xương và cạnh khớp tổn thương.
– Xuất hiện triệu chứng đau vùng lưng dưới: Triệu chứng lâm sàng của viêm khớp vẩy nến còn được biểu hiện với hiện tượng viêm khớp cột sống, dính khớp, giữa các đốt sống và xương chậu có hiện tượng dính lại và không thể tự tách ra.
– Tổn thương móng: Ngoài ra, triệu chứng viêm khớp vẩy nến còn được biểu hiện qua tình trạng và chất lượng của móng. Cụ thể là hiện tượng loạn dưỡng móng, những thay đổi bất thường trên móng, móng có biểu hiện rỗ móng hoặc bong móng thường xuyên với khả năng tái phát cao hơn 80%.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm khớp vẩy nến thường có biểu hiện viêm ở khớp ngón chân cái, vì vậy cần phải được chẩn đoán và phân biệt so với bệnh gout trong quá trình điều trị. Ngoài những biểu hiện trên, triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến còn gây viêm kết mạc, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ, viêm niệu đạo, loét miệng,… Tùy vào cơ địa mỗi người và tình trạng phát bệnh mà chúng sẽ có biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, để nhận biết chính xác người bệnh nên thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm khớp vẩy nến có nguy hiểm không
Những điều cần lưu ý khi gặp triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến
Khi có dấu hiệu vẩy nến, bệnh nhân nên chủ động hơn trong việc điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến xương, khớp. Nếu chẳng may bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn thì tốt nhất nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Song song với việc điều trị, người bệnh cũng nên tuân thủ các nguyên tắc điều trị, cụ thể như sau:
– Bổ sung đủ 2.000 – 3.000 mg dầu cá vào cơ thể mỗi ngày để làm giảm tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp do vẩy nến. Thành phần a-xít eicosapentaenoic tự nhiên trong dầu cá còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cân bằng độ ẩm trên da.
– Sử dụng liệu pháp châm cứu để cải thiện triệu chứng viêm khớp: Phương pháp này giúp làm giảm cơn đau tại các khớp đầu gối, vẩy nến.
– Luyện tập thể dục thể thao: Giúp cho cơ bắp và các dây chằng xung quanh hoạt động linh hoạt hơn. Tốt nhất nên tham khảo các bài tập nhẹ nhàng, ít gây tác động đến khớp nhất.
– Duy trì cân nặng cơ thể ở mức ổn định: Tình trạng thừa cân, tăng cân đột ngột hoàn toàn không có lợi cho khớp, nhất là khi vận động. Tốt nhất là nên cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm có nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước,…
– Giảm đau bằng cách chườm lạnh: Nhiệt độ giảm có thể làm tê liệt các cơ và làm cho chúng giãn ra, bớt đau nhức hơn tại thời điểm đó. Mỗi ngày có thể chườm lạnh khoảng 20 -30 phút để giảm bớt triệu chứng căng thẳng.
– Sử dụng kháng sinh giảm đau: Tuy nhiên, ở phương pháp này cần có sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa được chỉ định cụ thể.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Người bị viêm khớp vảy nến nên ăn gì nhanh khỏi?
Triệu chứng bệnh viêm khớp vẩy nến không chỉ gây đau nhức thông thường mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Vì vậy, đừng nên chủ quan khi bệnh vẩy nến xuất hiện trong thời gian dài.
Huy Nguyễn biên tập
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!