Bệnh vẩy nến không chỉ gây tổn thương ngoài da mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Tìm hiểu những mối nguy hiểm khó lường từ bệnh vẩy nến sẽ giúp các bạn cảnh giác hơn với căn bệnh này.
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm, bệnh vẩy nến rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Nguyên nhân của vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Ngoài các triệu chứng đỏ da, bong tróc da, tạo vẩy, kết mủ, ngứa ngáy và đau rát… bệnh vẩy nến có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan trong cơ thể như:
1 – Nhiễm trùng da
Vẩy nến gây ra các nốt mụn mủ, đặc biệt ở bệnh vẩy nến thể mủ. Khi các nốt mụn mủ bị vỡ sẽ làm chảy dịch bên trong. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ tiếp xúc với bụi bẩn và ma sát với quần áo dẫn đến lở loét, nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.
2 – Viêm khớp
Ở các thể vẩy nến nặng như vẩy nến thể mủ, vẩy nến toàn thân, vẩy nến mảng, viêm khớp vẩy nến, ngoài những tổn thương da thường gặp, bệnh nhân có thể mắc phải các tổn thương ở khớp như sưng, nóng, đỏ và đau khớp. các khớp bị viêm có thể là đầu gối, khuỷu tay, mắc cá chân, ngón tay, bàn chân…Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tàn phế.
3- Tổn thương cơ quan sinh dục
Vẩy nến có thể xuất hiện ở các vùng nếp gấp, bao gồm vùng sinh dục như háng, bẹn, mông. Bệnh nhân không chỉ bị đau và ngứa rát vùng kín, bất tiện trong sinh hoạt mà còn dễ mắc các bệnh phụ khoa hay nam khoa do viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị buồng trứng đa nang, nếu mang thai dễ sinh non.
Nếu bạn đang bị vẩy nến ở cơ quan sinh dục thì đừng bỏ qua bài viết này: Cách điều bệnh vẩy nến sinh dục dứt điểm không tái phát
4 – Bệnh tim mạch và huyết áp
Vẩy nến là căn bệnh tự miễn điển hình bởi tình trạng viêm da mạn tính. Cơ chế tự miễn kết hợp với các phản ứng viêm mạn tính có thể gây biến chứng lên tim mạch, làm gia tăng các cơn đau tim, đau thắt ngực gấp nhiều lần so với người bình thường. Ngoài nguyên nhân này, tác dụng phụ của các thuốc điều trị vẩy nến cũng làm tăng nồng độ cholesterol trong máu gây bệnh huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, thập chí dẫn đến đột quỵ.
5 – Suy giảm chức năng thận
Người bị vẩy nến cũng có nguy cơ mắc bệnh thận khá cao do bị ảnh hưởng bởi cơ chế tự miễn của cơ thể. các tổn thương thường gặp ở thận là suy giảm chức năng thận, giảm khả năng lọc máu và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, suy thận, hư thận.
6 – Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa
Các kết quả nghiên cứu về bệnh vẩy nến đã chỉ ra rằng, người bệnh vẩy nến có thể gặp phải các rối loạn chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa đường trong máu gây bệnh tiểu đường type II. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác lại mắc bệnh Crohn, xơ cứng bì, bệnh Gout, bệnh Parkinson,…
7 – Ung thư da
Bệnh nhân vẩy nến cũng có nguy cơ ung thư da cao hơn những đối tượng khác do tổn thương da kéo dài, lâu ngày dẫn đến biến đổi cấu trúc da, cơ sở của bệnh ung thư da.
8 – Biến chứng về tâm lý
Tổn thương da do vẩy nến ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của làn da và ngoại hình người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân vẩy nến cảm thấy xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp, lâu dần dẫn đến trầm cảm, bi quan, chấn thương tâm lý nghiêm trọng.
Vẩy nến là một căn bệnh nguy hiểm cần phải được phát hiện và điều trị hiệu quả. Mặc dù hiện nay bệnh vẩy nến vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn nhưng y học đã có thể kiểm soát sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân nhận biết và chữa trị từ sớm. Do đó, ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngờ là bệnh vẩy nến, bạn hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và theo dõi cụ thể nhé.
Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!