Điều trị vẩy nến thể mủ thực chất không mang lại hiệu quả ngay thời điểm điều trị mà nó cần rất nhiều thời gian cũng như sự kiên trì của người bệnh. Nhưng việc tìm ra đúng cách chữa bệnh vẩy nến cũng góp phần không nhỏ đến kết quả điều trị.
Vẩy nến thể mủ là một dạng bệnh khá đặc biệt và được xem là thể nghiêm trọng nhất của bệnh vẩy nến. Ở một giai đoạn nhất định, vẩy nến thể mủ sẽ có những biểu hiện cụ thể trên da, gây mất thẩm mỹ và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, việc điều trị vẩy nến cũng tương đối khó khăn và không phải bất cứ phương pháp nào cũng có thể áp dụng được. Để điều trị vẩy nến thể mủ hiệu quả cần phải tìm hiểu phương pháp và tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh một cách thận trọng.
Thông tin về bệnh vẩy nến thể mủ – Không phải ai cũng biết
Theo thống kê của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Vẩy nến (IFPA), căn bệnh vẩy nến thể mủ đang có nguy cơ tăng cao trên thế giới vì bệnh nhân có xu hướng chủ quan với triệu chứng ban đầu. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh vẩy nến thể mủ để có cách điều trị phù hợp.
1- Vẩy nến thể mủ là gì?
Vẩy nến thể mủ (Psoriasis pustular) được biểu hiện bằng những nốt viêm có mủ trắng và được bao quanh bởi lớp da đỏ, nhưng thực chất không phải do nhiễm trùng. Bệnh vẩy nến thể mủ thường bắt gặp ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tiêu biểu nhất là vùng rìa bàn chân, bàn tay và gây đau nhức. Bệnh thường có biểu hiện lan rộng, làm thương da và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của khớp.
2- Dấu hiệu vẩy nến thể mủ qua từng giai đoạn
Bệnh vẩy nến thể mủ được chia thành 2 dạng phổ biến đó là:
– Vẩy nến thể mủ cấp tính hay còn được gọi là biến thể Von Zumbusch. Một dạng vẩy nến thể mủ toàn thân cấp tính có kèm theo sốt và các triệu chứng lâm sàng. Bệnh dễ dàng ảnh hưởng đến tính mạng nếu áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp.
– Vẩy nến thể mủ (Palmoplantar Pustulosis) khu trú lòng bàn tay, bàn chân hay còn được gọi là vẩy nến thể mủ tổng quát bán cấp. Tuy nhiên, dạng vẩy nến này thường không được tìm thấy ở đối tượng trẻ em.
Bạn đọc nên tìm hiểu rõ hơn về: 3 dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến sớm nhất
3- Sự nguy hiểm của bệnh vẩy nến thể mủ
Như đã khuyến cáo ở trên, bệnh vẩy nến thể mủ thường gây đau nhức khiến cho người bệnh lầm tưởng do bất cứ nguyên nhân nào. Ban đầu, bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng sốt nhẹ, vùng da bị vẩy nến có dấu hiệu bong tróc, nổi mẩn đỏ, phù nề,… Trong một thời gian ngắn, những vùng tổn thương này sớm xuất hiện những dát đỏ và phát triển nhanh ở những vùng da có nếp gấp.
Nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, vẩy nến thể mủ có thể lan tỏa trên da và kèm theo triệu chứng đau, nhức, khó chịu. Nghiêm trọng hơn, vẩy nến thể mủ còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là nguy kịch đối với tính mạng.
Các phương pháp điều trị vẩy nến thể mủ
Căn bệnh vẩy nến thể mủ không chỉ gây ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của làn da mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích bệnh nhân vẩy nến nên thăm khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín.
1/ Các loại thuốc điều trị vẩy nến thể mủ
Hiện nay, căn bệnh vẩy nến thể mủ được chỉ định điều trị bằng Tây y là phương pháp phổ biến nhất. Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu vẩy nến, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng methotrexat kết hợp với steroid hoặc thuốc mỡ axit salixilic, Anthralin, dẫn xuất vitamin A,…
– Thuốc chứa steroid: được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng vẩy nến nặng có kèm hiện tượng đau nhức khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị vẩy nến tạm thời. Vì vậy, hãy thực hiện việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế cơ hội tái phát do vẩy nến.
– Thuốc có thành phần methotrexat: cũng được chỉ định sử dụng thường xuyên đối với các trường hợp vẩy nến. Mặc dù thuốc không mang lại tác dụng điều trị nhanh như steroid nhưng sau khi ngưng sử dụng thì khả năng tái phát cũng thấp hơn.
– Các loại thuốc mỡ: Hầu như trong các loại thuốc mỡ đều có chứa calcipotriene vì nó có mối liên hệ với vitamin D và mang lại tác dụng tốt như thuốc có chứa hydrocortisone. Tuy nhiên, thuốc mỡ cũng chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến và có nguy cơ gây tổn thương các vùng da xung quanh. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Qua đó có thể nói, hầu như các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh vẩy nến thể mủ đều chưa mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Còn chưa kể đến quá trình dùng thuốc thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ và diễn biến vô cùng phức tạp. Hãy thường xuyên theo dõi và thận trọng hơn với phương pháp điều trị của mình.
2/ Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể mủ bằng phương pháp đông y
Ngoài việc điều trị bằng Tây y, bệnh nhân vẩy nến có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng kết hợp với Đông y. Mặc dù phương pháp này không mang lại hiệu quả điều trị như thuốc tân dược, song nếu dùng đúng cách chúng có thể giúp cải thiện tình trạng da tốt hơn.
– Bài thuốc dùng ngoài: Áp dụng cho trường hợp vẩy nến thể mủ trên diện rộng
- Chuẩn bị nguyên liệu: 500g mang tiêu, 240g hoa cúc dại, 120g khô phàn, 120g xuyên tiêu.
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu này vào ấm và nấu với 2 lít nước. Để nước nguội hẳn thì dùng để ngâm hoặc tắm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các tổn thương do vẩy nến khô lại.
– Bài thuốc uống trong: Có thể sử dụng trong trường hợp vẩy nến thể mủ nhẹ
- Nguyên liệu cần có: Bồ công anh, rau má, kinh giới, ké đầu ngựa, trinh nữ, bạc sau, thổ phục linh, vỏ gạo, xích đồng, hạ khô thảo, xác ve sầu, đơn đỏ, khổ sâm, kim ngân; mỗi vị thuốc chuẩn bị 12g.
- Hướng dẫn thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm và sắc lấy nước, chia đều thành 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.
- Sau khi uống hết nước thì dùng bã thuốc đun với 1 lít nước để ngâm người và tắm.
3/ Chế độ ăn uống, sinh hoạt điều trị vẩy nến thể mủ
Để cho việc điều trị bệnh vẩy nến thể mủ hiệu quả hơn và hạn chế tái phát tốt hơn thì ngoài việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chất lượng sinh hoạt, cụ thể như sau:
– Xây dựng thực đơn lành mạnh, đủ chất:
- Bệnh nhân vẩy nến thể mủ nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm, trái cây có màu đỏ, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tự nhiên, uống nhiều nước.
- Hạn chế các loại thịt có tính nóng như thịt bò, thịt chó, gà,… Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, cafe, thức uống có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,…
- Vì những tổn thương do vẩy nến thể mủ rất nghiêm trọng nên chế độ dinh dưỡng cần phải đảm bảo phù hợp và cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh tạm thời. Ngoài ra, bệnh nhân vẩy nến có thể áp dụng một số phương pháp của dân gian như diếp cá, rau má để thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan và tăng cường hệ miễn dịch.
– Thường xuyên tắm nắng:
- Việc tắm nắng buổi sáng sẽ giúp cho da tổng hợp được vitamin D tự nhiên và nhanh chóng phục hồi.
- Vì da của bệnh nhân vẩy nến thể mủ đang bị tổn thương theo nhiều mức độ khác nhau, vì thế chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng từ khoảng 6h-8h sáng và chỉ nên phơi nắng khoảng 15-20 phút.
– Ngâm nước ấm mỗi ngày:
- Không chỉ giúp cho lớp vẩy bên ngoài da bong tróc nhẹ nhàng mà ngâm nước ấm còn giúp làm dịu cơn đau đớn, bỏng rát.
- Mỗi ngày nên ngâm nước ấm khoảng 15-20 phút.
- Tuyệt đối không sử dụng hóa chất hoặc nước lá chà xát mạnh mẽ. Bởi vì lúc này, sức đề kháng của làn da rất yếu nên có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương cao.
– Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ:
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên có thể khiến cho vẩy nến phát triển nhanh hơn và khó điều trị hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân vẩy nến nên có thái độ lạc quan trong cuộc sống hàng ngày.
- Dành thời gian cho việc giải trí bằng cách đọc sách, xem phim, làm những việc ưa thích,…
- Tâm lý tự ti, ái ngại với bạn bè xung quanh khiến cho bệnh nhân vẩy nến sống khép kín hơn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã khuyến cáo, việc tự ti thường xuyên này làm cho khả năng khỏi bệnh bị suy giảm.
- Chính những tâm lý này, bạn bè, người thân nên thường xuyên an ủi, động viên và giúp đỡ người bệnh để họ trở nên lạc quan hơn.
Bạn đọc nên tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh vảy nến thể mủ
Hy vọng rằng, với những phương pháp điều trị vẩy nến thể mủ được gợi ý trên đây có thể giúp cho bệnh nhân vẩy nến có cái nhìn toàn diện hơn về các phương pháp. Hãy chia sẻ với bác sĩ về tình trạng bệnh để được hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp hơn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Thanh Hiền (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!