Bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo điều trị bệnh vẩy nến không cần dùng thuốc bằng những nguyên liệu hết sức quen thuộc như: muối hột, dầu dừa, lòng đỏ trứng gà, lá ớt, cây muồng trâu…
Các chuyên gia khuyên rằng, để sử dụng mẹo dân gian cải thiện tình trạng vẩy nến hiệu quả thì người bệnh phải hết sức kiên trì. Bên cạnh đó, cần phải kết với phương pháp điều trị y khoa để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bài viết giới thiệu các mẹo điều trị bệnh vẩy nến không cần dùng thuốc. Bệnh vẩy nến là một căn bệnh dễ mắc nhưng lại khó trị, việc dùng thuốc đối với nhiều người đôi khi không hiệu quả. Vậy, hãy thử các mẹo sau đây để có thể chữa bệnh vẩy nến hiệu quả hơn.
Bệnh vẩy nến gồm những dạng nào?
Ở những người bình thường, da sẽ phát triển theo cơ chế tăng trưởng của tế bào trong một chu kỳ khoảng 28-30 ngày. Tức là từ khi phát triển thành tế bào mới, làn da sẽ có gần 30 ngày để trở thành các lớp sừng trên cùng của da. Trong thời gian này, các tế bào da cũ sẽ chết đi và được đào thải bằng cách tắm, rửa hàng ngày.
Ở những người mắc bệnh vẩy nến, thì chu kỳ sinh sản của làn da hoàn toàn khác với bình thường hay còn được gọi là rối loạn chuyển hóa. Bởi vì quá trình tăng trưởng của da chỉ diễn ra trong khoảng 4-5 ngày. Vì thế, lượng tế bào chết xuất hiện trên bề mặt da ngày càng nhiều hơn và gây ra tình trạng khô da, bong tróc rất khó chịu.
Dựa trên đặc điểm biểu hiện của bệnh vẩy nến người ta chia bệnh thành 5 loại khác nhau như:
- Vảy nến thể mủ
- Vảy nến xương khớp
- Bệnh vẩy nến mảng bám
- Bệnh vẩy nến da đầu
- Bệnh vẩy nến thể móng
Chúng thường xuất hiện và để lại một số triệu chứng như: xuất hiện các mảng đỏ, vẩy màu bạc, nứt da, có hiện tượng tổn thương làm chảy máu trên da, ngứa ngáy, khó chịu,… Tùy vào những loại vẩy nến mà sẽ có những biểu hiện cụ thể.
10 Mẹo điều trị bệnh vẩy nến không cần dùng thuốc
Việc dùng thuốc khi trị vẩy nến ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt các loại thuốc chứa corticoid sử dụng lâu ngày có thể làm mỏng da, khô da. Bạn đừng quá lo lắng khi chúng ta có thể dùng mẹo điều trị bệnh vẩy nến không cần dùng thuốc bằng những nguyên liệu đơn giản sau:
1/ Dùng muối hột trị vẩy nến
Chúng ta vẫn dùng muối hột rất thường xuyên nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng điều trị bệnh vẩy nến của nó. Nguyên liệu này có khả năng khử khuẩn, kháng viêm đồng thời tẩy tế bào chết và tái tạo làn da mới hiệu quả.
Bạn chỉ cần áp dụng mẹo điều trị vẩy nến bằng dầu dừa theo các bước đơn giản như sau:
- Pha một thùng nước ấm với 2 muỗng muối hột.
- Khuấy cho muối tan rồi dùng để tắm như nước ấm bình thường.
- Áp dụng khoảng 3 lần/ tuần bạn sẽ thấy da có sự cải thiện đáng kể.
2/ Dùng dầu dừa
Có lẽ nhiều bạn sẽ không tin nhưng chúng ta có thể chữa bệnh vẩy nến bằng nguyên liệu rất quen thuộc, đó là dầu dừa. Đây không phải là cách làm dân gian mà đã được các nhà khoa học chứng minh về mức độ hiệu quả. Trong thành phần của dầu dừa có chữa nhiều acid béo, acid lauric, nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa quá trình oxi hóa và giúp tái tạo những tổn thương trên da.
Việc điều trị bằng nguyên liệu này cũng không quá phức tạp, chỉ bao gồm các bước đơn giản như sau:
- Làm ướt cơ thể rồi cho một ít dầu dừa ra tay và xoa khắp người.
- Massage trong khoảng 3 phút để các tinh chất của dầu dừa thấm sâu vào trong da.
- Để yên trong vòng 10 phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
- Áp dụng khoảng 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy da mềm hơn, tình trạng bong tróc trước kia cũng giảm đi đáng kể.
Ngoài khả năng chữa bệnh vẩy nến, dầu dừa còn được dùng điều trị bệnh á sừng rất hay, nếu bạn quan tâm có thể xem thêm bài viết này: Mẹo chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa không phải ai cũng biết
3/ Lòng đỏ trứng gà trị vẩy nến
Bạn không nên bỏ qua cách chữa bệnh vẩy nến từ lòng đỏ trứng gà. Đây là nguyên liệu mà chúng ta đã quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh của nó. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa nhiều protein, canxi, photpho và vitamin K có tác dụng phục hồi, củng cố lớp collagen dưới da. Nhờ đó giúp phục hồi những tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra. Ngoài ra, vitamin D trong nguyên liệu này còn giúp tăng cường độ ẩm, cải thiện tình trạng da khô và bong tróc cũng rất tốt.
Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản như sau:
- Lấy lòng đỏ trứng bỏ vào nồi rồi đun cho đến khi được hỗn hợp sền sệt thì dừng lại.
- Đợi trứng nguội bớt rồi thoa lên vùng da bị vẩy nến.
- Đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch.
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày để cho kết quả tốt nhất.
4/ Dùng lá trầu không
Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, kẽm, hợp chất alcaloid. Các khoáng chất này có thể làm lành những tổn thương trên da, phục hồi các mảng da bị bong tróc do vẩy nến. Nguyên liệu này cũng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh vẩy nến. Đồng thời lá trầu không cung cấp một lượng ẩm đáng kể, giúp giảm ngứa khá tốt.
Bạn có thể kết hợp lá trầu không với rau răm để trị bệnh vẩy nến theo các bước như sau:
- Chuẩn bị: 10 lá trầu không và 20 ngọn rau răm rửa thật sạch
- Cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung với 2 lít nước cho sôi lên rồi thêm một muỗng muỗi để tăng công dụng sát khuẩn.
- Pha với nước để tắm khoảng 3 lần mỗi tuần.
5/ Dùng cây muồng trâu
Ít ai biết rằng dùng cây muồng trâu điều trị vẩy nến lại hiệu quả đến vậy. Theo các thầy thuốc dân gian, ngoài tác dụng nhuận tràng, thanh lọc cơ thể loại cây này có khả năng giải độc tố, kháng viêm sát trùng hiệu quả. Muốn điều trị bằng nguyên liệu này, người bệnh tiến hành theo các bước được hướng dẫn chi tiết dưới đây:
- Lấy lá và ngọn cây muồng trâu rửa thật sạch rồi giã nát để lấy nước cốt.
- Dùng bông gòn thấm nước cốt rồi thoa đều lên vùng da bị vẩy nến.
- Để yên trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch với nước.
- Áp dụng 3 lần mỗi ngày sẽ thấy da có sự cải thiện rõ rệt.
6/ Dùng lá ớt
Nghe cách chữa bệnh vẩy nến này, có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy nghi ngờ về mức độ hiệu quả. Nhưng thực tế đã có khá nhiều bệnh nhân thành công khi dùng nguyên liệu này để chữa bệnh. Theo các thầy thuốc Đông y, lá ớt có vị cay, tính nóng, giúp trừ hàn, giải độc, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa hiệu quả. Với nguyên liệu này, chúng ta có thể thực hiện việc điều trị theo các bước như sau:
- Chuẩn bị: mỗi loại một ít bao gồm: lá ớt, lá cây sông đời, lá cây sơn thục và vỏ cây tre
- Đem tất cả nguyên liệu sắc thành nước rồi dùng uống thay nước nước hàng ngày.
- Thực hiện hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh vẩy nến..
7/ Dùng cây lược vàng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây lược vàng có chứa nhiều dưỡng chất có thể điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả. Cụ thể chất Quercetin trong loại cây này có khả năng chống oxi hóa giúp ngăn ngừa quá trình thay thế của tế bào biểu bì, chất diệt khuẩn steroid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp hạn chế sự viêm nhiễm ngoài da. Ngoài ra trong thành phần của loại cây này còn chứa chất ngăn ngừa phản ứng dị ứng, giảm ngứa, đau rát hiệu quả.
Việc dùng mẹo điều trị bệnh vẩy nến bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị khoảng 9 lá cây lược vàng, rửa sạch rồi để ráo.
- Giã nhỏ rồi vắt lấy phần nước cốt.
- Pha nước cốt với 100ml nước ấm và một chút muối và uống trong ngày.
- Phần bã lá có thể đắp lên vùng da bị vẩy nến khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bật mí thêm cho bạn công dụng chữa bệnh khác của loại cây này: 3 cách chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng tại nhà
8/ Dùng cây thổ phục linh
Chúng ta cũng không nên bỏ qua cách điều trị bệnh bằng loại cây này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố cây thổ phục linh có chứa nhiều tanin, chất nhựa, hoạt chất nhóm saponin có khả năng kháng khuẩn, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Dân gian cũng lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh vẩy nến bằng nguyên liệu này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài thuốc sau:
- Chuẩn bị: 80g thổ phục linh và 100g cây cải trời
- Cho hai vị thuốc vào nồi rồi sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 400ml nước thì tắt bếp.
- Chia ra uống 2 lần trong ngày, tốt nhất là uống khi còn nóng.
9/ Dùng cây lu lu đực
Đây là loại cây thật thảo có màu lục nhẵn, lá hơi có lông, cạnh và nhiều cành. Loại lá này đã được chứng minh có tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh. Còn y học cổ truyền thì cho rằng trong loại cây này có chất kháng khuẩn, kháng viêm có thể dùng để điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến.
Bạn có thể dùng loại cây này để thực hiện bài thuốc bôi ngoài da theo các bước như sau:
- Chuẩn bị: ngọn và lá non của cây lu lu đực, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đem nguyên liệu đã chuẩn bị giã nát rồi ép lấy nước cốt.
- Rửa sạch vùng da bị bệnh rồi thoa nước cốt lên da.
- Áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
10/ Dùng quả khổ qua
Bạn cũng có thể dùng món canh khổ qua cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Trong khổ qua có nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giải độc, diệt khuẩn. Ngoài ra, vitamin C trong khổ qua còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh tự miễn. Đối với bệnh vẩy nến, loại quả này có thể cải thiện triệu chứng viêm, giảm bong tróc và làm lành những tổn thương do bệnh gây ra.
Bạn có thể nấu món canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng… đều có tác dụng tốt với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia da liễu, ăn khổ qua 3 lần mỗi tuần sẽ giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Chia sẻ của bệnh nhân về một số mẹo giúp điều trị bệnh vẩy nến
Mặc dù những loại dược liệu thiên nhiên này không có tác dụng điều trị bệnh vẩy nến dứt điểm, nhưng với tính đa dạng, gần gũi nên chúng được rất nhiều người bệnh hướng đến. Nhưng liệu chúng có công dụng hỗ trợ điều trị hay không?
Trường hợp cô Nguyễn Thị Bích Hồng, 57 tuổi, Kp.8, Phường An Lạc, quận Bình Tân tâm sự: “Tôi cứ nghĩ bệnh vẩy nến của mình không thể điều trị được. Bởi vì khi phát hiện mình mắc bệnh, tôi đã đi khám ngay và được chẩn đoán là vẩy nến cấp 2, nên việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Nhưng theo một lời hướng dẫn của một người bạn tôi đã dùng cây lược vàng để uống mỗi ngày. Đến khoảng hơn 1 tháng, tôi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bớt ngứa ngáy hơn nên tôi đã kiên trì uống đến hiện nay.”
Khi không may mắc bệnh vẩy nến, bệnh nhân cần biết những lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh vẩy nến cho bệnh mau khỏi. Bệnh cần sự kiên trì điều trị lâu dài thì mới có thể dứt hẳn. Vì vậy, nếu dùng mẹo điều trị bệnh vẩy nến bạn không nên quá sốt ruột, các tinh chất sẽ từ từ ngấm sâu vào da và thực hiện quá trình tái tạo, làm giảm những tổn thương hiệu quả.
Xem thêm nếu bạn muốn biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!