Chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không được xem như là một vị thuốc lành tính mang lại hiệu quả cao nhất, được nhiều người áp dụng và kiểm chứng hiệu quả.
Chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không có lẽ không còn quá xa lạ đối với những người bệnh vẩy nến, vậy ở bài viết này khác gì so với những bài viết khác và tại sao người bệnh lại tin dùng phương pháp này? Mời các bạn theo dõi và tìm hiểu để chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không dưới đây:
Tại sao nên chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không?
Tuy bệnh vẩy nến không gây hại sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý và đời sống hàng ngày của người bệnh.
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh vẩy nến như dân gian, Đông y và Tây y. Trong đó dùng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến theo dân gian đang là một trong những cách chữa bệnh an toàn mang lại hiệu quả cao.
Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết: Trong thành phần của lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu cùng với nhiều loại khoáng chất chống oxy hóa, các chất này đều có tác dụng làm lành các tổn thương da, phục hồi các mảng da bị bong tróc do bệnh vẩy nến gây ra. Các hoạt chất trong trầu không còn giúp kháng viêm, sát khuẩn, giải độc rất tốt và hạn chế vẩy nến lây lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, lá trầu không còn giúp cung cấp độ ẩm cho bề mặt da người bệnh, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Đây còn là loại lá có trong dân gian, người bệnh dễ dàng tìm hay mua ở bất kì đâu.
2 cách chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không
Hai phương pháp này đều là cách chữa bệnh lành tính, không tốn kém nhiều chi phí, đem lại hiệu quả cao. Các bạn có thể thực hiện ngay ở nhà mà không cần đi đâu xa. Chỉ cần bạn kiên trì, không quên thực hiện theo các bước hướng dẫn và tránh các lưu ý mà bài viết đã nêu.
1. Uống lá trầu không
Phương pháp này tương đối đơn giản, trị vẩy nến hiệu quả, giúp kháng viêm, sát khuẩn và loại bỏ các chất bẩn trên da. Hạn chế vẩy nến lây lan trên cơ thể mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được.
** Nguyên liệu cần có:
- Lá trầu không: 2 lá
- Lá rau răm: 5 ngọn rau
- Lá bèo hoa dâu: 4 lá
- Một ít muối hột cho nước vừa đủ mặn.
** Cách thực hiện:
- Mang các loại lá trên đem đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát chúng ra.
- Đun sôi một nồi nước với khoảng 1/2 lít nước sau đó cho các loại lá đã thái vào nồi. Đun thêm khoảng 10 phút thì ngừng đun.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 1/2 ly rượu nhỏ và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút cho đến khi bệnh thuyên giảm.
2. Tắm bằng lá trầu không
Đây là phương pháp dễ thực hiện mà bạn có thể thực ngay tài nhà. Đặc biệt đây là phương pháp tắm bằng lá trầu không không gây dị ứng cho da trẻ sơ sinh.
Nguyên liệu cần có:
- Lá trầu không: 5 – 7 lá
- Lá rau răm: 2 nắm
- Lá bèo hoa dâu: 10 lá
- Một ít muối hột cho nước vừa đủ mặn.
** Cách thực hiện:
- Mang các loại lá trên đem đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát chúng ra.
- Đun sôi một nồi nước với 2 – 3 lít nước sạch sau đó cho các loại lá vào. Đun thêm khoảng 10 phút thì ngừng đun nước.
- Vớt một ít lá ra đem giã nát rồi vắt lấy nước. Sau đó, thấm nước này chà sát vào vùng da bị thương tổn cho đến khi vẩy nến bong tróc khỏi làn da.
- Chỗ nước và lá còn lại để nguội bớt sau đó đem đi tắm và gội đầu. Cho dưỡng chất thấm vào da, nhất là vùng da tổn thương do vẩy nến.
- Đối với phương pháp này, người bệnh phải áp dụng mỗi ngày 1 lần và phải đợi 3 đến 4 tiếng mới tắm lại bằng đến khi hết bệnh.
Theo cô Hoàng Quyên trú tại TP.HCM cho biết: “Bé nhà mình hiện 8 tuổi và bị vẩy nến. Mình cũng dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ. Đến bác sĩ Đông y mình được tư vấn cho bé tắm lá trầu không. Về mình lấy 5 lá trầu không đun với 2 năm lá rau răm, 10 lá bèo hoa dâu. Mình đem nấu loãng loãng chút và bỏ chút muối hột vào sau đó cho bé tắm. Mình tắm liên tục 3 ngày cho bé thì bé đỡ rất nhiều luôn”.
3. Cách chữa bệnh vẩy nến lá trầu không và dầu dừa
Phương pháp này đem lại tác dụng làm mềm da, hạn chế bong tróc da do vẩy nến mang lại. Điều trị vẩy nến bằng dầu dừa và lá trầu không là sự kết hợp hoàn hảo, 2 nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm triệu chứng bệnh vẩy nến nhanh chóng.
** Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 5 lá.
- Dầu dừa nguyên chất: tùy vào kích thước vùng da bị viêm nhiễm mà điều chỉnh số lượng dầu dừa cho phù hợp.
** Thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và giã nhuyễn lá với 1 ít nước. Dùng khăn sạch vắt lấy nước cốt.
- Sau đó đem nước cốt lá trầu không hòa với dầu dừa đã chuẩn bị sẵn.
- Rửa sạch vùng da bị vẩy nến, lau khô và thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên da. Khoảng 15 phút thì rửa sạch.
Cô Lan Anh trú tại Đắk Lắk chia sẻ: “Bệnh vẩy nến đã từng khiến tôi tự ti và không dám giao lưu với ai. Tình cờ, tôi được người quen mách dùng dầu dừa và lá cây trầu không thử. Sau 1 tháng dùng thử tôi thì hiện nay da tôi giờ không còn tróc vẩy và những chỗ bị vẩy nến đã liền da. Bạn thấy đấy, giờ tôi tự tin hơn trước và mong rằng các bạn cũng sẽ khỏi bệnh giống tôi”.
Thông tin thêm về phương pháp Cách chữa vẩy nến bằng dầu dừa cực kì đơn giản
Một số lưu ý chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không:
Ngoài áp dụng đúng theo các phương pháp trên thì để bệnh mau lành và không gây biến chứng trong quá trình điều trị thì người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không áp dụng phương pháp uống bằng lá trầu không cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em.
- Đối trẻ sơ sinh: Không được nấu nước lá trầu không quá đặc; chỉ tắm với lá trầu không 2 tuần 1 lần và không chà sát lá trầu không lên da bé.
- Trong quá trình điều trị vẩy nến bằng lá trầu không, người bệnh cần làm theo đúng hướng dẫn, kết hợp chăm sóc, vệ sinh da thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với hóa chất và khói bụi và ăn uống thật khoa học.
- Ngừng sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng lá trầu không nếu như có dấu hiệu bất thường.
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến tuy lành tính nhưng còn tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ lành bệnh khác nhau. Đối với trường hợp bệnh nặng bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Hi vọng các bạn sớm khỏi bệnh và không còn bị mặc cảm tâm lý và tư ti do chứng bệnh gây ra.
Chúc các bạn thành công!
Huệ Mỹ
Bạn có thể bạn quan tâm: 9 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến bạn cần nên tránh xa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!