Cảnh báo việc nuôi thú cưng có nguy cơ bị mề đay! Nuôi thú cưng là sở thích của nhiều gia đình,đặc biệt là nuôi chó, mèo, thỏ,.. Vậy bạn có biết những con thú cưng cũng có nguy cơ mang mầm bệnh và lây cho bạn, nhất là các bệnh dị ứng nổi mề đay, hắt hơi, ho,…
Cảnh báo việc nuôi thú cưng có nguy cơ bị mề đay
Theo các chuyên gia y tế đã nghiên cứu, chất gây dị ứng từ vật nuôi là các protein trong nước bọt, nước tiểu, lông hay tế bào da của động vật. Các chất này đôi khi bị cơ thể người nhầm tưởng là các loại virut và vi khuẩn gây bệnh, khiến cơ thể sinh ra các phản ứng trên da là nổi mề đay, phản ứng ở mũi họng là ho, hắt hơi, sổ mũi,…
Bạn cần làm gì khi bị nổi mề đay do lây từ thú cưng?
Việc nuôi thú cưng có nguy cơ bị mề đay. Nếu bạn là người mẫn cảm, luôn bị dị ứng khi tiếp xúc với thú cưng thì tốt nhất là không nên nuôi chúng. Còn nếu bạn chỉ bị dị ứng mề đay với thú cưng trong vài trường hợp nhất định, bạn nên tránh xa thú cưng trong thời gian bạn bị nổi mề đay. Trong thời gian này, bạn cần ăn uống bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể sử dụng thêm 1 loại thuốc uống trị mề đay, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để không bị phản ứng phụ nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Cần làm gì để tránh bị mề đay khi nuôi thú cưng?
Thú cưng của bạn thông thường có thể không làm bạn dị ứng, không bị nổi mề đay. Nhưng trong một vài trường hợp như chúng bẩn, đồ dùng của thú cưng bẩn, thú cưng ngủ chung với bạn,… cũng có khả năng sẽ lây bệnh cho bạn. Muốn phòng tránh tối đa nguy cơ bị lây bệnh mề đay từ thú cưng, bạn nên thực hiện theo các yếu cầu sau đây:
– Tắm rửa cho thú cưng để loại bỏ vi khuẩn trên cơ thể chúng. Tắm thú cưng ít nhất 1 lần/ 1 tuần, vệ sinh chân và lông cho chúng sau khi dẫn thú cưng ra ngoài dạo chơi.
– Thú cưng nên có khu vực ngủ riêng, không nên cho chúng ngủ cùng sẽ tăng nguy cơ lây cho bạn bệnh mề đay, dị ứng, ho, nghẹt mũi, hen suyễn,…
– Rửa tay sau khi chơi đùa và cho thú cưng ăn.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ mùng màn, bọc ghế, thảm trải sàn,… khi nhà có vật nuôi.
– Cần tiêm phòng cho thú nuôi trong nhà theo định kỳ và theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý. Cho thú nuôi đến khám và chữa bệnh khi chúng có dấu hiệu bị bệnh.
Nếu đã nuôi thú cưng thì bạn nên quan tâm và yêu thương chúng như 1 thành viên trong gia đình. Thú cưng thật sự là một người bạn rất tuyệt vời đấy. Tuy việc nuôi thú cưng có nguy cơ bị mề đay và một số bệnh khác, nhưng điều đó thật sự không quan trọng. Chỉ cần bạn chú ý thực hiện theo các hướng dẫn trên, thú cưng sẽ không thể lây bệnh cho bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!