Mề đay là một trong số những vấn đề ngoài da khá phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có biết những cấp độ nguy hiểm của triệu chứng nổi mề đay. Nhận biết các cấp độ nguy hiểm của triệu chứng nổi mề đay để có cách xử trí phù hợp.
Nổi mề đay do đâu gây ra?
Nổi mề đay là tình trạng kích ứng ngoài da khá phổ biến. Histamine trong cơ thể bệnh nhân sẽ tiết ra khi có các yếu tố được cơ thể nhận diện là tác nhân kích ứng xâm nhập vào cơ thể. Mỗi bệnh nhân sẽ phản ứng với một số kích ứng da khác nhau tùy theo cơ địa từng người.
Các cấp độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh cũng rất đáng chú ý. Tùy theo mức độ tiếp xúc với tác nhân kích ứng nhiều hay ít mà các phản ứng trên da cũng rất khác nhau.
Những cấp độ nguy hiểm của triệu chứng nổi mề đay
Nổi mề đay thường được chi thành 4 cấp độ dựa vào mức độ phản ứng trên da của bệnh nhân.
Nổi mề đay cấp độ 1
Ở cấp độ này, người bệnh thường nổi mẩn ngứa với nhiều hồng ban trên da. Các hồng ban này không nổi gờ và thường ngăn cách với các vùng da khác.
Nổi mề đay cấp độ 2
Khi bị nổi mề đay cấp độ 2, người bệnh có hiện tượng sưng phù nhiều vùng trên cơ thể. Phổ biến là mắt, lưỡi, môi, niêm mạc,… Bệnh nhân cũng có thể gặp phải cảm giác ngứa dai dẳng.
Nổi mề đay cấp độ 3
Người bị nổi mề đay cấp độ 3 thường dễ bị kích ứng da. Đôi khi chỉ cần cọ xát bởi một vạt nhỏ cũng có thể xuất hiện các sẩn hồng ngứa ngáy và khó chịu trên da người bệnh.
Nổi mề đay cấp độ 4
Đây là cấp độ nặng nhất ở người gặp phải tình trạng nổi mề đay. Cấp độ này sẽ có hiện tượng Quinncke trên da bệnh nhân. Đối với cấp độ này, bên cạnh tình trạng mẩn ngứa nổi mề đay, người bệnh còn có thể bị khó thở, tổn thương niêm mạc dạ dày gây đau bụng. Lưỡi có thể xuất hiện tình trạng phù, có thể gây suy hô hấp. Một số trường hợp còn có tình trạng đau khớp, nhức đầu, sốt, trụy tim mạch,…
Ở cấp độ 4 bệnh nhân cần cấp cứu để tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Có thể bạn quan tâm
Làm gì để phòng tránh nổi mề đay
Với bệnh nhân bị nổi mề đay, cần áp dụng một số biện pháp tăng cường sức khỏe và phòng tránh nổi mề đay. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
Dùng nhiều trái cây, rau xanh. Đặc biệt là trái cây giàu vitamin C. Uống nhiều nước và nước ép trái cây. Điều này giúp cho hệ miễn dịch được tăng cường đáng kể cũng như giúp cơ thể chống lại tình trạng mẩn ngứa, dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh khi đang nổi mề đay.
- Không hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, thức uống có cồn.
- Hạn chế tiếp xúc hóa chất, nước bẩn, bùn đất, khói bụi, phấn hoa,…
- Đối với trường hợp nổi mề đay kéo dài có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng histamin hoặc các thuốc chống dị ứng khác nhằm kiểm soát tình trạng kích ứng da.
Lời kết
Tương tự như một số bệnh lý khác, hiện tượng nổi mề đay trên da cũng có các mức độ khác nhau. Hiểu và nắm vững cách phòng tránh bệnh tái phát là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng nổi mề đay trên da. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!