Dùng Corticoid chữa bệnh vẩy nến từ lâu đã trở thành đề tài khá quen thuộc trong giới y khoa. Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng corticoid trong việc điều trị vẩy nến đã và đang để lại những hiểm họa vô cùng khó lường.
Các chuyên gia tại Viện Da liễu Quốc gia khuyến cáo bệnh nhân vẩy nến không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng corticoid để điều trị vẩy nến. Theo thống kê mới đây của Viện Da liễu Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các biến chứng do corticoid để lại ngày càng tăng cao, chiếm khoảng 13%.

Thận trọng khi dùng Corticoid chữa bệnh vẩy nến
Khi điều trị vẩy nến, các chuyên gia thường sử dụng corticoid bôi ngoài da dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với các hoạt chất khác như calcipotriol (Daivobet) hay a. salicylic diprosalic với ưu điểm cải thiện nhanh tình trạng tổn thương da và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mang gốc tự do. Bởi vì thành phần này có tính kháng viêm, giảm sưng tấy, bong tróc nhưng lại không có tác dụng duy trì lâu dài và có khả năng gây bùng phát ngay sau khi ngưng thuốc.
Bạn muốn xem thêm: Thuốc corticoid trị viêm da cơ địa có hiệu quả không?
Như trường hợp của một bệnh nhân đang điều trị vẩy nến tại nhà có thắc mắc như sau:
Chuyên gia ơi, năm nay tôi đã 40 tuổi rồi và cũng vừa phát hiện mình mắc bệnh vẩy nến. Theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tôi có sử dụng thuốc Corticoid Beprosalic để bôi ngoài da mỗi ngày. Tuy nhiên, theo tôi được biết thì ngoài tác dụng làm chậm quá trình phát triển vẩy nến, làm giảm thương tổn ngoài da thì corticoid còn gây ra một số biến chứng như làm teo da, làm da lão hóa nhanh,… Vậy tôi cần điều trị vẩy nến như thế nào để không bị corticoid gây ra tác dụng phụ không mong muốn đây? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi với!
Bạn đọc Phạm Thị Lan Hương, Phú Mỹ Hưng, Q. 7, TP. HCM
TS. BS Hoàng Minh Tùng, CKII, bệnh viện Da liễu Trung ương đã giải đáp thắc mắc: “Vì bạn là bệnh nhân vẩy nến nên việc tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát bệnh, phương pháp điều trị thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ nên tôi cũng sẽ không đề cập đến. Vì thế, tôi sẽ nói rõ hơn về việc sử dụng thuốc điều trị vẩy nến như thế nào cho đúng cách. Như bạn đã biết thì thuốc có chứa corticoid có tác dụng làm giảm các mảng da tổn thương và hạn chế tình trạng bong tróc. Hiện nay có các loại corticoid thường dùng bao gồm salicylic beprosalic, diprosalic hoặc calcipotriol daivobet.
Sở dĩ các loại thuốc này thường được sử dụng rộng rãi là bởi nó có những ưu điểm vượt trội, nhưng mặt khác sự cải thiện này không mang tính chất lâu dài và thường để lại các di chứng nghiêm trọng. Trong một vài nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những biến chứng lâm sàng do sử dụng corticoid được biểu hiện với tình trạng vết thương chuyển biến nặng hơn và gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các biến chứng và lưu ý khi dùng corticoid trị bệnh vẩy nến
Từ lâu, các chuyên gia đã rất nhiều lần khuyến cáo bệnh nhân vẩy nến không nên lạm dụng corticoid trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp vẩy nến thông thường bị biến chứng sang vẩy nến thể mủ sau khi dùng corticoid trong thời gian dài.
– Nhiễm trùng ngoài da: Một trong số những biến chứng tiêu biểu nhất của việc lạm dụng corticoid đó chính là gây tổn thương da, gây viêm da, viêm nang lông, teo da, đặc biệt là đối với những vùng da ở mặt, lưng, ngực,…
– Khiến cho bệnh nhân dễ bị nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.

Ngoài ra, corticoid còn gây ra một số tác dụng phụ như là làm gây hiện tượng xuất huyết dưới da, tăng huyết áp, teo cơ, giãn mạch, rậm lông, nhiễm trùng máu và làm rối loạn quá trình chuyển hóa như giảm kali máu, tăng đường, suy giảm hệ miễn dịch, thay đổi nội tiết, loãng xương,… Phần lớn bệnh nhân bị biến chứng của corticoid tấn công đều đã từng sử dụng corticoid toàn thân như tiêm K-cort, uống prednisolon hoặc kết hợp điều trị bệnh với các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, mặc dù chưa có phương pháp nào điều trị bệnh vẩy nến dứt điểm. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên điều trị bệnh theo liệu trình đã được đưa ra. Các bác sĩ chuyên khoa cũng vạch ra chiến lược điều trị thích hợp cho bệnh nhân vẩy nến bằng phác đồ điều trị và chế độ sinh hoạt phù hợp để duy trì mức độ ổn định của bệnh. Bên cạnh đó, cần phải hạn chế các đợt bùng phát của vẩy nến để cải thiện chất lượng cuộc sống của từng bệnh nhân.
– Bệnh nhân chỉ nên dùng corticoid trị bệnh vẩy nến khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, đặc biệt là đối với vẩy nến toàn thân.
– Tham khảo liều lượng và cách điều trị phù hợp ngoài bao bì thuốc.
– Sử dụng thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
– Theo dõi diễn biến của bệnh và có biện pháp can thiệp để cải thiện liều lượng từ từ.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Dùng corticoid chữa bệnh vẩy nến thực chất chỉ là giải pháp để cải thiện bệnh tạm thời và không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng vẩy nến. Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân vẩy nến nên có chế độ chăm sóc và cải thiện da phù hợp. Hãy thường xuyên tái khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín để duy trì tình trạng da ở mức ổn định nhất.
BTV Ngọc Hiền
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!