Câu hỏi “thuốc trị vẩy nến có gây ảnh hưởng đến thai nhi không” thật sự chúng tôi đã gặp rất nhiều, nhưng có lẽ các bà mẹ đang mang thai vẫn cứ luôn thắc mắc về việc ấy. Vậy, thực hư vấn đề này là như thế nào?
Mang thai và làm mẹ là điều tuyệt vời nhất của người phụ nữ, chính vì vậy mà tâm lý muốn con mình được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất luôn tồn tại trong suy nghĩ các bà mẹ. Và nếu chẳng may trong quá trình mang thai, người mẹ bị mắc bệnh thì dù là bệnh nhẹ hay nặng, có lây lan hay không thì cũng cần phải có sự thận trọng trong điều trị. Bệnh vẩy nến cũng vậy.
Tuy là một bệnh ngoài da nhưng vẩy nến cũng có thể được điều trị bằng nhiều cách với nhiều loại thuốc. Cũng chính vì điều này đã hình thành nên sự hoang mang của các mẹ bầu, rằng thuốc trị bệnh vẩy nến có ảnh hưởng gì đến đứa con trong bụng mình không. Bài viết sau đây sẽ giúp nỗi lo này biến mất, để mẹ bầu có thể an tâm chờ ngày “khai hoa nở nhụy”.
I. Các loại thuốc trị vẩy nến thông dụng hiện nay
Việc điều trị vẩy nến trong y học hiện nay cũng không còn quá khó khăn. Các bác sĩ đã tìm ra được khá nhiều loại thuốc như thuốc bôi da, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc sinh học để điều trị vẩy nến theo từng trường hợp bệnh.
- Thuốc trị vẩy nến tại chỗ: Vẩy nến thể nhẹ hoặc trung bình có thể được các bác sĩ chỉ định điều trị bởi các thuốc bôi da như: dẫn xuất của Vitamin D3, dẫn xuất của Vitamin A a-xit, Anthralin (dithranol), Acid salicylicb, Coal tar, Steroid, Tacrolimus v.v…
- Thuốc uống/ tiêm điều trị vẩy nến toàn thân: Trong trường hợp bệnh đã chuyển sang thể nặng, rất có thể người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc có chứa Methotrexat, Acitretin, Cyclosporin A.
- Thuốc sinh học chữa vẩy nến. Bao gồm: Alefacept, Etanercept (Enbrel), Ustekinumab (Stelara), Infliximab(Remicade).
Các loại thuốc này tuy hiệu quả chữa bệnh cao, nhưng chúng cũng sẽ để lại nhiều tác dụng phụ như: suy tim, xơ cứng tủy, tăng huyết áp, giảm chức năng thận và đôi lúc sẽ khiến thai nhi bị mắc các bệnh bẩm sinh. Vì vậy, khi mang thai chị em cần tìm cho mình những cách thức khác để trị vẩy nến.
II. Thuốc trị vẩy nến có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Hơn nữa, trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ khá khó khăn trong việc điều trị dứt điểm bệnh vẩy nến. Nguyên nhân là trong thời kỳ này, một số hoormon quan trọng trong cơ thể sẽ thay đổi mạnh cùng với tâm lý căng thẳng. Tuy nhiên, vẩy nến là một bệnh ngoài da và sẽ không hoặc rất ít ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Thế nhưng thuốc điều trị vẩy nến thì có.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bệnh vẩy nến nếu muốn điều trị nhanh chóng thì cần các loại thuốc như: Efalizuma, Inflixima, Alefaceft, Etanercef. Tuy nhiên, chúng sẽ có thể thấm thấu qua máu vào thai nhi, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ sau này. Đó thực sự là một điều rất tồi tệ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng các loại thuốc có thể sử dụng cho bà mẹ và em bé (vấn đề này chúng tôi sẽ dẫn chứng cụ thể ở phần sau).
Một số loại thuốc Đông y cũng sẽ có công dụng chữa bệnh vẩy nến hiệu quả và ít có tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến thai nhi như thuốc Tây y. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không khuyến cáo các mẹ bầu sử dụng thuốc Đông y để điều trị vẩy nến, cách tốt nhất vẫn là đến bệnh việc uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Một điều lưu ý nữa, các mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, bởi theo các nhà nghiên cứu thì bệnh vẩy nến có thể di truyền từ mẹ sang con (tỷ lệ 20%).
II. Phụ nữ mang thai có thể chữa vẩy nến bằng cách nào?
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ đang mang thai chẳng may bị vẩy nến có thể áp dụng một số cách chữa bệnh dưới đây, vừa an toàn và vừa có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị, bao gồm:
- Liệu pháp tại chỗ. Lựa chọn đầu tiên và tối ưu nhất trong điều trị bệnh vẩy nến cho bà bầu là bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bệnh. An toàn hơn, phụ nữ sắp làm mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm và chất làm mềm để điều trị vẩy nến. Các chất này có khả năng làm chậm quá trình tái tạo tế bào và làm mềm da. Một số loại được bác sĩ khuyên dùng có chứa: Axit salicylic, nhựa than, Dithranol v.v…cùng các kem dưỡng ẩm dành cho phụ nữ mang thai khác.
- Sử dụng thuốc sinh học. Các cuộc thí nghiệm đã cho thấy Enbrel, Humir, Remicade không có hại cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai bị vẩy nến có thể trao đổi kỹ với bác sĩ để xem xét trong việc chọn các loại thuốc này. Đặc biệt lưu ý không sử dụng các thuốc Methotrexate (Trexall) và Retinoid đường uống để trị vẩy nến, sẽ rất có hại cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Liệu pháp ánh sáng. Đây là liệu pháp điều trị vẩy nến kết hợp tia UVB với nhựa than và Anthralin, được xem là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho phụ nữ đang mang thai.
- Chế độ ăn uống. Vẩy nến vốn là một tình trạng viêm nhiễm, có nguyên nhân một phần từ sự thiếu chất của cơ thể. Vì vậy, điều chỉnh lại chế độ ăn uống có thể tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Các mẹ bầu có thể tăng cường ăn các thực phẩm được chứng minh là có khả năng chống viêm, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và bổ sung vitamin. Có thể kể đến một số thực phẩm như: trái cây có màu đỏ cam và vị chua, rau xanh, cá hồi, cây và rau, cá hồi, cá mòi cùng các loại cá giàu axit béo omega-3 khác, các loại thảo mộc, thì là, gừng, cỏ xạ hương, dầu ô liu, hạt, quả hạch v.v…
- Vệ sinh cơ thể. Không chỉ vẩy nến mà các bệnh về da khác, người bệnh cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Viêm nhiễm, ngứa ngáy sẽ giảm đi rất nhiều nếu những mẹ bầu biết cách giữ sạch cơ thể cũng như lau ấm vùng da bệnh hằng ngày. Các mẹ có thể thử ngâm vùng da bị vẩy nến vào nước muối loãng hoặc nước yến mạch loãng trong 15 phút mỗi ngày để hỗ trợ điều trị vẩy nến và giảm ngứa rát.
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng cần được chăm sóc cẩn thận và tốt nhất. Nếu chẳng may bị vẩy nến ngay lúc này thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh một số thuốc trị vẩy nến có thể dùng cho bà bầu, các mẹ còn có thể áp dụng điều trị với các phương pháp khác (như trên). Mong rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho chị em đang mang thai đang hoang mang trong việc điều trị vẩy nến.
Tư vấn chuyên môn: Ths.Bs Võ Thành Tâm (bệnh viện Da liễu Đà Nẵng).
Bạn nên tham khảo thêm về:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!