Bệnh vẩy nến nếu không được điều trị khỏi hoàn toàn có thể rất dễ tái phát, gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, ngoài việc chữa trị bệnh các bạn cũng nên áp dụng các cách phòng tránh bệnh vẩy nến để bệnh không quay trở lại.
Bệnh vẩy nến là căn bệnh mãn tính dai dẳng nên gây ra nhiều biến chứng và khó khăn trong việc chữa trị. Người bệnh có thể đã sử dụng nhiều cách để chữa trị và tốn rất nhiều chi phí những căn bệnh đáng ghét này vẫn quay trở lại. Vậy nên, các bạn cần phải tìm cách để phòng chống bệnh vẩy nến tái phát gây khó chịu cho người bệnh.
Những yếu tố khiến bệnh vẩy nến tái phát
Để có cách phòng bệnh không tái phát hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu thêm một số yếu tố khiến bệnh tái phát như sau:
# Tâm lý căng thẳng, stress
Đây chính là yếu tố khiến cho bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn so với lúc ban đầu bệnh mới khởi phát. Thông thường, người bệnh thường có cảm giác lo lắng, bất an về bệnh dẫn đến tinh thần mệt mỏi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài khiến cơ thể bệnh nhân bị suy nhược, dẫn đến sức đề kháng bị suy yếu, mất khả năng phòng vệ.
# Sử dụng chất kích thích
Người bệnh thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ khiến bệnh ngày càng tồi tệ thêm. Chúng gây kích thích hệ thân kinh và gây tổn thương tế bào da, làm rối loạn sự chết đi của tế bào da, khiến bệnh dễ dàng tái phát.
# Do sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây có tác dụng điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả nhưng chỉ ở giai đoạn ban đầu. Nếu sử dụng lâu dài khiến bệnh không những không giảm mà còn thêm nặng, bởi các thành phần chứa trong thuốc sốt rét hay thuốc kháng viêm corticoid gây tổn thương da nặng nề.
Ngoài ra, thời tiết cũng chính là yếu tố khiến bệnh vẩy nến tái phát nhanh chóng. Vào mùa đông không khí lạnh khiến da bị khô do mất độ ẩm. Lúc này, các tế bào biểu bì nhanh chóng chết đi và gây ngứa ngáy, nứt nẻ trên da.
5 Cách phòng tránh bệnh vẩy nến không tái phát
1/ Vệ sinh da sạch sẽ
Người bệnh cần vệ sinh và chăm sóc da sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng chống bệnh vẩy nến không tái phát. Các bạn nên sử dụng nước ấm để tắm, giúp làm mềm da và ngăn ngừa hiện tượng bong tróc da. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm vùng da bị vẩy nến quá lâu trong nước ấm, khiến da dễ bị khô và làm tăng triệu chứng bệnh.
Đồng thời, bệnh nhân không nên sử dụng xà phòng hay sữa tắm có chứa chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng da. Các bạn cần dùng các sản phẩm xà phòng có chất tẩy rửa dùng riêng cho bệnh vẩy nến để hỗ trợ phòng tránh bệnh tốt nhất.
2/ Dưỡng ẩm cho da
Sau khi tắm xong, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm và làm mềm da, giúp phòng chống bệnh vẩy nến tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân nên dùng các sản phẩm có chứa các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên an toàn với làn da.
Các bạn có thể sử dụng dầu ô liu, mật ong, dầu hướng dương, vitamin E hoặc dầu dừa,… mang lại công dụng dưỡng ẩm khá hiệu quả. Đồng thời, các nguyên liệu này có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn khá tốt, giúp bảo vệ làn da ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh tấn công và viêm nhiễm.
Mặt khác, chúng có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa của da, ngăn ngừa gốc tự do tạo thành, khiến bệnh thêm phức tạp. Người bệnh chỉ cần vệ sinh da xong rồi dùng khăn bông mềm lau khô. Sau đó, dùng ít mật ong, dầu ô liu, vitamine E,… thoa đều lên vùng da bị vẩy nến rồi massage nhẹ nhàng và vệ sinh da vào sáng hôm sau, giúp làm mềm da và hạn chế hiện tượng khô ráp.
3/ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
# Thực phẩm tốt cho người bệnh bẩy nến
Người bị bệnh vẩy nến cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều trị và hạn chế bệnh tái phát. Một chế độ ăn cung cấp nhiều vitamine C giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Một số thực phẩm có lượng vitamin C dồi dào đó là cam, quýt, chanh, bưởi, táo, ớt chuông, đu đủ,…
Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein như đạm động vật, thực vật, giúp kích thích sản sinh collagen tạo liên kết và tái tạo da, giúp da săn chắc và tăng độ đàn hồi cho da. Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn nhiều ra xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau ngót, súp lơ, rau cần,… cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và cải thiện làn da, hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến không tái phát.
Hơn thế nữa, bệnh nhân cũng nên cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh làm mất cân bằng độ ẩm trên da, khiến da bị khô và gây bỏng rát, chảy máu, nhất là vào mùa đông. Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép trái cây như nước ép cà rốt, rau cần, dứa,… uống hàng ngày cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Mặt khác, sử dụng các loại trà thảo dược như hoa cúc, hoa lài, atiso, trà gừng,… có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, làm mát gan, hạn chế tình trạng chất độc tích tụ trên da gây tổn thương.
# Thực phẩm người bệnh vẩy nến không nên sử dụng
Để phòng tránh bệnh vẩy nến ngoài các loại thức ăn cần bổ sung vào khẩu phần ăn, người bệnh nên kiêng các loại thức ăn chứa nhiều chất cay nóng như tiêu, hành, tỏi, ớt, mù tạt,… gây kích ứng da, khiến bệnh vẩy nến thêm nặng.
Các chất đường ngọt, chất béo, hay đồ uống có cồn, bia, rượu, cà phê,.. bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng, bởi chúng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến tái phát trở lại. Mặt khác, các bạn cũng hạn chế sử dụng các loại hải sản có chứa chất gây dị ứng da như tôm, ghẹ, cá có cơ thịt đỏ, cá thu, cua,…
4/ Thường xuyên tập thể dục
Vận động chính là cách làm nóng giúp khí huyết lưu thông và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế bệnh vẩy nến tái phát. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập các bài tập thể thao mà bạn yêu thích, giúp đẩy lùi bệnh tật hiểu quả.
5/ Giữ tinh thần thoải mái
Tinh thần thoải mái, vui vẻ và yêu đời là yếu tố tất yếu giúp người bệnh đạt tỷ lệ điều trị bệnh cao nhất. Vì vậy, khi mắc bệnh vẩy nến các bạn không cần phải lo lắng mà hãy vui vẻ chung sống hòa bình với chúng để nhanh chóng thoát khỏi bệnh. Các cách giữ tinh thần thỏa mái, vui tươi như nghe nhạc, ngồi thiền, hít thở sâu,…
Với 5 cách phòng tránh bệnh vẩy nến không tái phát mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn mau chóng nói lời tạm biệt căn bệnh khó ưa này.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!