Ngoài các phương pháp điều trị thì việc chăm sóc vảy nến da đầu đúng cách cũng có tác dụng cải thiện tình trạng. Nhưng chắc hẳn rằng, đa số bệnh vẩy nến vẫn chưa thực sự được chăm sóc đúng cách.
Đã có không ít bệnh nhân phàn nàn rằng họ đang đối đầu với nguy cơ mắc bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn bởi họ không biết nên làm thế nào với làn da. Cũng có nhiều người nói rằng họ bất lực trong việc chăm sóc làn da quá nhạy cảm khi bị vẩy nến. Nhưng thực sự, cách chăm sóc khi bị bệnh vẩy nến da đầu có quá khó khăn như chúng ta vẫn tưởng?
Chăm sóc vẩy nến da đầu đúng cách – Ngăn ngừa được biến chứng
Vẩy nến da đầu là một dạng của viêm da mãn tính, được biểu hiện với tình trạng tổn thương ngoài da, đặc biệt là vùng da đầu, sau gáy. Vẩy nến da đầu thường khá dai dẳng và rất khó điều trị trong một thời gian ngắn bởi có sự “hỗ trợ” của chân tóc. Không chỉ gây khó chịu da đầu mà vẩy nến còn dẫn đến hiện tượng làm mất thẩm mỹ cho da, khiến người bệnh vô cùng mặc cảm. Chính vì điều này mà việc chăm sóc vẩy nến da đầu cần được tăng cường đúng cách để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng.
Có thể bạn chưa biết: 2 dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu cần nhận biết sớm
1. Gội đầu bằng nước ấm
Là phương pháp được đánh giá cao trong việc làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do vẩy nến da đầu gây ra. Nước ấm giúp làm giãn các dây thần kinh xung quanh và giúp cho người bệnh thoải mái hơn. Mỗi ngày, người bệnh có thể dành khoảng 15 phút để massage da đầu bằng nước ấm để làm ẩm da và loại bỏ lớp tế bào chết chồng chất trên da.
Trong thời gian bị vẩy nến da đầu, các bạn cũng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc, hóa chất độc hại vì nó có khả năng khiến cho da đầu yếu hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công da. Tốt nhất, các bạn nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh da đầu có chiết xuất thiên nhiên để giảm thiểu tình trạng kích ứng da. Quan trọng hơn, hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và nhận được lời khuyên tích cực nhất.
2. Hạn chế cào gãi và cọ xát mạnh
Khi mắc bệnh vẩy nến da đầu, triệu chứng ngứa ngáy dữ dội sẽ bùng phát và khiến cho da đầu một phen “sống dở chết dở”. Chính vì thế, cào gãi, cọ xát được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp giảm thiểu những khó chịu ban đầu. Nhưng điều này lại vô tình khiến cho da đầu bị tổn thương sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm da tấn công và gây nhiễm trùng da đầu, lở loét.
Thay vì cào gãi liên hồi, các bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian như dùng nước giấm táo để làm dịu da đầu hoặc lảng tránh cảm giác khó chịu bằng cách đọc sách, nghe nhạc, làm những công việc chân tay. Nhưng biện pháp này thường không mấy khả quan do cảm giác khó chịu thường lấn át và người bệnh không thể kiểm soát được hành vi.
3. Dưỡng ẩm cho da đầu đúng cách
Dưỡng ẩm là bước quan trọng nhất để bảo vệ da đầu, bởi khi da đầu khô, bong tróc thì rất dễ bị vi khuẩn và làm tổn thương. Những biểu hiện của vẩy nến khiến cho da đầu bị khô, mảng da sần sùi vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, những mảng da khô, bong tróc bị rơi ra sẽ khiến cho người khác cảm thấy mất vệ sinh và người bệnh cũng thấy mặc cảm, xấu hổ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh nhân vẩy nến tự ti và không dám ra đường vào lúc này.
Chính vì thế, để hạn chế tốt những biểu hiện trên các bạn nên thường xuyên chú ý đến việc dưỡng ẩm cho da, nhất là sau khi đã gội đầu. Tuy nhiên, các bạn cũng nên dưỡng ẩm bằng các dược liệu tự nhiên hoặc sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:Thuốc bôi trị vảy nến da đầu hiệu quả
4. Tắm nắng cho da vẩy nến
Phơi nắng đúng cách sẽ giúp cho tình trạng vẩy nến da đầu được cải thiện một cách tốt hơn. Song, phơi nắng như thế nào là đúng cách? Theo các chuyên gia, tắm nắng là cách giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D không chỉ tốt cho xương mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu bởi vẩy nến. Chính vì vậy, mỗi ngày hãy dành khoảng 15 phút để tắm nắng buổi sáng, từ 6 giờ đến trước 9 giờ. Trong thời gian phơi nắng, các bạn nên sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa tia tử ngoại tiếp xúc trực tiếp và làm ảnh hưởng đến chất lượng làn da.
5. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân vẩy nến da đầu
Bên cạnh việc điều trị vẩy nến da đầu thì không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng chỉ dành riêng cho bệnh nhân vẩy nến. Theo các chuyên gia, bệnh nhân vẩy nến nên cải thiện chế độ dinh dưỡng một cách phù hợp, bởi chế độ dinh dưỡng có tác động không hề nhỏ đến tình trạng bệnh. Việc sử dụng thực phẩm không phù hợp không những không giúp làm giảm và khắc phục các triệu chứng của bệnh mà ngược lại còn là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn.
– Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân vẩy nến da đầu nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, basa, cá thu,… Hoạt chất omega 3 không chỉ có tác dụng ức chế các chất kháng sinh gây viêm do vẩy nến mà còn làm lành nhanh vết thương và hạn chế bệnh phát triển.
– Bên cạnh đó, các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, hoa quả tươi, mè đen cũng rất thích hợp với bệnh nhân bị vẩy nến da đầu. Bởi vì chúng có lượng lớn vitamin, hoạt chất omega 3 và một số nhóm vitamin E, A rất cần thiết cho quá trình tái tạo da.
– Bệnh nhân vẩy nến da đầu có nên ăn hải sản? Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc cũng rất phù hợp với tình trạng bệnh nhờ hàm lượng kẽm dồi dào, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da và giúp ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài xâm nhập và làm tổn thương da.
– Tuy nhiên, bệnh nhân vẩy nến da đầu cũng nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa vì các loại thực phẩm này có chứa hoạt chất ara chidon – một loại chất xúc tác cho quá trình gây viêm da. Không chỉ làm tổn thương bên ngoài mà nó còn có tác động đến các thần kinh ngoại biên, các khớp.
– Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, chất kích thích trong thời kỳ điều trị vẩy nến da đầu vì nó là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
→ Không nên bỏ qua bài viết: 5 cách điều trị vẩy nến da đầu hay nhất
Như vậy, bài viết trên đây đã vừa đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc chăm sóc vẩy nến da đầu. Các bạn có thể tham khảo thông tin này kết hợp với liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả tốt hơn. Đừng ngại ngần trong việc thăm khám vì nó có thể giúp bạn phát hiện bệnh một cách tốt nhất.
Mai Hương
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!