Nhiều người tỏ ra khá lo lắng không biết bị bệnh vẩy nến phải làm sao? Nếu không may mắc bệnh chúng ta nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải biết cách chăm sóc da và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp với việc điều trị bệnh.
Thưa bác sĩ, xin bác sĩ giúp cháu. Cháu không biết bị bệnh vẩy nến phải làm sao bây giờ cho tốt ạ! Mấy tháng nay cháu thấy da có biểu hiện hơi lạ, ngay 2 bên cùi chỏ có mảng da dày hơn bình thường, có màu trắng ngà, gãi thì bị bong vẩy ra. Mới đầu cháu cũng không để ý, nhưng nay 2 đầu gối của cháu cũng có tình trạng tương tự, cháu sợ quá nên ra nhà thuốc hỏi xem thì cô bán thuốc bảo cháu có thể bị vẩy nến, bán cho cháu 1 tuýp thuốc bôi và khuyên cháu nên đến bác sĩ. Cháu đã bôi thuốc gần 2 tuần nhưng bệnh chưa giảm, cháu không biết bị bệnh vẩy nến phải làm sao nữa, mong bác sĩ giúp cháu với! (Lê Thị Mỹ, 14 tuổi, Cái Bè- Tiền Giang)
Giải đáp thắc mắc của bạn đọc:
Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn cháu đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chuyên trang của chúng tôi. Chúng tôi xin cháu đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm cách giải quyết tình trạng bệnh hiện tại. Tâm lý lo lắng mà cháu đang có là một trong những yếu tố làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Việc điều trị bệnh hiện nay có rất nhiều biện pháp hữu hiệu mà cháu sẽ được khám phá trong bài viết hôm nay.
Nếu chẳng may bị bệnh vẩy nến phải làm sao?
Chúng ta thường mắc bệnh vẩy nến do rất nhiều nguyên nhân: di truyền, tiếp xúc với hóa chất, dùng thuốc lâu ngày… Khi mắc bệnh này da thường xuất hiện nhiều vẩy như vẩy cá và hay có màu đỏ, đồng thời da thường dày lên và có xu hướng lan rộng. Những biểu hiện bệnh thường làm cho người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu và tự tin vì nhìn bên ngoài trông rất mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sớm, những dấu hiệu bệnh sẽ ngày càng nặng và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần thực hiện ngay những điều sau đây:
1/ Đi khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị phù hợp
Với trình độ chuyên môn cũng các trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh. Từ đó có thể tư vấn cho bạn các biện pháp để điều trị bệnh phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị như sau:
** Dùng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc thường có khả năng giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh vẩy nến gây nên. Một số loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc điều trị tại chỗ: thuốc mỡ Salicyle, thuốc mỡ cortioid, thuốc mỡ có vitamin A…
- Thuốc điều trị toàn thân: Methotrexate, Cyclosporin, Soritane…
Việc dùng thuốc cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị nếu có bất kì phản ứng bất thường nào cũng phải ngưng ngay việc sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp.
** Điều trị bằng quang hóa trị liệu
Biện pháp này được áp dụng với các trường hợp bệnh đã lan rộng ra toàn thân, việc dùng thuốc không có nhiều tác dụng. Khi dùng biện pháp này các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc Psoralen để tạo cảm ứng ánh sáng rồi chiếu tia để ức chế hoạt động tăng trưởng của tế bào da, khắc phục tình trạng bệnh vẩy nến.
Việc điều trị này được tiến hành bằng máy móc, khoa học kĩ thuật hiện đại nên khắc phục được những nhược điểm rát da, đỏ da của các phương pháp điều trị trước đây. Tuy nhiên hiệu quả của việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
2/ Biết cách chăm sóc da khi mắc bệnh vẩy nến
Việc dùng thuốc cũng như các biện pháp điều trị sẽ không có hiệu quả tốt nếu chúng ta không biết cách chăm sóc da. Khi bị vẩy nến da đang bị tổn thương, các tế bào da yếu ớt, dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm phạm gây bệnh và làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc da như sau:
- Hạn chế gãi: khi mắc bệnh, nếu có cảm giác ngứa khó chịu bạn cũng không được gãi. Vì làm như vậy dễ làm da bị trầy xước, lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm cho những tổn thương lan rộng.
- Phơi nắng vào sáng sớm khoảng 10 phút mỗi ngày giúp giảm viêm, kích thích cơ thể tăng cường sản xuất các dưỡng chất có lợi cho xương và hệ miễn dịch.
- Dưỡng ẩm: giúp duy trì lớp màng bảo vệ da, hạn chế tình trạng bong tróc, khô ráp do bệnh vẩy nến gây ra. Nhưng nếu sử dụng bạn cần chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng. Việc dùng tinh dầu dừa, dầu oliu… để dưỡng ẩm cũng được khuyến khích sử dụng vì không những hiệu quả mà còn khá an toàn cho da.
3/ Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp
Không chỉ riêng việc điều trị bệnh vẩy nến mà trong bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, chế độ ăn hết sức quan trọng. Muốn mau chóng khỏi bệnh ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động hàng ngày, người bệnh cần tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Thói quen uống nước thường xuyên cũng rất tốt, không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn duy trì độ ẩm cho da. Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có thể làm da bị kích ứng, khiến cho các biểu hiện bệnh càng nặng hơn.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng nên tạo cho mình tâm lý thoải mái, sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian thư giãn nghỉ ngơi, tránh căng thẳng stress. Ngoài ra bạn cần thường xuyên tập luyên thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ cháu đã có thể trả lời được câu hỏi khi bị bệnh vẩy nến phải làm sao. Hiện nay việc điều trị bệnh đã có nhiều bước tiến mới giúp người bệnh có thể điều trị được bệnh trong thời gian ngắn mà không để lại bất cứ biến chứng nào. Vì vậy cháu hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và tiến hành các biện pháp điều trị. Chúc cháu nhanh chóng lành bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!