Chào bác sĩ. Năm nay em 22 tuổi, đang học ĐH năm 4. Trước đây sức khỏe em vẫn bình thường và không có bệnh gì đáng chú ý. Tuy nhiên gần đây em lại bị ngứa ngáy ngoài da và có đốm đỏ đỏ khó chịu, còn có cả mụn nước nữa. Vài người có nói nhìn giống như viêm da dị ứng nhưng em không rõ về bệnh này. Em muốn hỏi tình trạng của em có phải là viêm da dị ứng không? Nếu bị viêm da dị ứng thì bôi thuốc gì hay uống thuốc gì để nhanh khỏi ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em xin cảm ơn.
(Quốc Phong)
Giải đáp
Chào bạn
Viêm da dị ứng là tình trạng thương tổn trên da do nhiều tác nhân trong môi trường sống kết hợp với yếu tố cơ địa của bện nhân. Người bị viêm da dị ứng thường gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi nốt sẩn đỏ, sưng da nổi mụn nước. Trong những trường hợp mụn nước vỡ ra còn có thể gây tróc vẩy, viêm nhiễm trên da. Bệnh viêm da dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bệnh nhân gãi nhiều, gây ra vết loét.
Những yếu tố trong môi trường sống xung quanh có thể gây ra viêm da dị ứng rất đa dạng: vi khuẩn vi nấm, các loại hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, stress,…
Một số thuốc bôi khi bị viêm da dị ứng
Khi bị viêm da dị ứng, có một số loại thuốc giúp giảm tình trạng viêm sưng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn như:
- Thuốc bôi tacrolimus, một kháng sinh thuộc nhóm macolip giúp ức chế tổng hợp và giải phóng thành phần cytokin giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên da. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này, bạn chỉ được sử dụng trên những vùng mặt và thân, không bôi lên các niêm mạc trên da và vết thương hở. Chỉ dùng mỗi ngày 2 lần. Dùng nhiều có thể gặp phải tác dụng phụ như bỏng da, bội nhiễm,…
- Thuốc sát khuẩn như dung dịch thuốc tím, dung dịch ASA cũng được sử dụng để sát trùng ngoài da cũng như giúp cho vùng da thương tổn mau liền vết thương hơn.
» Một số thắc mắc thường gặp khác: BỊ VIÊM DA DỊ ỨNG KIÊNG ĂN GÌ, KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Tuy nhiên, viêm da dị ứng có thể có nhiều mức độ nặng nhẹ ở từng bệnh nhân, do đó bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa da liễu để có những chỉ định phù hợp nhất giúp bệnh mau khỏi. Bạn cũng nên chú ý vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và giữ da tránh các tác nhân dễ gây kích ứng. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!