Trung tâm da liễu Spa Đông y Việt Nam chữa bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh gặp phải do rối loạn biệt hóa của tế bào thượng bì. Ở nước ta vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến các bệnh viện khám các bệnh về da liễu. Bệnh không gây mấy nguy hiểm tới sức khỏe của bệnh nhân nhưng vì những biểu hiện của bệnh tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, đóng thành vẩy trắng trên da, phủ nhiểu lớp, dễ bong… các biểu hiện đã tác động lớn tới mặt tâm lý của người bệnh bởi làn da của mình gần như bị biến dạng không còn đàn hồi tươi trẻ mà thay vào đó là những vẩy lớp bám trên da. Hầu như những ai mắc phải căn bệnh này đều trở nên tự ti, mặc cảm với mọi người. Bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính nên thường khó chữa mà bệnh còn dễ tái phát, người bệnh nên tới những nơi có uy tín để chữa bệnh tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, tiền vẫn mất mà tật vẫn mang. Sao bạn không tới
Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam điều trị bệnh vẩy nến, nơi đây là địa chỉ tin cậy mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến đã tới và được các bác sĩ tư vấn và
điều trị bệnh vẩy nến một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ về bệnh vẩy nến và các thạc sĩ, bác sĩ trong trung tâm da liễu đông y Việt Nam sẽ giải thích rõ thắc mắc của các một số bạn yêu cầu liên quan tới bệnh vẩy nến
Mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên ở bệnh nhân vẩy nến
Biên tập viên: Chào bác sĩ Mai Ngọc Ánh xin bác sĩ có thể giải thích một số câu hỏi liên quan tới bệnh vẩy nến dưới đây, gần đây rất nhiều bạn đọc đã gửi thư nhờ chương trình giải đáp một số thắc mắc liên quan tới bệnh vẩy nến như sau: Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da phải không? và nguyên nhân nào gây nên bệnh vẩy nến thưa bác sĩ?
Bác sĩ Mai Ngọc Ánh: Với câu hỏi này của các bạn tôi xin trả lời như sau: Bệnh vẩy nến được xem là một căn bệnh mãn tính ở da, đặc điểm gây bệnh là vùng da bên ngoài cơ thể, tất nhiên bệnh có thể ảnh hưởng tới các mô mềm thập chí là hệ xương khớp nhưng bệnh vẫn được xếp là một căn bệnh ngoài da.
Còn nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thì do rất nhiều nguyên nhân gây ra, hiện trên thế giới có nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta vẫn chưa đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh , nhưng người ta đã chứng minh được một số yếu tố có thể kết hợp với nhau chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh mãn tính này như sau:
-Do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể:
Một số tế bào trong hệ miễn dịch của cơ thể thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì chúng lại tấn công vào các tế bào biểu bì của da, làm các tế bào này nhanh chóng chế đi, cơ chế này lặp đi lặp lại sẽ làm các lớp tế bào xếp thành từng lớp trên da.- Căng thẳng, tâm lý không ổn định
Việc lo âu căng thẳng về một vấn đề nào đó có thể là áp lực công việc, sinh hoạt trong cuộc sống… cũng là tác nhân khởi phát bệnh
– Do di truyền
Theo các thống kê người ta phát hiện cơ tới 40- 45% các trường hợp ở thế hệ đi trước mắc nhiễm bệnh vẩy nến thì có khả năng mắc bệnh vẩy nến nhiều hơn người so với người bình thường.
– Sử dụng thuốc tây không hợp lý
Rất nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh theo cảm tính, dùng thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vẩy nến.
– Môi trường ô nhiễm:
Môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vẩy nến
– Chấn thương thượng bì:
Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vẩy nến.
– Một số nguyên nhân khác
Bệnh vẩy nến có thể do một số yếu tố khác kết hợp gây nên như ánh sáng mặt trời, dùng thuốc chứa corticoid sẽ gây lão hóa da dẫn tới các bệnh vẩy nến
Biên tập viên: Xin bác sĩ cho biết thêm về triệu chứng có thể nhận biết bệnh một cách sớm nhất không?
Bác sĩ Mai Ngọc Ánh: Bệnh vẩy nến thường có đặc trưng là mọc thành các vẩy dưới da, nếu như đối với các căn bệnh khác thì khó phân biệt giữa các bệnh với nhau còn vẩy nến thì có đặc trưng như: vùng da mắc bệnh sẽ đóng thành các lớp vẩy trắng khi mới mắc bệnh, các lớp này ngày càng dầy thêm có màu hồng nhạt giống như nến, và cảm giác ngứa ngái ở vùng da này nhiều khi bệnh nhân không thể kiềm chế và gãi, sẽ tróc các lớp da đó, nhiều khi đây chính là nguyên nhân gây lan ra khắp cơ thể. Còn nếu bệnh nhân mới nghi ngờ hoặc không rõ mình có mắc bệnh vẩy nến hay không thì nên tới
Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam để được khám và cho kết quả chính xác nhất từ đó có biện pháp điều trị nhanh chóng đúng bệnh.
Biên tập viên: Nhiều bạn thắc mắc không biết bệnh vẩy nến có thể chữa khỏi một cách dứt điểm không thưa bác sĩ? Và hiện nay các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến thường dùng là gì?
Bác sĩ Mai Ngọc Ánh: Bệnh vẩy nến gần như là một căn bệnh mãn tính khó chữa, những trường hợp chữa khỏi một cách dứt điểm rất ít, nên thường khi mắc bệnh vẩy nến bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh một cách hòa bình để bệnh không có tiến triển xấu hơn.
Còn hiện nay việc điều trị bệnh vẩy nến có nhiều phương pháp trị liệu khác nhau các Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Các phương thức đó là:
Dùng thuốc thoa ngoài da:
Đối với tình trạng bệnh nhẹ mới bắt đầu xuất hiện bệnh vẩy nến thì chúng ta nên sử dụng các biện pháp như thoa thuốc ngoài da như một số thuốc sau:
– Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.
– Nhựa than đá được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.
– Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.
– Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.
Sử dụng quang trị liệu với ánh sáng mặt trời
Dùng các tia tử ngoại B quang hóa trị liệu PUVA, laser xung nhuộm màu tía nhằm tác động trực tiếp vào các vùng da bị vẩy nến, giúp ngăn chặn chúng sản sinh ra các tế bào chết một cách đáng kể, thế nhưng phương pháp này tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của bệnh nhân.
Sử dụng các loại thuốc chế biến từ dược phẩm
Hiện có nhiều loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến ở giai đoạn nặng hoặc trong trường hợp tái phát thường xuyên không ngừng, đó là các thuốc như:
– Rheumatre: Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.
– Retinoid uống, Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.
– Dược phẩm sinh học Alefacept, etanercept infliximab.
– Neoral : Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.
Việc điều trị bệnh vẩy nến rất cần bệnh nhân phối hợp với các bác sĩ không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị ngoài ra bệnh nhân nên giữ một tâm lý ổn định thì bệnh mới có thể có tiến triển tốt một cách sớm nhất được.
Biên tập viên: Thay mặt chương trình xin cảm ơn bác sĩ Mai Ngọc Ánh đã tới chương trình giải đáp các thắc mắc của một số độc giả, xin chân thành cảm ơn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!