Mè đen trị vẩy nến là một “bí quyết” được lưu truyền từ nhiều năm trong dân gian, bởi sự tiện lợi, độ hiệu quả cao và tính an toàn của nó. Thế nhưng bạn đã biết cách biến hạt mè bé nhỏ ấy thành bài thuốc chữa bệnh chưa?
Vẩy nến là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Theo thống kê của một trường đại học ở Anh, có 15-25% dân số thế giới thừa nhận đã từng bị vẩy nến. Cũng từ sự đại chúng đó mà các cách thức chữa bệnh này được tìm tòi và phát triển. Trong đó, mè đen là một nguyên liệu vừa rẻ tiền vừa dễ tìm, hiệu quả lại cao nên được nhiều người tin dùng.
Vốn nổi tiếng là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Hàn Quốc, những hạt mè đen óng ánh luôn nhận được sự ưu ái. Trong hạt mè đen có chứa rất nhiều Vitamin, Acid amin, dưỡng chất có lợi cho cơ thể và hơn hết là có khả năng điều trị vẩy nến hiệu quả. Cùng theo dõi mè đen trị vẩy nến như thế nào, bạn nhé!
I. Công dụng chữa vẩy nến của mè đen
Hạt mè (vừng) đen là một trong những loại hạt có chứa vô số chất có lợi cho sức khỏe con người. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Kalosvia (Nga), cứ mỗi 100g mè đen sẽ chứa 660 Calo nhiệt lượng, 7.3 Glucid, 564mg Canxi, 50mg Sắt, 368g Phốt pho, 21.9g Protein, 5.14mg Vitamin E, 61.7g Lipit, 0.85mg Vitamin B1, 0.18mg Vitamin B2, 7.3mg Niacin cùng các loại Acid folic, Saccharose, Pentose.
Như vậy, ta có thể thấy mè đen là loại hạt giàu vitamin E nhất trong các loại hạt được chứng minh có chứa vitamin E. Loại Vitamin này có mối liên hệ mật thiết với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Trong quá trình nghiên cứu căn bệnh về da này, các bác sỹ đã phát hiện ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến vẩy nến xuất hiện là do da bị thiếu một lượng lớn Vitamin E, dẫn đến tình trạng khô ráo và bong tróc. Vì vậy, người bệnh vẩy nến cần được bổ sung nhiều Vitamin E bằng nhiều cách khác nhau.
Hơn nữa, trong hạt mè đen cũng có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, giúp tăng cường sự tuần hoàn của máu, ngăn ngừa sự phá hủy của các tế bào gốc tự do. Từ đó thúc đẩy sự tổng hợp của các sợi Collagen dưới da, khiến da người bị vẩy nến được hồi phục nhanh chóng. Chính vì vậy mà rất nhiều người xem những hạt mè đen là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh vẩy nến.
II. Cách chữa vẩy nến bằng mè đen đơn giản
Mè đen vốn là một loại hạt rất lành tính, có thể chế biến bằng nhiều cách và hầu như không có phản ứng hóa học với các chất khác. Vì vậy mà việc dùng mè đen trị vẩy nến cũng rất đa dạng và linh hoạt. Bạn có thể điều trị từ bên trong qua đường ăn uống hoặc từ bên ngoài qua đắp trực tiếp lên da. Cụ thể cách làm như sau:
#Mè đen trị vẩy nến từ bên trong
Thật tuyệt vời khi chúng ta chế biến mè đen thành món ăn, bởi hương vị của nó chúng tôi nghĩ ai cũng sẽ thích. Tuy nhiên, cần phải chế biến đúng cách thì các dưỡng chất và đặc biệt là lượng Vitamin E trong mè đen mới được giữ lại nhiều nhất. Các món ăn thức uống từ mè đen thì nhiều vô số, chẳng hạn như: sữa mè đen, muối mè, canh mè đen trứng gà, chè mè đen, cháo mè đen v.v…Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nấu món cháo mè đen vừa thơm ngon, vừa có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 2 muỗng cà phê hạt mè đen
- 2 muỗng cà phê bột gạo (loại đóng gói sẵn)
- Muối, đường, dầu ăn, tiêu.
Các bước thực hiện
- Rửa hạt mè đen với nước sạch, vớt bỏ những hẹt lép bị nổi lên trên mặt nước. Sau khi rửa qua 2 lượt nước thì để mè đen ráo nước tự nhiên.
- Đặt chảo lên bếp, bật lửa. Cho mè đen (đã ráo nước) vào rang lên cho thơm. Khi rang mè, chú ý rang ở lửa vừa, lưu ý không làm cháy mè.
- Để nguội mè đen một lúc.
- Cho mè đen cùng 200ml nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Khi mè đã được xay nhuyễn thì cho vào nồi, cho tiếp bột gạo vào cùng với lượng nước vừa phải. Nấu sôi. Khi nước đã sôi thì vặn lửa nhỏ lại, đun cháo. Khuấy đều tay để cháo không bị cháy, khi cháo sắp sệt lại thì cho vào một chút muối, đường, dầu ăn, tiêu. Khuấy vài vòng thì tắt bếp.
Thường xuyên ăn cháo mè đen sẽ có tác động rất rõ ràng trong việc điều trị vẩy nến. Vì vậy, người bệnh nên ăn mỗi tuần 3-4 lần. Nếu ngán, bạn có thể đổi sang uống nước mè đen hoặc sữa mè đen, hoặc các món chè như chè mè đen, trôi nước mè đen đều được.
#Mè đen trị vẩy nến từ bên ngoài
Nếu như việc nạp mè đen qua đường ăn uống lâu ngày khiến bạn cảm thấy ngán tất cả. Không hề chi, loại hạt bé nhỏ này còn có thể chiết xuất thành tinh dầu để thoa trực tiếp trên vùng da bị vẩy nến. Bạn có thể tự làm tinh dầu mè đen tại nhà hoặc mua ở các cửa hàng làm đẹp dễ dàng. Cách điều trị tại chỗ này, theo nhiều người là đạt hiệu quả cao hơn vì mè đen ăn quá nhiều thực sự cũng sẽ phát sinh những vấn đề không tốt cho cơ thể. Cách làm tinh dầu mè đen sẽ được hướng dẫn ngay sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt mè (chọn loại hạt to càng tốt)
- Vải lọc, máy xay, nồi hấp, chai thủy tinh.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn cũng như các hạt mè bị lép, mốc (nếu có) và để ráo nước tự nhiên.
- Dàn mè đen ra trên mặt phẳng sạch, phơi khô dưới nắng. Mè đen cần được phơi với 2 đến 3 nắng.
- Cho mè đen vào máy xay, xay nhuyễn thành bột.
- Hấp cách thủy bột mè đen. Sau đó, cho tất cả ra túi vải lọc bỏ xác.
- Ép các túi vải lọc thật chặt hoặc có thể dùng máy ép chuyên dụng để ép được nhiều tinh dầu.
- Dầu chảy ra chính là tinh dầu mè, bạn hứng được càng nhiều càng tốt và cho vào chai thủy tinh.
Mỗi ngày lấy khoảng 3-4 giọt tinh dầu mè đen, thoa đều lên vùng da bị vẩy nến và kết hợp massage nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ giúp các dưỡng chất trong mè đen thấm sâu hơn và nhanh hơn. Thời điểm tốt nhất để điều trị bằng tinh dầu mè đen là vào buổi tối (tốt nhất là trước khi đi ngủ), đây là thời điểm làn da được nghỉ ngơi và hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất. Chỉ cần kiên trì bôi trên da khoảng 2 tuần, các triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tóm lại, mè đen là một loại hạt rất tốt, có công dụng chữa bệnh và mùi vị cũng rất dễ chịu. Hạt mè đen trị vẩy nến lưu truyền trong dân gian và được nhiều người tin dùng là vì độ hiệu quả khá cao mà tính rủi ro lại thấp. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn cho mình, người bệnh nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa da liễu để được tư vấn trước khi quyết định áp dụng phương pháp thiên nhiên này.
Tổng hợp và biên soạn: Thư An.
Bạn cũng không nên bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!