Đây là những loại thuốc đặc trị bệnh vẩy cá hiện nay đang được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho bệnh nhân vẩy cá. Bệnh nhân bị mắc bệnh cần kiên trì điều trị lâu dài bằng các loại thuốc đặc trị này.
Những loại thuốc đặc trị bệnh vẩy cá hiện nay
Vitamin uống bổ sung
Các loại viên uống vitamin A, C, D, E để chống tình trạng da khô, tróc vẩy., Các viên uống được các bác sĩ khuyên dùng kết hợp với các loại thuốc bôi để đam lại hiệu quả cao. Viên uống không dùng thường xuyên mà dùng theo đợt.
Kem và thốc bôi ngoài da
- Alpha hay beta-hydroxy acids, acid lactic.
- Kem bôi chứa urea
- Thuốc propylene glycol ở nồng độ cao.
- Các loại kem chứa cortisone bán tự do được bôi ở các vùng da bị tổn thương.
- Thuốc mỡ bôi ngoài da có chứa kháng sinh để dùng cho các trường hợp da bị nứt, bôi thuốc mỡ giúp tránh nhiễm trùng.
Thuốc uống cho bệnh vẩy cá nặng
Isotretinoin là một loại thuốc mạnh. Thuốc chỉ được dùng khi được sự đồng ý của các bác sĩ. Thuốc dùng cho bệnh vẩy cá nặng và có nhiều tác dụng phụ nên không được dùng rộng rãi.
Những lưu ý khi mắc bệnh vẩy cá
Bệnh nhân khi không may mắc bệnh, cần quan tâm điều trị bằng các loại thuốc đặc trị bệnh vẩy cá. Bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm những loại thảo dược giúp trị bệnh vẩy cá hiệu quả để hỗ trợ trị bệnh. Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý đến các vấn đề sau đây để mau khỏi bệnh:
– Mỗi ngày đều tắm nước ấm 1-2 lần, mỗi lần từ 5-10 phút. Pha nước vừa đủ ấm và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có mùi nhẹ. Khi tắm không chà xát hay gãi, gỡ mạnh lên da vẩy cá.
– Dưỡng ẩm cho da sau khi tắm. Bệnh nhân vẩy cá có cấu trúc da khô hơn người bình thường, nên tăng cường độ ẩm cho da bằng cách bôi các sản phẩm dưỡng ẩm. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như dầu oliu, nha đam, mật ong,… Không lạm dụng kem dưỡng ẩm, chỉ bôi 1 lượng vừa đủ và bôi 2-3 ngày/ 1 tuần.
– Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát. Ăn mặc các loại quần áo thích hợp theo mùa. Vào mùa đông bệnh vẩy cá hay tái phát nhất nên cần đặc biệt chú ý mặc đủ ấm khi đi ra ngoài.
– Tránh các tác nhân làm ảnh hưởng đến bệnh và các tác nhân gây bệnh ngoài da như ánh sáng mặt trời gay gắt, phấn hoa, lông chó mèo, quần áo ẩm ướt chật chội,…
– Ăn uống khoa học, hợp lý. Bệnh nhân vẩy cá nên ăn nhiều các món ăn chứa beta-caroten: bơ, xoài, cà rốt, kiwi,… Kiêng tuyệt đối rượu bia và các chất kích thích.
– Luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tập các bài tập vừa sức với bản thân.
– Luôn giữ tâm trạng thoải mái. Bệnh vẩy cá là một căn bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc, bệnh nhân có thể sinh hoạt và chung sống bình thường với mọi người. Đừng cố tách biệt mình ra khỏi cộng đồng, hãy để gia đình, bạn bè và người thân làm chỗ dựa tinh thần cho bệnh nhân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!