Chào bác sĩ chuyên mục! Em là Hà, năm nay 34 và con em 5 tuổi. Bác sĩ ơi con em cách đây 2 hôm nổi lên các nốt thủy đậu, em rất lo lắng, đành cho bé nghỉ học và ở nhà chăm sóc. Em không biết là bé nhà em mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì hết bệnh? Sau này có để lại sẹo trên da không ạ? Mong bác sĩ sớm tư vấn cho em! (lethithanhha**@yahoo.com- bài đăng 11/1/2017)
Bác sĩ hồi âm (11/1/2017)
Chào bạn! Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết.
Mắc bệnh thủy đậu bao lâu thì hết bệnh?
Thủy đậu là bệnh do virut Varicella zoster gây ra, bệnh hay phát ở trẻ em. Thông thường chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường bệnh thủy đậu khoảng 7-12 ngày. Tuy nhiên, thời gian ủ và phát bệnh thật ra lâu hơn nhiều. Bệnh thủy đậu được chia ra làm 4 giai đoạn:
Ủ bệnh: Kéo dài khoảng 10-14 ngày, tùy theo người có hệ miễn dịch mạnh hay yếu (Người có miễn dịch yếu là phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang bị bệnh nặng, trẻ em còn quá nhỏ tuổi).
Khởi phát: Thường kéo dài 3-7 ngày, người bệnh nổi các mẩn ngứa màu đỏ trên toàn thân, có khi kèm theo sốt nhẹ, chóng mặt, đau cơ, nhức đầu.
Toàn phát: Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-7 ngày, người bệnh nổi mụn nước toàn thân, bên trong mụn nước có dịch đặc như mủ.
Hồi phục: Kéo dài 3-7 ngày, nếu người bệnh kiêng cử tốt và dùng đúng thuốc sẽ khỏi bệnh, mụn nước hồi phục, bong vẩy, không để lại sẹo.
Tính từ giai đoạn khởi phát nhìn thấy trên da đến khi khỏi bệnh thì thủy đậu mất khoảng 10-20 ngày. Có thể rút ngắn thời gian bệnh bằng các biện pháp chăm sóc tốt.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu mau khỏi bệnh
Con bạn mới 5 tuổi, đề kháng còn yếu nên phải cẩn thận hơn khi chăm sóc trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện thủy đậu kèm sốt cao, nôn ói, da tím tái, mạch đập nhanh, nốt thủy đậu bội nhiễm viêm loét,…thì phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Tình trạng bệnh thông thường có thể điều trị cho trẻ tại nhà, áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Các mụn nước thủy đậu khi khởi phát trên da rất ngứa ngáy và khó chịu. Khuyên trẻ tuyệt đối không nên gãi để tránh sau này bị sẹo trên da. Cắt móng tay cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ để hạn chế trẻ gãi làm nốt thủy đậu vỡ.
+ Từ khi trẻ phát bệnh cho tới khi mụn nước bong vẩy, cần cho trẻ cách ly ở phòng riêng thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác. Khi trẻ đã dần khỏi bệnh có thể đến trường đi học nhưng nên mang khẩu trang y tế và mặc quần áo dài tay cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
+ Hằng ngày cần tắm rửa cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng cho da em bé nhạy cảm hoặc chỉ tắm bằng nước ấm. Quan niệm thủy đậu kiêng tắm là sai lầm. Sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trên da làm bệnh nặng thêm. Tắm xong lau khô người cho trẻ và mặc quần áo sạch thoáng, rộng rãi. Trẻ bị thủy đậu phải kiêng gió và nước lạnh.
+ Người chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với trẻ. Nên chăm sóc cả thể chất bằng các món ăn dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần bằng cách tâm sự, nói chuyện với trẻ.
+ Nếu da trẻ ngứa ngáy nhiều thì có thể dùng dung dịch xanh Methylen 1% bôi lên da mỗi ngày 2 lần. Thuốc tây là con dao hai lưỡi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ, không được lạm dụng thuốc.
+ Kiêng cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, thịt gà, rau muống, thức ăn cay, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,….
Chúc bé mau khỏi bệnh!
➢ Mời bạn xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!