Bạn đã biết bệnh thủy đậu là gì chưa? Bệnh thủy đậu nếu không biết cách phòng và chữa đúng cách sẽ rất dễ tạo thành sẹo khi khỏi bệnh. Mỗi người chúng ta nên nắm rõ một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Bệnh thủy đậu là gì?
Virut Varicella Zoster gây ra căn bệnh thủy đậu có thể ở bất kỳ người nào và ở mọi độ tuổi, tuy nhiên trẻ em dễ mắc căn bệnh này nhất. Thủy đậu thường kéo dài trong 10 ngày, mụn nước sẽ vỡ và tự khô. Cũng có những trường hợp bệnh nặng hơn tạo thành sẹo sau khi khỏi bệnh hoặc bội nhiễm làm lở loét cơ thể.
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
+ Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau nhói ở da, đổ mồ hôi nhiều.
+ Các nốt ban bắt đầu xuất hiện, các chấm nhỏ nhanh chóng chuyển thành các mụn nước lớn hơn rồi lây ra khắp cơ thể trong vài giờ.
+ Các mụn nước thủy đậu ngứa ngáy, nếu bị vỡ sẽ lây ra các vùng da khác, không được điều trị sau này dễ tạo thành sẹo.
+ Mụn nước có thể không mọc 1 lần mà rải rác trong vài ngày, sau đó sẽ khô và đóng vẩy, rơi ra. Thông thường bệnh không có gì nguy hại, trừ khi các nốt mụn thủy đậu quá to hay bị bội nhiễm.
+ Mụn nước thủy đậu có thể lan ra khắp cơ thể, từ tay chân đến bộ phận sinh dục, mặt mũi, lưng,…..Người bệnh thường kèm theo mệt mỏi và sốt.
CÁCH TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU:
Một số lưu ý khi không may mắc bệnh thủy đậu
+ Không được gãi hay gỡ các nốt thủy đậu, sẽ khiến chúng lây lan rất nhanh.
+ Cần vệ sinh thân thể mỗi ngày bằng nước ấm. Quan niêm bị thủy đậu không được tắm là phản khoa học, cần lọai trừ ngay. Người bệnh thủy đậu vẫn nên tắm rửa mỗi ngày, nhưng cần tránh chà xát mạnh lên cơ thể.
+ Giặt giũ, phơi khô ráo tất cả quần áo, chăn nệm của người bị thủy đậu. Không được giặt chung đồ của người bệnh với người không mắc bệnh thủy đậu.
+ Cần cách ly người bị thủy đậu, cho ở trong phòng riêng thoáng khí, sạch sẽ.
+ Người bị thủy đậu cần kiêng ra ngoài trong 2-3 ngày đầu mắc bệnh để tránh thủy đậu gặp môi trường ô nhiễm sẽ tiến triển xấu. Vào các ngày tiếp theo có thể ra ngoài nhưng nên che chắn cơ thể cẩn thận,
+ Người bị thủy đậu cần uống thuốc và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời ăn uống bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá biển,… Bị thủy đậu cần tránh các chất kích thích và thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, xúc xích, lạp xưởng, trứng, thức ăn đóng hộp, thịt nguội,….
Làm thế nào để phòng bệnh thủy đậu?
Tiêm vacxin hầu như có hiệu quả phòng bệnh 90%, vì thế các bác sĩ khuyến cáo cần tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em trên 18 tháng tuổi. Các trẻ em lớn hơn mà chưa được tiêm phòng bệnh thì nên được gia đình đưa đi tiêm ngay.
Với 10% còn lại nếu có bị bệnh thì bệnh cũng rất nhẹ, dễ kiểm soát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!