Để dị ứng thời tiết không còn là nỗi lo khi chuyển mùa thì các bạn nên xem bài viết sau đây. Có rất nhiều người cơ địa yếu và mẫn cảm thì khi thời tiết thay đổi đột ngột hay bị dị ứng, nổi mề đay, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm cúm,…Dị ứng thời tiết đã trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều người. Vậy thì tại sao bạn không học cách phòng tránh căn bệnh này ngay hôm nay?
Những dấu hiệu thường thấy của bệnh dị ứng thời tiết
+ Ngứa, phát ban toàn thân, ngứa nhiều khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại (không khí lạnh, không khí nóng, khói bụi, hóa chất, phấn hoa,..)
+ Nổi mề đay cáp tính làm ngứa và sưng phù nề trên mặt, tay chân, lưng,… thậm chí là nổi mề đay toàn thân hoặc sốc phản vệ, suy hô hấp, tụt huyết áp.
+ Khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
+ Cảm cúm kéo dài cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh dị ứng thời tiết.
+ Ngứa đỏ mắt, chảy nước mắt, đau mũi, đau tai, viêm đau họng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Để dị ứng thời tiết không còn là nỗi lo khi chuyển mùa
Để dị ứng thời tiết không còn là nỗi lo khi chuyển mùa, các bạn cần biết tự chăm sóc bản thân nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể. Muốn tăng đề kháng, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
+ Tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng:
Nếu cơ thể đã từng có tiền sử dị ứng phấn hoa, hóa chất, thuốc trừ sâu, vải len dạ, thức ăn tanh,… thì không nên tiếp xúc để tránh bị dị ứng nổi mề đay. Có những người còn dị ứng với lông động vật thì tốt nhất là không nuôi vật cưng trong nhà.
+ Chỉnh nhiệt độ thích hợp:
Nếu làm việc trong phòng máy lạnh thì không nên quá lạm dụng, tốt nhất là chỉnh nhiệt độ chênh lệch với bên ngoài từ 1-4 độ. Khi có các biểu hiện dị ứng nhẹ thì nên uống thuốc ngay để bệnh mau khỏi. Dị ứng nghiêm trọng thì cần sự can thiệp của bác sĩ.
+ Ăn uống các thực phẩm giàu dinh dưỡng:
Muốn cơ thể phát triển khỏe mạnh và phòng bệnh tật, chúng ta nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega (cá, đậu nành, súp lơ,…). Uống bổ sung vitamin B1, B6, B12 để cơ thể khỏe mạnh.
Hạn chế dùng chất kích thích, hạn chế ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt.
+ Sinh hoạt điều độ:
Mỗi ngày cần dành ra 7-8 tiếng để ngủ (người trưởng thành) giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn vào ngày hôm sau. Cân bằng thời gian trong ngày để làm việc, vui chơi, thư giãn,… Tránh các áp lực tâm lý làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Tăng cường thể dục thể thao:
Chọn các môn thể thao phù hợp sở thích, sức khỏe và kinh tế để tập luyện mỗi ngày. Có thể chọn các môn đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,….
+ Giữ vệ sinh thân thể:
Mỗi ngày cần tắm rửa 1 lần để loại bỏ vi khuẩn gâ hại trên da. Súc miệng và rửa mũi, tai, mắt bằng nước muối sinh lý cho sạch khuẩn. Đi ra ngoài nên mang khẩu trang và ăn mặc đủ ấm nếu thời tiết chuyển lạnh.
Thực hiện tốt các yêu cầu này thì chuyển mùa không còn là nỗi lo nữa!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!